10. Cấu trúc luận văn
1.5.1.2. Chức năng tạo dựng hình ảnh
Ẩn dụ tu từ có tác dụng tạo ra những hình ảnh nghệ thuật, gợi lên những cảm giác lạ lùng, thú vị.
Hồ Xuân Hƣơng đã sử dụng chiếc bánh trôi nƣớc làm hình ảnh ẩn dụ cho ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài thơ “Bánh trôi nƣớc” nhƣ sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Hình ảnh chiếc bánh trôi tƣơng đồng với hình ảnh ngƣời phụ nữ ở các phƣơng diện: hình thức, cuộc sống, số phận và phẩm chất nên trong bài thơ ngoài ý nghĩa bề mặt (cái bánh trôi nƣớc) ngƣời đọc, ngƣời nghe dễ dàng phát hiện đƣợc tầng ý nghĩa ẩn dấu sau hình ảnh cái bánh trôi, đó là vẻ đẹp và thân phận ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình dáng chiếc bảnh trôi mang
dáng vẻ của ngƣời phụ nữ “vừa trắng lại vừa tròn”. Cuộc sống của ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những trắc trở, chuân chuyên “Bảy nổi ba chìm với nước non”. Số phận của ngƣời phụ nữ do ngƣời khác quyết định và họ bị lệ thuộc vào ngƣời chồng nhƣ trạng thái tồn tại của chiếc bánh trôi “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Mặc dù số phận tuỳ thuộc vào may rủi, ngƣời phụ nữ vẫn giữ “tấm lòng son”, giữ phẩm chất son sắt thuỷ chung, kiên định trƣớc cuộc đời.
Hay với một vấn đề chính trị xã hội đã đƣợc Chế Lan Viên diễn đạt bằng một hình ảnh cụ thể, oai hùng, hiên ngang, đẹp và sáng rực rỡ nhƣ sau:
Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt Người cay đắng đã gieo mầm hạnh phúc.
Với ba câu thơ mà Chế Lan Viên đã dùng rất nhiều hình ảnh ẩn dụ, các ẩn dụ tƣợng trƣng kết hợp với nhau tạo nên giá trị biểu đạt cao: mặt trời Nga, mùa quả ngọt, mầm hạnh phúc, cây cay đắng, người cay đắng…
Ẩn dụ “mặt trời Nga” đƣợc dùng thay thế cho nƣớc Nga sau cách mạng tháng Mƣời. Nƣớc Nga với một nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã ra đời. Nhà thơ đã dựa trên một nét tƣơng đồng giữa vai trò của mặt trời với cuộc sống của con ngƣời với vai trò lịch sử của nƣớc Nga với các nƣớc thuộc địa. Mặt trời xua tan đêm đen và bóng tối, soi sáng đƣờng đi cho loài ngƣời trên trái đất; nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới cũng xoá bỏ đêm trƣờng của chế độ phong kiến xây dựng một chế độ xã hội mới và đã đạt đƣợc những thành quả nhất định “Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt”… Những ngƣời nô lệ sống cuộc sống khổ đau đƣợc trở thành chủ nhân của đất nƣớc và bƣớc đầu đƣợc hƣởng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc “Người cay đắng đã gieo mầm hạnh phúc”. Các câu thơ trong ví dụ trên tuy nói đến những vấn đề trìu tƣợng nhƣng nhờ các hình ảnh ẩn dụ đã trở nên hết sức cụ thể. Cùng với các ẩn dụ tƣợng trƣng
là cảm giác quen thuộc, phổ biến bởi thế hình ảnh thơ cũng trở nên đẽ hiểu, dễ cảm nhận.
1.5.1.3. Chức năng thẩm mĩ
Ẩn dụ tu từ có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên vẻ đẹp của ngôn ngữ, thể hiện tài năng của ngƣời sử dụng.
Ví dụ:
Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh Tôi muốn viết những dòng thơ lửa cháy.
(Tố Hữu)
Nhà thơ Tố Hữu đã dùng các ẩn dụ “dòng thơ tươi xanh”, “dòng thơ lửa cháy”. “Dòng thơ tươi xanh” là hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Bắc xã hội chủ nghĩa, về cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân. “Dòng thơ lửa cháy” cũng là những hình ảnh đẹp của những dòng thơ viết về miền Nam máu lửa, về cuộc sống và đấu tranh của nhân dân. Nhƣ vậy các ẩn dụ trên làm cho ý thơ hàm súc, lời thơ thêm đẹp.
Nguyễn Tuân lại dùng hình ảnh ẩn dụ để gợi hình dáng và sắc màu cụ thể nhƣ sau:
Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.
Hình ảnh ẩn dụ “quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ” biểu thị mặt trời nhƣng gợi hình dáng và màu sắc cụ thể. “Mâm bạc” là hình ảnh mặt biển sáng lấp lánh và đầy đặn. Hai ẩn dụ đã vẽ lên một bức tranh lộng lẫy và diệu kì của cảnh bình minh trên biển.
Nhƣ vậy, có thể nói, ẩn dụ tu từ sử dụng những hình ảnh đẹp, bóng bảy, đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn […] đã đánh thức trong ta những cảm quan nghệ thuật hằng ấp ủ trong lòng mỗi con ngƣời. [11, tr.23]
1.5.1.4. Chức năng nhận thức
Ẩn dụ tu từ thể hiện sự nhận thức phong phú, sâu rộng, chính xác của ngƣời sử dụng về các sự vật, hiện tƣợng và mối quan hệ giữa chúng đồng thời phát triển tƣ duy cho ngƣời tiếp nhận.
Ví dụ:
Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng hình đất nuớc phôi thai
(Chế Lan Viên)
“Màu hồng, hình đất nước phôi thai” là các hình ảnh ẩn dụ. Màu hồng đƣợc dùng đẻ diễn tả tƣơng lai. “Hình đất nước phôi thai” một ẩn dụ đặc sắc diễn tả sự hình dung trong nắm đất của Tổ quốc đang phập phồng một mầm mống về một đất nƣớc Việt Nam trong tƣơng lai. Đất nƣớc ấy đang phôi thai chứ chƣa phải đã có hình hài. “Nghe” trong câu thơ là ẩn dụ bổ sung, hình phải đƣợc nhận biết bằng thị giác nhƣng tác giả lại chuyển đổi sự cảm nhận sang thính giác. Sự chuyển đổi này rất hợp lôgic bởi khi gặp đƣợc Luận cƣơng của Lê-nin Bác mới tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, con đƣờng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam bởi lúc đó nhân dân ta đang sống lầm than trong cảnh nƣớc mất nhà tan. Thực tế đến năm 1945 sau bao nhiêu chặng đƣờng cách mạng, phải trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ, phải hi sinh biết bao xƣơng máu cách mạng mới thành công, nƣớc nhà mới giành đƣợc độc lập và nƣớc Việt Nam mới có tên trên bản đồ thế giới, đất nƣớc mới thật sự có hình hài.
Nhƣ vậy, ẩn dụ tu từ là cách biểu đạt mới về đối tƣợng dựa trên phƣơng thức chuyển nghĩa của ngôn ngữ làm phong phú thêm sự nhận thức cho ngƣời tiếp nhận. Ẩn dụ mở ra khả năng vô tận cho việc nhìn ra nét gần nhau của các sự vật, hiện tƣợng khác nhau. Ẩn dụ là một cách nghĩ mới về đối tƣợng nó có thể phát hiện ra bản chất ẩn dấu của đối tƣợng.
1.5.2. Chức năng của hoán dụ
Chức năng chủ yếu của hoán dụ tu từ là chức năng nhận thức và biểu cảm- cảm xúc:
1.5.2.1. Chức năng nhận thức
Cũng nhƣ ẩn dụ, hoán dụ thể hiện sự nhận thức phong phú, sâu rộng, chính xác của ngƣời sử dụng về cách gọi tên sự vật, hiện tƣợng và quan hệ gần gũi giữa chúng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt phát triển tƣ duy cho ngƣời tiếp nhận. Hoán dụ làm mới, làm phong phú, làm thay đổi nhận thức thẩm mỹ và có thể điều khiển cả hành vi của con ngƣời.
O du kích nhỏ dương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu
(Tố Hữu)
Bài thơ bốn câu, hai câu đầu chỉ có giá trị miêu tả, ý nghĩa triết lí đƣợc rút ra ở hai câu sau với ba hình ảnh hoán dụ: to gan lâm thời biểu thị tinh thần và sức mạnh chiến đấu của dân tộc Việt Nam. Trong cách hiểu truyền thống “to gan” là chỉ những ngƣời dám làm một công việc nguy hiểm, kể cả những công việc có thể ảnh hƣởng đến tính mạng của mình (“to gan thay đứa nào dám vuốt râu hùm”- Nguyễn Công Hoan). Trong hoàn cảnh lịch sử nƣớc ta những năm kháng chiến chống Mỹ thì ngƣời đọc có thể chấp nhận ý nghĩa lâm thời này của nhà thơ Tố Hữu. Béo bụng là một đặc điểm thƣờng thấy trong hình dáng to lớn của một số ngƣời Mỹ dùng để chỉ đế quốc Mỹ. Mày râu cũng là một đặc điểm dùng để chỉ nam giới.
Từ sự quan sát và nhận thức về những đặc điểm, những mối quan hệ mới mẻ, đa dạng giữa các sự vật hiện tƣợng trong thực tế, hoán dụ đƣa ngƣời đọc đến
một nhận thức mới mẻ: một dân tộc dù nhỏ bé nhƣng có lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm thì có thể chiến thắng cả đế quốc hùng mạnh nhất thế giới. Đây không chỉ là lời khảng định đối với riêng dân tộc Việt Nam mà còn là lời tuyên bố đanh thép với bọn đế quốc thực dân. Một điều lý thú là qua các hoán dụ tác giả muốn khảng định: đâu cứ phải nam nhi mới biết đánh giặc, mới có thể trở thành anh hùng. Bài thơ là bức tranh nhỏ nhƣng ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ làm thay đổi nhận thức của riêng ngƣời Việt Nam mà còn là một thông điệp tới các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nhƣ vậy, rõ ràng ý nghĩa hàm ẩn từ hoán dụ đã tạo nên giá trị to lớn- nó tạo ra lối tƣ duy mới cả về phƣơng diện miêu tả sự vật cụ thể lẫn những triết lí sâu xa.
Hay:
Nửa năm hương lửa đương nồng, Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
“Động lòng bốn phương” là hình ảnh hoán dụ chỉ sự vẫy vùng, tung hoành của đấng trƣợng phu- một khái niệm có tính chất vũ trụ thì không một sức mạnh nào có thể giữ chân lại đƣợc kể cả tình yêu của Thuý Kiều. Thuý Kiều xin đi theo nhƣng Từ Hải dứt khoát từ chối, chỉ hứa một năm sau sẽ trở lại “Chầy chăng là một năm sau vội gì”- một lời hẹn ƣớc ngắn gọn, dứt khoát, chắc nịch. Đúng nhƣ Hoài Thanh nói: Con ngƣời Từ Hải không phải là con ngƣời của một làng, một họ mà là con ngƣời của trời đất của bốn phƣơng, Nguyễn Du dùng rất nhiều từ ngữ chỉ cái không gian rộng lớn khi nói về hành động của Từ Hải: đội trời đạp đất, giang hồ, bốn bể, bể Sở sông Ngô, trời bể ngang tàng v.v…
Hơn nữa đọc Truyện Kiều ai cũng nhận thấy rằng Thuý Kiều và Từ Hải không những là hai nhân vật chính diện trung tâm mà về một phƣơng diện nào đó cũng là hai mặt của một quan niệm về cuộc sống; Thuý Kiều là bản thân cuộc sống và Từ Hải là ƣớc mơ về cuộc sống, bản thân cuộc sống là hiện thực; còn
mơ ƣớc về cuộc sống là lãng mạn. Ý nghĩa của hình tƣợng Từ Hải chính là tính chất lãng mạn ấy, là sự đối lập của nó với toàn bộ cuộc sống của xã hội phong kiến trong truyện. Có thể nói, nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là phi nghĩa, bất công thì Từ Hải là hiện thân của công bằng, chính nghĩa. Nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là lừa đảo, phản trắc, là cậy thế lấy thịt đè ngƣời, thì Từ Hải là hiện thân của chung thuỷ của nhân ái của sự tôn trọng phẩm giá con ngƣời. Nếu cuộc sống trong Truyện Kiều là chật hẹp, gò bó con ngƣời quay bên nào cũng thấy vƣớng mắc, sảy chân khỏi nhà là rơi vào nhà chứa, trốn khỏi nhà chứa là rơi vào cửa quan, vào lâu đài của bọn quý tộc, sang trọng nhƣng giết ngƣời, thì Từ Hải là hiện thân của tung hoành ngang dọc, của con ngƣời tự do không một sức mạnh nào ràng buộc nổi v.v…
Nhƣ vậy nhiệm vụ của hoán dụ là hiện thực hoá mối liên hệ mới mẻ, bất ngờ giữa hai khách thể.
1.5.2.2. Chức năng biểu cảm- cảm xúc
Thơ văn Việt Nam sử dụng rất nhiều phƣơng tiện tu từ, với mỗi thể loại các hình ảnh tu từ này có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào bản chất từng thể loại. Mặc dù vậy, cái đọng lại trong lòng ngƣời đọc không chỉ ở chỗ sự vật, hiện tƣợng, mối quan hệ ấy đƣợc phản ánh ra sao mà quan trọng là tình cảm trạng thái, tâm hồn con ngƣời thể hiện nhƣ thế nào qua cách phản ánh ấy.
Là một nhà lãng mạn, Nguyễn Du biết ca ngợi vẻ đẹp của một phong cảnh, biểu hiện đến tuyệt diệu mối xúc động làm thổn thức trái tim một ngƣời tràn ngập tình yêu, tâm hồn buồn bã, ƣu tƣ, nỗi thất vọng, niềm vui đắc thắng, tóm lại là “tất cả mọi mối cảm xúc trữ tình trong tâm hồn, mọi diễn biến trong mơ tƣởng, mọi sóng gió trong tâm tƣ” (Bôđơle).
Là một nhà hiện thực, Nguyễn Du có thể chỉ dùng vài chữ, vài câu thơ vẽ thành một nhân vật, vạch ra một tính cách; tên quan tham ô, gã lái buôn xảo
quyệt và xấc láo, mụ chủ “lầu xanh”, đều bị vạch mặt không dung thứ, bằng một thứ ngôn ngữ thẳng thừng, bóng bảy, chua chát. Đến nỗi tên riêng của một số nhân vật đã đƣợc chuyển hẳn sang ngôn ngữ thông thƣờng biến thành những tên chung; ngƣời ta gọi một tên xỏ lá là Sở Khanh cũng nhƣ trong tiếng Pháp ngƣời hà tiện thƣờng gọi là lão Hacpagông.
Nhìn thoáng qua, dƣờng nhƣ trong hoán dụ ngƣời viết chỉ đƣa ra sự vật, hiện tƣợng còn ngƣời đọc phải tự nhận xét, đánh giá (nói hoán dụ có tính khách quan hơn ẩn dụ là ở đặc điểm này) nhƣng thực ra không phải nhƣ vậy mà ngay khi chọn lựa hình ảnh hoán dụ tu từ thì các tác giả đã ngầm bộc lộ thái độ của mình trong đó.
Khi viết về nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú của Tây Bắc, Chế Lan Viên đã gọi tất cả chúng là vàng; vừa tiêu biểu, ngắn gọn súc tích vừa tác động nhanh, gây ấn tƣợng đến ngƣời đọc:
Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa
Nay trở về ta lấy lại vàng ta.
Vàng là kim loại quý hiếm có giá trị cao đƣợc chọn làm đại diện cho toàn bộ khoáng sản, tài nguyên ở Tây Bắc (lấy một bộ phận nói toàn thể) thì quả là Chế Lan Viên đã rất ƣu ái với Tây Bắc. Câu thơ không có một từ cảm thán nào nhƣng chính hoán dụ vàng đã biểu lộ tình yêu mến thiết tha của tác giả đối với Tây Bắc. Ông đánh giá rất cao tiềm năng kinh tế của Tây Bắc và bài thơ Tiếng hát con tàu nhờ vậy đã là lời cổ vũ động viên rất lớn cho phong trào lên Tây Bắc những năm sau giải phóng.
Trong trích đoạn Nỗi thƣơng mình Nguyễn Du viết:
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình, mình lại thương mình xót xa.
Kiều trong những khoảnh khắc hiếm hoi để sống thực với mình. Giật mình kết hợp với “mình lại thương mình” thể hiện sự tự ý thức của Thuý Kiều về thân phận đang bị vùi dập của mình đồng thời thể hiện nỗi thƣơng thân xót phận biết mình có quyền sống mà không đƣợc sống. Cái thƣơng mình đó len cả vào nỗi nhớ cha mẹ, nhớ hai em, nhớ Kim Trọng. Nàng vừa nhớ ngƣời thân vừa thƣơng mình, tội nghiệp cho mình.
Trong sáng tạo nghệ thuật hình ảnh hoán dụ đƣợc sử dụng một cách rất linh hoạt. Tố Hữu đã thành công khi sử dụng hoán dụ để diễn tả tình cảm bịn rịn giữa ngƣời ở lại và ngƣời ra đi trong bài thơ Việt Bắc nhƣ sau:
Áo chàm đưa buổi phân li, Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
“Áo chàm”: là hình ảnh hoán dụ chỉ ngƣời dân Việt Bắc đồng thời gợi một màu rất riêng “màu chàm”- màu của chia li nhƣng khó phai, nó giống tình cảm của ngƣời ở lại rất khó phai trong lòng ngƣời ra đi.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy qua hoán dụ ngƣời sử dụng có thể bộc lộ những tình cảm, cản xúc… đối với đối tƣợng đƣợc thể hiện một cách kín đáo, tế nhị và hết sức sâu sắc. Ngƣời đọc phải có tƣ duy tƣởng tƣợng, so sánh và có sự đồng cảm mới nhận ra đƣợc điều đó.
1.6. Phân biệt ẩn dụ tu từ với hoán dụ tu từ
Ẩn dụ và hoán dụ là những hiện tƣợng ngôn ngữ, chúng vừa là kết quả của