Xác định các ẩn dụ hoán dụ trong các trích đoạn sách giáo khoa Ngữ Văn

Một phần của tài liệu Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn (Trang 40)

10. Cấu trúc luận văn

2.2. Xác định các ẩn dụ hoán dụ trong các trích đoạn sách giáo khoa Ngữ Văn

Văn 10 tập 2

Để xác đƣợc các ẩn dụ- hoán dụ chúng ta cần dựa trên các tiêu chí dùng để phân loại ẩn dụ- hoán dụ tu từ. Có nhiều tiêu chí để phân loại ẩn dụ- hoán dụ tu từ thành các kiểu nhỏ. Các nhà nghiên cứu thƣờng căn cứ vào đặc điểm cấu tạo của ẩn dụ- hoán dụ tu từ để phân chia.

Khi khai thác ẩn dụ- hoán dụ trong Truyện Kiều nói chung và những đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 nói riêng chúng tôi dựa trên các đặc điểm

và kết hợp với cách phân loại của ông Đinh Trọng Lạc để xác định ẩn dụ- hoán dụ nhƣ sau: - Về ẩn dụ gồm: + Nhóm ẩn dụ: Ẩn dụ hình tƣợng. Ẩn dụ bổ sung. Ẩn dụ tƣợng trƣng. + Nhóm biến thể ẩn dụ: Nhân hoá. Vật hoá. - Về nhóm hoán dụ gồm: + Hoán dụ. + Cải dung. + Cải danh. + Cải số.

Trong Truyện Kiều các ẩn dụ- hoán dụ trên đều có mặt nhƣng tần số xuất hiện không đồng đều và giá trị hiệu quả biểu đạt ở những mức độ khác nhau.

2.2.1. Ẩn dụ:

2.2.1.1.Nhóm ẩn dụ Ẩn dụ hình tượng:

Ẩn dụ hình tƣợng là ẩn dụ sử dụng hình ảnh để thay thế tên gọi của đối tƣợng. Dựa trên cơ sở mối quan hệ tƣơng đồng giữa đối tƣợng đƣợc thay thế tên gọi với đối tƣợng đƣợc sử dụng làm ẩn dụ, ẩn dụ hình tƣợng đƣợc phân loai thành ba kiểu sau:

- Ẩn dụ tính chất (hoặc phẩm chất), đặc điểm, hành động. - Ẩn dụ cách thức, phƣơng tiện hành động.

Ẩn dụ hình thức:

Ẩn dụ hình thức đƣợc hình thành trên cơ sở nét tƣơng đồng về hình thức giữa các đối tƣợng. Trong Truyện Kiều thì đây là những ẩn dụ có giá trị gợi hình cao.

Hẳn ai cũng biết đến câu thơ miêu tả Thuý Vân:

Khuân trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hình dáng của khuân trăng tròn đầy là hình ảnh ẩn dụ đƣợc dùng để biểu thị khuân mặt tròn trĩnh, đầy đặn, phúc hậu của Thuý Vân; nét ngài là hình ảnh ẩn dụ chỉ nét lông mày dài hơn mức bình thƣờng của nàng. Cả hai hình ảnh ẩn dụ này đều dựa trên nét tƣơng đồng về hình thức giữa vật thay thế và vật đƣợc thay thế.

Ẩn dụ hình thức kết hợp với các thành ngữ sáng tạo trong các câu thơ sau gợi hình ảnh rất cụ thể:

Mặt sao dày gió dạn sương

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặt”, “thân” vừa có nghĩa thực, vừa là những ẩn dụ chỉ nhân phẩm và thân phận. Nhân phẩm ấy, thân xác ấy bây giờ chỉ là thứ để khách làng chơi dày vò mua vui còn mình thì chỉ có đau đớn, tủi nhục.

Ẩn dụ hình thức đƣợc sử dụng trong các đoạn trích Truyện Kiều với số lƣợng không nhiều nhƣng độc đáo, bất ngờ, thú vị và có giá trị tạo hình cao. Ẩn dụ đặc điểm, tính chất, hành động

Ẩn dụ tính chất, hành động đƣợc hình thành trên cơ sở mối quan hệ tƣơng đồng về tính chất, đặc điểm giữa các đối tƣợng. Trong các trích đoạn Truyện Kiều, kiểu ẩn dụ này đƣợc sử dụng rộng rãi với nhiều đối tƣợng khác nhau.

Lấy tính chất, đặc điểm, hành động của một đối tƣợng cụ thể để biểu thị một đối tƣợng cụ thể hoặc một đối tƣợng trìu tƣợng

Lấy tính chất, đặc điểm, hành động của con ngƣời cụ thể biểu thị tính cách đặc điểm cụ thể của con ngƣời:

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.

Câu thơ sử dụng một thành ngữ với hình ảnh ẩn dụ “kẻ cắp bà già”. Kẻ cắp là những kẻ ranh ma, quỷ quyệt, còn bà già là ngƣời từng trải, khôn ngoan, dày dạn kinh nghiệm, hiểu đời và rất cẩn thận, có thể đoán biết đƣợc ý đồ và hành động, việc làm của ngƣời khác. Hình ảnh “kẻ cắp bà già” biểu thị cho những ngƣời ranh ma, tinh quái, xảo quyệt. Trong Truyện Kiều hình ảnh ẩn dụ này đƣợc Thuý Kiều dùng để chỉ mình và Hoạn Thƣ. Kiều cho rằng mình và Hoạn Thƣ là ngƣời ngang sức, ngang tài. Hoạn Thƣ là kẻ lọc lõi, quỷ quái, mƣu sâu, kế hiểm thì Kiều là ngƣời thông minh, sắc sảo, khôn ngoan, từng trải.

Ẩn dụ phẩm chất, hành động có thể đƣợc dùng theo lối chuyển nghĩa lấy tên gọi chung thay cho tên riêng hoặc lấy tên riêng thay cho tên chung. Trong Truyện Kiều ta có gặp lối dùng ẩn dụ này.

Trong đoạn trích Nỗi thƣơng mình có câu:

Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh.

Tống Ngọc là một danh sĩ đời Chiến quốc, học trò của Khuất Nguyên, tác giả bài “ Phú Cao Đƣờng”, tựa bài phú nói Tống Ngọc cùng với Sở Tƣơng Vƣơng đi chơi đầm Vân Mộng, Tống Ngọc kể chuyện tiên vƣơng nƣớc Sở chiêm bao thấy gặp nữ thần núi Vu Sơn [1, tr.517]. Từ Tống Ngọc trong câu thơ dùng để chỉ ngƣời ăn chơi, phong lƣu. Còn Trường Khanh là tên củaTƣ Mã Tƣơng Nhƣ, danh sĩ đời Hán là ngƣời đa tình, ham thú trăng hoa, ngƣời đã từng gảy khúc nhạc Phƣợng cầu kì hoàng (Chim phƣợng tìm chim hoàng) để quyến rũ Trác Văn Quân, một quả phụ xinh đẹp nổi tiếng. Đến chốn lầu xanh của Tú Bà là

những ngƣời đàn ông phong lƣu, những khách đa tình, những kẻ “trăng gió vật vờ”. Trong câu thơ trên, tác giả đã dùng tên gọi riêng của Tống Ngọc, Trường Khanh để làm tên gọi chung cho những khách làng chơi, dựa trên nét tƣơng đồng về đặc điểm phẩm chất giữa họ. Dùng nhƣ vậy, dƣờng nhƣ tác giả muốn giảm bớt nỗi nhục nhã, ê chề của Thuý Kiều trong hoàn cảnh thực của nàng ở lầu xanh của Tú Bà.

Ẩn dụ tu từ lấy đặc điểm của ngƣời biểu thị đặc điểm, tính chất của con ngƣời trong Truyện Kiều nói chung trong các trích đoạn nói riêng không nhiều nhƣng lại gây ấn tƣợng sâu sắc cho ngƣời đọc.

Ẩn dụ có thể bao gồm tất cả các sự vật hiện tƣợng trong thực tế khách quan. Một số ẩn dụ đƣợc hình thành trên cơ sở mối tƣơng đồng giữa các sự vật, hiện tƣợng và phẩm chất, hành động. Những ẩn dụ này đƣợc sử dụng để tạo sức hấp dẫn đặc biệt và có giá trị tu từ cao.

Dùng phẩm chất, đặc điểm, hành động của con vật biểu thị đặc điểm phẩm chất của ngƣời hoặc đối tƣợng khác:

Trong Truyện Kiều ta thấy có những hình ảnh có tính quy phạm: ong bướm, yến anh, hùm, chim lồng, thuý uyên… có những hình ảnh mƣợn từ thành ngữ: cá chậu chim lông, cá nước chim trời, mèo mả gà đồng

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân Biết bao bướm lả ong lơi

Ong, bướm là loài côn trùng chuyên hút nhụy hoa. Liên tƣởng từ mối quan hệ giữa ong, bƣớm và hoa Nguyễn Du đã dùng ẩn dụ ong, bướm để chỉ bọn khách phong tình, những khách làng chơi, những ngƣời đàn ông đi tìm lạc thú chốn lầu xanh. Bướm lả ong lơi nguyên là “bướm ong lả lơi” trong câu thơ đƣợc tác giả tách ra thành hai về đối lập nhau để nhấn mạnh sự suồng sã, đùa cợt của khách làng chơi.

Trong Truyện Kiều tác giả còn dùng những con vật khác nữa để dùng làm ẩn dụ thay thế con ngƣời trong các văn cảnh khác nhau nhƣ: phƣợng loan, con tằm, con ong cái kiến…

Số các con vật đƣợc Nguyễn Du sử dụng làm hình ảnh ẩn dụ trong Truyện Kiều rất phong phú. Trong số trên có những hình ảnh ẩn dụ mƣợn trong điển tích, điển cố; có những ẩn dụ mang tính quy phạm, công thức; những hình ảnh ẩn dụ còn lại là những con vật quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của ngƣời bình dân Việt Nam.

Các ẩn dụ lấy con vật thay thế con ngƣời làm cho câu thơ giàu hình ảnh, tế nhị và giàu khả năng biểu cảm.

Lấy hoa lá cỏ cây thay cho ngƣời hoặc các đối tƣợng khác:

Có thể nói ẩn dụ lấy hoa, lá, cỏ, cây thay thế cho con nguời là một loại ẩn dụ xuật hiện nhiều trong Truyện Kiều. Ẩn dụ này có giá trị gợi hình, gợi cảm rất cao.

Trong loại ẩn dụ này, ẩn dụ hoa xuất hiện nhiều lần thay thế cho ngƣời hoặc các đối tƣợng khác. Nhƣng phần lớn các từ hoa hoặc các từ có kết hợp với

hoa trong Truyện Kiều đƣợc dùng để chỉ ngƣời đẹp. Sự chuyển đổi tên gọi này dựa trên nét tƣơng đồng về đặc điểm, tính chất giữa hoa với ngƣời đẹp. Hoa đào

loài hoa tƣơi đẹp của mùa xuân đƣợc dùng để chỉ ngƣời đẹp; hoa lê loài hoa có màu trắng thanh khiết nở vào mùa xuân đƣợc dùng để chỉ Thuý Kiều: Bóng trăng đã xế hoa lê lại gần. Hoa tàn, hoa rơi, hoa trôi… chỉ thân phận lƣu lạc của Thuý Kiều: Đã đành nƣớc chảy hoa trôi lỡ làng. Hoa xuân đương nhuỵ đƣợc dùng để chỉ ngƣời con gái tuổi còn non trẻ, hoa xưa ong cũ dùng để chỉ tình nhân cũ đối với nhau …

Trong tác phẩm, hoa còn đƣợc dùng để chỉ nhiều sự vật hiện tƣợng khác. Chẳng hạn hoa chỉ sự vật có dáng hình giống cái hoa: hoa đèn; hay hoa đƣợc

thay thế cho những gì có vẻ đẹp nhƣ hoa:

Nàng rằng: khoảng vắng đêm trường, Vì hoa nên phải trổ đường tìm hoa.

Trong cuộc sống những gì tƣơi đẹp thƣờng đƣợc ví với hoa. Hình ảnh ẩn dụ hoa trong câu thơ đã đƣợc dùng để chỉ Kim Trọng bởi Kim Trọng là ngƣời tình nhân hào hoa phong nhã. Ẩn dụ này vừa gọi đƣợc tên đối tƣợng vừa làm nổi bật đặc điểm của đối tƣợng.

Sen là cây sen, hoa sen và Nguyễn Du đã dùng hình ảnh sen để chỉ bƣớc chân nhẹ nhàng của ngƣời đẹp trong câu thơ:

Tiếng sen sẽ động giấc hoè.

Liễu (bồ liễu, liễu bồ) cũng là hình ảnh ẩn dụ đƣợc Nguyễn Du sử dụng nhiều trong các văn cảnh khác nhau.

Liễu là cây liễu, một loại cây cành mềm rủ xuống, lá xanh tƣơi. Thƣờng đƣợc dùng để chỉ ngƣời phụ nữ yếu đuối. Trong đoạn trích Trao duyên ẩn dụ liễu bồ đƣợc dùng để chỉ Thuý Kiều:

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai

Lấy một đối tƣợng cụ thể khác ngoài con vật, hoa lá, cỏ cây thay thế cho một đối tƣợng cụ thể hoặc đối tƣợng trìu tƣợng

Lấy một đối tƣợng cụ thể thay thế cho một đối tƣợng cụ thể

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa

Đàn, hương là những vật mà Kim- Kiều từng có chung kỉ niệm: đốt hƣơng và gảy đàn bên nhau. Phím đàn: đã tạo ra sự hoà quyện của âm thanh giữa đất và trời giữa nam và nữ, là tiếng lòng giãi bày, là tâm tƣ đƣợc nói hộ; mảnh hương nguyền: gắn với sự thề nguyền từ hai con tim đồng điệu. Phím đàn, mảnh hương nguyền là kỷ vật của sự gắn kết, của sự thiêng liêng hoá các mức độ tình cảm gợi cho Kiều nhớ về quá khứ… Đây là ẩn dụ lấy vật cụ thể thay cho ngƣời dựa trên

những nét tƣơng đồng.

Trong Truyện Kiều nói chung, trong các đoạn trích nói riêng còn có các ẩn dụ do Nguyễn Du thêm vào cho lời thơ thêm hay, thêm đẹp, cho hợp cảnh, hợp tình. Chẳng hạn nhƣ các ẩn dụ: lò đào, đài sen, nhà lan, rèm châu, sân mai, tiên hoa…

Đài sen nối sáp lò đào thêm hương

Đài sen: là cái đài hình hoa sen để đặt cây nến; lò đào: là cái lò hƣơng hình hoa đào. Tác giả dùng ẩn dụ đài sen, lò đào để nói việc Kim Trọng đặt thêm nến sáp cho thêm sáng, thắp thêm hƣơng cho thêm thơm.

Bằng những sự vật, hiện tƣợng cụ thể các ẩn dụ tu từ đặc điểm, tính chất đã cụ thể hoá và hình tƣợng hoá các đối tƣợng cụ thể hoặc về tinh thần trìu tƣợng khiến ngƣời đọc ngƣời nghe dễ hình dung liên tƣởng.

- Lấy một đối tƣợng cụ thể để biểu thị một đối tƣợng trìu tƣợng Trong đoạn trích Chí khí anh hùng có câu

Nửa năm hương lửa đương nồng

Hương, lửa là đèn và hƣơng, vì ngƣời xƣa thề nguyền với nhau thì thắp đèn, thắp hƣơng để cáo thần linh. Hương, lửa trong mối quan hệ với nồng đƣợc dùng để chỉ mối tình càng đằm thắm, mặn mà. Trong câu thơ những vật cụ thể đã đƣợc dùng làm ẩn dụ, các ẩn dụ đó biểu thị tình cảm đằm thắm, mặn mà của Thuý Kiều với Từ Hải.

Ẩn dụ lấy đối tƣợng cụ thể và ẩn dụ lấy đối tƣợng cụ thể thay thế cho đối tƣợng trìu tƣợng chiếm số lƣợng lớn khiến cho những đối tƣợng vốn trìu tƣợng trở nên cụ thể sinh động, khiến cho lời thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, ngƣời đọc, nghe dễ tiếp nhận.

Lấy đối tƣợng trìu tƣợng biểu thị đối tƣợng cụ thể hoặc đối tƣợng trìu tƣợng

- Lấy đối tƣợng trìu tƣợng biểu thị đối tƣợng cụ thể

Các ẩn dụ xuân trong Truyện Kiều xuất hiện nhiều đƣợc dùng để chỉ tuổi trẻ hay sắc đẹp:

Ngày xuân em hãy còn dài

- Lấy đối tƣợng trìu tƣợng biểu thị đối tƣợng trìu tƣợng

Đòi phen gió tựa hoa kề

Gió và hoa là hình ảnh cụ thể. Trong câu thơ gió, hoa là sự vật trìu tƣợng dùng để chỉ nam, nữ. Gió và hoa đi kèm hai động từ tựa, kề cụ thể hoá sự lả lơi của khách làng chơi và kỹ nữ ngồi bên nhau.

Hay trong câu thơ sau:

Dập dìu lá gió cành chim

Cụm từ lá gió cành chim có liên hệ với hai câu cổ thi “Chi nghênh nam bắc điểu

Diệp tống vãng lai phong”

(Cành đón chim nam bắc Lá đƣa gió lại qua)

Lá gió cành chim là một ẩn dụ lấy sự vật hiện tƣợng trìu tƣợng thay thế cho sự vật trìu tƣợng nhằm cụ thể hoá cảnh ngƣời kỹ nữ tiếp khách bốn phƣơng.

Trong Truyện Kiều còn có câu

Lòng còn gửi áng mây vàng

Áng mây vàng là đám mây có sắc vàng. Có câu thơ cổ của một tác giả ngƣời đất Thục sang đất Tần: “Thục trung đa hoàng vân” nghĩa là trong đất Thục có nhiều mây vàng, do đó nói nhớ quê nhà, ngƣời ta thƣờng nói nhớ mây vàng. Trong toàn tác phẩm có nhiều đoạn thơ diễn tả nỗi nhớ nhà của Thuý Kiều. Mỗi lần nỗi nhớ ấy đƣợc tác giả diễn tả khác nhau. Trong câu thơ trên, tác giả đã mƣợn một hình ảnh trìu tƣợng trong điển cố để diễn tả một đối tƣợng trìu tƣợng,

đó là nỗi nhớ nhà, nhớ quê của Thuý Kiều.

Những ẩn dụ loại này đƣợc Nguyễn Du sử dụng, khai thác một cách tinh tế, sự khám phá sáng tạo từ sự liên tƣởng sắc sảo về mối tƣơng đồng giữa các đối tƣợng. Đồng thời, ngƣời sử dụng còn làm phong phú thêm sự nhận thức về các đối tƣợng ở các phƣơng diện khác nhau.

Ẩn dụ cách thức phƣơng tiện hành động

Ẩn dụ cách thức đƣợc hình thành trên cơ sở nét tƣơng đồng về cách thức hành động giữa các đối tƣợng.

Liệu mà xa chạy cao bay

Xa chạy cao bay chỉ con thú chạy cho xa để khỏi bị săn, con chim bay cho cao để khỏi bị bắn. Nghĩa ẩn dụ của thành ngữ xa chạy cao bay là trốn để khỏi bị bắt. Thúc Sinh khuyên Thuý Kiều xa chạy cao bay nghĩa là phải thoát nhanh khỏi tay Hoạn Thƣ bởi cả hai đều biết rằng Hoạn Thƣ rào cây lâu cũng có ngày bẻ hoa. Vậy hành động thoát nhanh khỏi tay Hoạn Thƣ tƣơng đồng với hành động xa chạy cao bay.

Hay trong đoạn trích Thề nguyền có câu

Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương

Sử dụng thành ngữ tạc một chữ đồng đến xương để chỉ tấm lòng thuỷ chung của Kiều- Kim.

Ẩn dụ cách thức, phƣơng tiện hành động thể hiện sự sáng tạo của ngƣời sử dụng về mối quan hệ gắn bó về nét tƣơng đồng giữa các sự vật hiện tƣợng và cách thức, phƣơng tiện, hành động.

Ẩn dụ bổ sung

Ẩn dụ bổ sung là sự chuyển đổi cảm giác từ cơ quan cảm giác này sang cơ quan cảm giác khác hoặc cảm xúc nội tâm. Ẩn dụ bổ sung đƣợc sử dụng trong phong cách khẩu ngữ là những cách nói quen thuộc nhƣ: nói ngọt, cƣời nhạt,

nghe mát… Trong ngôn ngữ văn chƣơng ẩn dụ bổ sung đƣợc sử dụng nhằm mang lại hiệu quả tu từ.

Một phần của tài liệu Dạy Truyện Kiều từ góc độ khai thác ẩn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)