- Ở Việt Nam:
TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU LÊN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1. Tác động của BĐKH lên ngành Nông nghiệp Thế giới và Việt Nam
- Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,4oC tới 5,8oC. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: đến 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạn đói chiếm 36- 50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, 5 gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống Kinh tế - Xã hội (KT-XH) trong tương lai.
Hình 8: Biểu diễn khu vực ẩm hơn và khô hơn khi nhiệt độ tăng 10C
- Biến đổi khí hậu và nông nghiệp là quá trình liên quan đến nhau, cả hai đều diễn ra trên quy mô toàn cầu. Nóng lên toàn cầu được dự báo sẽ có tác động đáng kể đến sản xuất nông nghiệp, bao gồm nhiệt độ, lượng khí carbon dioxide, tan băng, lượng mưa và sự tương tác của những yếu tố này lên những điều kiện xác định của sinh quyển để sản xuất đủ lương thực cho dân số con người và vật nuôi. Hậu quả tổng thể của sự thay đổi khí hậu đối với nông nghiệp sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng của những
hiệu ứng này. Đánh giá về tác động của thay đổi khí hậu toàn cầu vào nông nghiệp có thể giúp dự đoán đúng và thích ứng với nông nghiệp để tối đa hóa sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, ngành nông nghiệp đã được chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể đến biến đổi khí hậu, chủ yếu thông qua việc sản xuất và phát thải khí nhà kính như carbon dioxide, methane và nitrous oxide, nhưng cũng bằng cách thay đổi độ che phủ đất của trái đất, có thể thay đổi nó khả năng hấp thụ hoặc phản nhiệt và ánh sáng, bức xạ. Sử dụng đất thay đổi như phá rừng và sa mạc hóa, cùng với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, là nguồn của con lớn của khí carbon dioxide.
Hình 9: biểu diễn sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên trồng trọt thế giới
- Từ kịch bản BĐKH, đến năm 2050, nhiệt độ tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên tăng từ 0,80C đến 1,00C và đến năm 2100, tăng từ 1,70C đến 2,20C. Có thể nhận định, BĐKH sẽ gia tăng mạnh ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên với nhiều loại thiên tai khắc nghiệt hơn, là nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi hệ thống sinh thái trong khu vực. Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
- Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB), nước ta với bờ biển dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ (0,2 - 0,6)m, sẽ có từ (100.000 - 200.000) ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện tích sản xuất nông nghiệp. Nếu nước biển
dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng từ 0,3 đến 0,5 triệu ha tại Đồng bằng sống Hồng (ĐBSH) và những năm lũ lớn khoảng trên 90% diện tích của ĐBSCL bị ngập từ 4-5 tháng, vào mùa khô khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số hơn 4 triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.
- Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực đại và cực tiểu, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng suất và sản lượng, tăng nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực. BĐKH có tác động lớn đến sinh trưởng, năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng, làm tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch của gia súc, gia cầm.
- Nghiên cứu tìm hiểu về sự tác động của biến đổi khí hậu lên ngành sản xuất Nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng- khai thác thủy sản giúp ta có cái nhìn tổng quát về sự tác động của biến đổi khí hậu, cách thức tác động của biến đổi khí hậu lên Nông nghiệp cũng như dự đoán được hậu quả ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, từ đó đưa ra các phương án giảm thiểu tác hại, phương án đối phó với những hậu quả mà ngành Nông nghiệp đang gánh chịu. Tuy nhiên trong cách tiếp cận toàn diện vấn đề, ta thấy rằng bên cạnh những hậu quả mà biến đổi khí hậu gây ra, nó cũng tạo ra một số kết quả tích cực nhất định trong một khu vực, lĩnh vực của ngành Nông nghiệp.
3.2. Tác động của BĐKH lên Trồng trọt3.2.1. Tác động tích cực 3.2.1. Tác động tích cực
- Các nhà khoa học trên thế giới nhận định, do nóng lên toàn cầu, các ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và nước ngọt sẽ dịch chuyển về phía cực, đồng thời cũng dịch chuyển lên cao hơn. Khi ấy các loài thực vật, động vật nhiệt đới có thể phát triển ở các vĩ độ cao hơn hoặc trên những vùng núi và cao nguyên cao hơn trước. Trái lại các loài ưa lạnh bị thu hẹp lại hoặc phải di cư đi nơi khác. Không chỉ môi trường sống, vườn tược cũng thay đổi dần đặc trưng vốn có của nó, như sâu bệnh lạ xuất hiện nhiều hơn những mùa vụ gần đây; hoa nở không theo quy luật chu kỳ nào cả, không đoán định cụ thể được thời điểm nó trổ hoa...
- Biến đổi khí hậu có thể làm tăng số lượng đất canh tác trong khu vực vĩ độ cao bằng cách giảm số lượng đất đông lạnh. Một báo cáo nghiên cứu năm 2005 mà nhiệt độ ở Siberia đã tăng ba độ C trong trung bình kể từ năm 1960 (nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới). Tuy nhiên, các báo cáo về tác động của sự nóng lên toàn cầu vào nông nghiệp Nga cho thấy tác động có thể xảy ra xung đột : trong khi họ mong đợi
một phần mở rộng về phía bắc của vùng đất farmable, họ cũng cảnh báo về thiệt hại năng suất có thể và gia tăng nguy cơ hạn hán.
- Nhiệt độ không khí tăng thúc đẩy chu kì thuỷ văn nhanh hơn, làm tăng tần suất các cơn mưa lớn, làm cho lượng nito tồn tại dưới dạng nitrate trong đất tăng lên, do đó cung cấp các yếu tố dinh dưỡng trong đất cho cây trồng.
- CO2 tăng làm tăng khả năng quang hợp của cây, giảm thoát hơi nước. Nếu nồng độ CO2 tăng gấp đôi, năng suất cây trồng tăng 36%.
- Nhiệt độ liên quan đến chu kì tăng trưởng của cây trồng, sự gia tăng nhiệt độ sẽ tăng tốc độ phát triển của cây. Trong trường hợp của một trồng cây hàng năm, thời gian từ gieo hạt và thu hoạch sẽ rút ngắn (ví dụ, thời gian để thu hoạch ngô có thể rút ngắn từ một đến bốn tuần). Rút ngắn chu kỳ như vậy có thể có ảnh hưởng xấu đến năng suất.
Hình 10: Sự tăng trưởng của bắp ngô theo nhiệt độ
- Tăng lượng mưa có thể đem lại lợi ích cho các vùng bán khô hạn và các vủng thiếu nước thông qua việc tăng độ ẩm trong đất, kết quả là nước có thể dùng được tăng lên và năng suất cây trồng được cải thiện ở các vùng này.
3.2.2. Tác động tiêu cựcBảng 3: Tác động của BĐKH lên Trồng trọt Bảng 3: Tác động của BĐKH lên Trồng trọt Các yếu tố khí hậu Đối tượng bị tác động Tác động, rủi ro 1. Nhiệt độ gia tăng 1. Giống - Cây trồng
Thay đổi loại cây trồng truyền thống tại địa phương, gia tăng vùng cây trồng nhiệt đới 2. Năng suất cây
trồng
Làm giảm năng suất cây trồng do dịch bệnh có điều kiện phát triển, nhu cầu nước cho cây trồng tăng trong khi nguồn nước bị hạn chế do hạn hán.
2. Số ngày nắng thay đổi
1. Mùa vụ Làm thay đổi thời vụ. 3. Lượng mưa
gia tăng & nước biển dâng
1. Đất canh tác Gây ngập lụt làm giảm diện tích canh tác Nguy cơ xói lở, làm bạc màu các vùng đất nông nghiệp.
Tăng diện tích đất canh tác bị nhiễm mặn 2. Giống cây
trồng
Ảnh hưởng đến các loại cây không ưa nước do ngập lụt gia tăng và kéo dài. Tăng nhu cầu chuyển đổi các loại giống cây trồng
3. Năng suất cây trồng
Gây thiết hại và giảm năng suất do mưa lớn thất thường xảy ra vào thời điểm ra hoa - kết quả, hay do ngập úng
Năng suất bị suy giảm do đất và nước bị nhiễm mặn
Làm gia tăng dịch bệnh, sâu hại ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng
4. Các hiện tượng khí hậu cực đoan khác: bão, áp thấp nhiệt đới…
1. Năng suất cây trồng và cơ sở hạ tầng chăn nuôi
Gây thiệt hại nặng nề đối với cây trồng do mùa màng bị tàn phá, cây trồng bị đổ, gẫy…
Tàn phá, làm hư hỏng các cơ sở hạ tầng chăn nuôi như chuồng trại, ao, hồ…