- Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét chục mét mỗi năm Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây
TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÊN MÔI TRƯỜNG
4.1.3. Tác động lên môi trường không khí
- Lĩnh vực nông nghiệp là một yếu tố trong việc phát thải khí nhà kính và sử dụng đất cho là gây ra biến đổi khí hậu. Nông nghiệp đóng góp trực tiếp đến phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động như sản xuất lúa gạo và nuôi gia súc; theo ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu, ba nguyên nhân chính sự gia tăng khí nhà kính quan sát thấy trong 250 năm qua đã được nhiên liệu hóa thạch, sử dụng đất, và nông nghiệp. Sử dụng đất Nông nghiệp đóng góp để tăng khí nhà kính thông qua sử dụng đất trong bốn cách chính:
+ Phát thải CO2 liên quan đến nạn phá rừng. + Phát thải mêtan từ trồng lúa.
+ Phát thải mêtan từ quá trình lên men đường ruột ở gia súc. + Phát thải nitơ oxit từ sử dụng phân bón.
- Ô nhiễm chất hữu cơ gây ra bởi sự tích tụ xác bã hữu cơ vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đất, tạo ra các khí độc như CH4, H2S và dư thừa vi sinh vật yếm khí.
- Khi bón đạm cho cây trồng từ phân khoáng và phân hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí. Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn khí NO2 làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn, thường số lượng khí N2O sản sinh ra từ phân bón là 15%.
- Đốt đồng gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, làm phát thải một lượng lớn khí thải độc hại, góp phần biến đổi khí hậu toàn cầu. Đốt 1 ha có trung bình 7 tấn rơm sẽ phát thải 9,1 tấn khí CO2, 798 kg khí CO, 398 kg các chất hữu cơ độc hại và 12 kg tro bụi. Những chất hữu cơ độc hại bao gồm VOC (volatile organic compounds), polycyclic aromatic hydrocarbons PAH, thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất công nghiệp… Các chất gây hiệu ứng nhà kính nếu qui ra khí CO2 sẽ tương đương 13,9 tấn cho mỗi ha, cả Đồng Tháp có 200.000 ha nếu qui ra khí CO2 lên đến 2,78 triệu tấn (bảng 1). Lượng khói bụi phát thải khi đốt đồng chẳng những gây ô nhiễm ở nông thôn mà cả thành thị ở những nơi dưới gió. Nó làm che chắn tầm nhìn, tăng tai nạn giao thông và đặc biệt các bệnh về hô hấp tăng lên. Tại Ấn Độ, chi phí điều trị các bệnh về hô hấp có liên quan đến đốt đồng của bang Pujab là 76 triệu rupi (tương đương 1,4 triệu USD)
Bảng 5: Lượng khí CO2 phát thải khi đốt đồng
- Việc phân huỷ các xác bã thực vật sau vụ mùa thu hoạch cũng gây ô nhiễm môi trường không khí.