Tác động của BĐKH lên Thuỷ sản

Một phần của tài liệu Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT (Trang 38 - 40)

- Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét chục mét mỗi năm Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây

4. Tăng chi phí chăn nuô

3.4. Tác động của BĐKH lên Thuỷ sản

Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanh, một ngành hoạt động kinh tế nằm trong tổng thể kinh tế –xã hội của loài người .Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại , không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển. Đối với nước ta, thuỷ sản được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua ngành thuỷ sản đã đạt được tốc độ phát triển cao, ổn định và mức tăng tổng sản lượng thuỷ sản bình quân hàng năm trên 4% , giá trị kim ngạch xuất khẩu bình quân chiếm 10% đến 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hàng năm, sản phẩm thủy sản VIệt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 7 về xuất khẩu thủy sản.

- Tuy nhiên dưới tác động của BĐKH ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản trên thế gới và nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức, những mối đe dọa tiềm tàng đối với tương lai nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Cùng với rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới, “Báo cáo về tác động của biến đổi khí hậu lên ngành thủy sản và nuôi trồng thủy sản” của Tổ chức Nông – Lương Liên Hợp Quốc (FAO) chỉ ra “Những thay đổi tiêu cực của đại dương gây ra những tác động xấu cho cộng đồng ngư dân”. Những nghiên cứu này chỉ rõ, biển và các hệ sinh thái nước ngọt đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quá trình tiêu cực như axit hóa đại dương, tẩy trắng san hô và thay đổi dòng chảy.

- BĐKH không chỉ tác động trực tiếp lên nguồn lợi thủy sản mà còn ảnh hưởng đến sinh kế của toàn bộ những người dân sống nhờ nguồn lợi của biển trên toàn thế giới. Cùng với những hình thái thiên tai khắc nghiệt như bão lũ, hạn hán, nước biển dâng cũng là mối đe dọa cho tất cả các loài sinh vật biển. Sự thay đổi bất thường về mực nước đại dương sẽ làm biến đổi hoàn toàn môi trường biển cả, khiến những loài sinh vật sống ở biển bị ảnh hưởng do thay đổi môi trường sống. Hiện nay, đại dương đã ấm hơn, nồng độ axit cũng cao hơn so với hơn một thế kỷ trước. Nước ấm lên sẽ làm cho các loài sinh vật di chuyển dần về phía hai cực và cư trú ở mực nước sâu hơn so với trước đây. Điều này mang lại lợi ích cho một số nơi, đặc biệt là ở các vùng cực, nơi mà các loài sinh vật di chuyển về nhiều hơn; tuy nhiên ở nhiều nơi khác, nhất là vùng nhiệt đới cận xích đạo, sản lượng khai thác thủy sản sẽ giảm mạnh.

- Ví dụ điển hình cho những tổn thất này là vào những năm 1997 – 1998, khi nhiệt độ mặt nước tăng lên do ảnh hưởng của El Nino, giá trị từ khai thác thủy sản của Pê – ru đã giảm 26 triệu USD. Ở Việt Nam, theo Nhóm làm việc về Biến đổi khí hậu (CCWG) ước tính thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra vào khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, tương đương 5% GDP.. Theo tính toán này, Việt Nam đang là nước đứng đầu danh sách các nước có mức thiệt hại ngành thủy sản do biến đổi khí hậu gây ra (khoảng 1,5 tỷ USD năm 2010 và mức thiệt hại này sẽ tăng tới 25 tỷ USD vào năm 2030, tương đương 11% GDP). Tiếp đó là Trung Quốc với mức thiệt hại là 1,5 tỷ USD năm 2010 và 15 tỷ USD vào năm 2030. Đứng thứ 3 là Peru với mức thiệt hại lần lượt là 1,25 tỷ USD năm 2010 và 15 tỷ USD năm 2030. Tiếp theo là Thái Lan với thiệt hại 700 triệu USD năm 2010 và 8,5 tỷ USD năm 2030; Indonesia với 650 triệu USD năm 2010 và 7,75 tỷ USD năm 2030.

- Không chỉ khai thác thủy sản bị ảnh hưởng, biến đổi khí hậu còn đe dọa cả ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn thế giới. Các nhà khoa học ước tính, theo đà nóng lên của

Hình 13: BĐKH ảnh hưởng đến MT sống của nhiều loài thuỷ sản

trái đất như hiện nay, đến năm 2100, sẽ có tới 65% diện tích nuôi cá ở châu Á bị ảnh hưởng bởi thủy triều dâng. Nước biển sẽ tiến sâu hơn vào đất liền làm tăng độ mặn của thượng nguồn, khiến các khu vực nuôi cá bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những thay đổi về nhiệt độ và tính chất hóa học của Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu khiến mưa nhiều hơn, nước biển dâng cao, cùng với việc người dân phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm, đào mương dẫn nước vào đầm nuôi đã ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Mưa lớn đột ngột khiến độ mặn trong các hồ nuôi tôm giảm nhanh làm cho tôm sú và một số sinh vật nổi ở vùng rừng ngập mặn cửa sông chết hàng loạt. Ngược lại, đến mùa khô, hạn hán khiến độ mặn trong đất lên cao làm chết các loài động vật đáy, khiến chuỗi thức ăn của các loài tôm, cua, ghẹ… bị gián đoạn, ảnh hưởng đến năng suất sinh học và năng suất khai thác.

Một phần của tài liệu Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w