Tác động lên môi trường nước

Một phần của tài liệu Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT (Trang 48 - 49)

- Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét chục mét mỗi năm Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây

4.1.2.Tác động lên môi trường nước

TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÊN MÔI TRƯỜNG

4.1.2.Tác động lên môi trường nước

- Hoạt động trồng trọt sử dụng một lượng nước khá lớn cho việc tưới tiêu, chiếm khoảng 70% tổng lượng nước sử dụng. Việc sử dụng nước như vật gây ảnh hưởng tới trử lượng và chất lượng nước mặt và nước ngầm.

- Hệ thống tưới tiêu và hình thức tưới tiêu không hợp lý là nguyên nhân gây thất thoát lưu lượng nước lớn trong ngành trồng trọt.

- Nhiều giếng khoan ngoài ruộng vườn để tưới tiêu không đảm bảo kỹ thuật gây nhiễm bẫn, nhiễm các hóa chất và thuốc trừ sâu. Nhiều giếng khoan thi công không đúng kỹ thuật (Kết cấu giếng không tốt, giếng gần khu vực nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải…), giếng khoan hư không được trám lấp là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

- Ở những vùng đồng bằng ven biển, hệ thống đê và các cửa xả - được xây dựng nhằm giúp nông dân trồng lúa trong nước ngọt, hạn chế nước mặn trào ngược trong mùa khô – đã gây hạn chế sự trao đổi chất hữu cơ giữa môi trường nước ngọt và nước mặn, làm ảnh hưởng tới những loài cây khác sống trong khu vực.

- Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây… Nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng. Bón quá nhiều phân hoá học là hợp chất nito, lượng hấp thu của rễ thực vật tương đối nhỏ, đại bộ phận còn lưu lại trong đất, qua phân giải chuyển hoá biến thành muối nitrate trở thành nguồn ô nhiễm cho nước mặt và nước ngầm.

- Việc sử dụng lạm dụng phân bón cũng có thể ảnh hưởng tới môi trường. Phân đạm chứa nhiều NH4+, khi bón cho đất khô nó trở thành NO3-, cây chỉ hấp thụ được

30%, phần còn lại rửa trôi theo nước, nếu tích tụ trong nước ngầm hơn 10% sẽ gây độc hại, nước bị ô nhiễm, không dùng để uống được.

- Chất thải sau thu hoạch nếu để gần các sông rạch, mương thoát nước trong quá trình phân huỷ sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, gây hiện tượng phú dưỡng hoá nguồn nước mặt.

- Năm 2011, ngành nông nghiệp đạt sản lượng lúa 42,2 triệu tấn, tăng hơn 2,2 triệu tấn so với năm 2010, ngô khoảng 4,5 triệu tấn. Sản xuất cây ăn quả đều tăng trưởng khá. Tuy nhiên, sản lượng tăng bao nhiêu thì chất thải, tàn dư thực vật, xác hữu cơ – những tác nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước và có thể gây đột biến gen một số loại cây trồng cũng phức tạp theo. Theo Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), riêng 7 loại cây trồng là lúa, ngô, khoai lang, lạc, đậu tương, mía, sắn năm 2011 đã phát thải ra môi trường sản xuất khoảng 84,5 triệu tấn chất thải. Mặc dù ngành đã có nhiều giải pháp xử lý phế phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, sản xuất nấm ăn, nhưng ước tính có tới 80% chất thải rắn trong số này chưa được xử lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực trồng trọt.

- Tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước thông qua sự thay đổi tính chất của các lớp chất trầm tích, chất dinh dưỡng, sự phân hủy các bon hữu cơ do nhiệt độ tăng.

Một phần của tài liệu Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT (Trang 48 - 49)