Môi trường không khí

Một phần của tài liệu Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT (Trang 52)

- Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét chục mét mỗi năm Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây

TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÊN MÔI TRƯỜNG

4.2.3. Môi trường không khí

- Chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ô nhiễm lớn cho môi trường tự nhiên do lượng lớn các khí thải và chất thải từ vật nuôi. Các khí thải từ vật nuôi cũng chiểm tỷ trọng lớn trong các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật nuôi còn thải ra 9% lượng khí CO2 toàn cầu, 37% lượng khí Methane (CH4) – loại khí có khả năng giữ nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2. Lượng khí CH4 chủ yếu được tạo ra ở thú nhai lại, những vi khuẩn phân hủy Cellulose trong cỏ để tạo ra năng lượng là một quá trình yếm khí, tiến trình đó gây ra sự thoát khí CH4 qua ợ hơi. Và chăn nuôi còn tạo ra 2/3 tổng lượng phát thải khí NH3 nguyên nhân chính gây mưa axit phá hủy các hệ sinh thái.

- Theo số liệu ước tính của Cục Chăn nuôi, tổng số chất thải rắn hằng năm từ đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam khoảng 73 - 76 triệu tấn. Phần lớn chất thải chăn nuôi được sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên trước khi đưa vào sử dụng, việc xử lý chất thải chăn nuôi có sự khác nhau theo quy mô chăn nuôi. Với quy mô chăn nuôi trang trại và gia trại thì việc xử lý chất thải được coi trọng hơn, còn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ gắn với sản xuất nông nghiệp, chất thải chăn nuôi chủ yếu được vận chuyển trực tiếp từ chuồng nuôi ra ngoài đồng bón cho cây trồng, số lượng được xử lý rất ít. Theo kết quả điều tra chăn nuôi lợn 8 vùng sinh thái, số gia trại, trang trại chăn nuôi lợn có áp dụng các biện pháp xử lý chất thải chiếm khoảng 74%, còn lại không xử lý chiếm khoảng 26%; trong các hộ, các cơ sở có xử lý thì 64% áp dụng phương pháp sinh học (Biogas, ủ v.v...), số còn lại 36% xử lý bằng phương pháp khác.

4.3.Tác động của Thủy sản lên MT

- Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động (khoảng 3,4 triệu người) của cả nước. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuộc, nghêu, sò,… Trong vòng 20 năm qua ngành thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 10-20% (INEST, 2009).

- Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL nước ta, biến nơi đây thành một vùng trọng điểm về nuôi trồng thủy sản cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh mẽ lại kéo theo các tác động môi trường diễn ra ở quy mô ngày càng lớn và hết sức đa dạng. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL đang trở thành vấn đề bức xúc, cần được tập trung giải quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững.

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2000 là 445.300 ha với tổng sản lượng nuôi trồng là 365.141 tấn; năm 2002 là 570.300 ha, sản lượng 518.743 tấn; năm 2004 là 658.500 ha, sản lượng 773.294 tấn; năm 2005 là 685.800ha với sản lượng khoảng 983.384 tấn. Quy hoạch nuôi trồng thủy sản đến năm 2010 ở khu vực ĐBSCL đối với nuôi thủy sản nước mặn-lợ là 649.430 ha, nuôi trồng thủy sản nước ngọt là 366.590 ha cho thấy nuôi trồng thủy sản ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL.

- Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, đem lại nhiều lợi ích cho kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình phát triển đã bộc lộ những vấn đề bất cập cần sớm được giải quyết. Môi trường đất, nước, không khí và các hệ sinh thái trong phát triển nuôi trồng và chế biến thủy sản bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường, do đó, bảo vệ môi

trường là vấn đề hết sức quan trọng để có thể phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững.

4.3.1. Tác động lên môi trường nước

- Vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng thuỷ sản, hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản và chính người nuôi thuỷ sản gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Ô nhiễm từ các nhà máy chế biến thuỷ sản

- Ngành thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Tuy nhiên, các nhà máy chế biến thuỷ sản nằm đan xen trong khu dân cư, đang khiến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Nguồn nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản thải ra hệ thống kênh rạch, sông suối gây ô nhiễm nguồn nước rất lớn, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, làm cá chết hàng loạt và ảnh hưởng đến nguồn nước nuôi tôm ở nhiều khu vực gây thiệt hại nặng nề cho các hộ nuôi thuỷ sản quanh khu vực.

- Ví dụ như ở ĐBSCL có trên 12.700 doanh nghiệp đang hoạt động. Đặc biệt có 111 khu công nghiệp và cụm sản xuất công nghiệp, 119 cơ sở chế biến thủy sản với công suất 3.200 tấn/ngày… sử dụng các nguồn nước trong sản xuất chế biến đã thải ra lượng nước thải trên 47 triệu m3/năm.

Ô nhiễm từ nước thải ở các đầm tôm công nghiệp

- Hiện nay nước ta có 2 hình thức nuôi tôm là nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm quảng canh. Thực trạng trong nuôi tôm nước ta hiện nay là nước thải từ các đầm nuôi tôm công nghiệp xả trực tiếp ra sông không qua xử lý là tác nhân rất lớn gây ô nhiễm nguồn nước. Theo đánh giá của các ngành chức năng, có khoảng 70% các đầm tôm công nghiệp xả thải thẳng ra môi trường. Ngoài ra các hộ nuôi tôm công nghiệp mang tính tự phát và nằm xen lẫn với các hộ nuôi tôm quảng canh, vì vậy, xả thải từ các đầm tôm công nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước cho các hộ nuôi quảng canh.

- Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H2S, NH3+, và chỉ số vi sinh Coliforms, đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch.

- Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% nitrogen và 22% là các

chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.

- Việc hình thành lớp bùn đáy do tích tụ lâu ngày của các chất hữu cơ, cặn bã là nơi sinh sống của các vi sinh vật gây thối, các vi sinh vật sinh các khí độc như NH3, NO2, H2S, CH4...; các vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus... cùng nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật.

Ô nhiễm từ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

- Hiện nay, nông dân nước ta có thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có thuốc Dexit để diệt giáp xác, kích thích tôm lột vỏ, mau lớn nhằm tăng năng suất. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật diễn ra ở các vùng nuôi thuỷ sản đang báo động.

- Tình trạng tôm chết hàng loạt ở Cà Mau vừa qua có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Việc sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật trong diệt giáp xác là nguyên nhân chính dẫn đến tôm bị bệnh hoại tử gan tuỵ.

- Người nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật diệt giáp xác, nhưng họ đâu biết rằng lạm dụng thuốc diệt giáp xác trong thời gian qua là một việc làm hết sức nguy hiểm, không chỉ hại người nuôi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước. Sau khi nước thải ra sông, người khác lại lấy nước vào tiếp tục nuôi, cái vòng lẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn, tôm nuôi tiếp tục bị dịch bệnh lây lan và chết hàng loạt.

4.3.2. Tác động lên môi trường đất

- Lạm dụng nước ngầm để nuôi tôm trên cát, không tuân thủ luật tài nguyên nước đang là hiện tượng khá phổ biến ở những vùng cát ven biển. Hậu quả lâu dài sẽ làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm, gây mặn hóa đất và nước ngầm, thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng hoạt động cát bay và bão cát.

- Quá trình mặn hóa đất xảy ra có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc đất đai và làm thay đổi hệ sinh vật sống trong môi trường đất này, đặc biệt là nó làm phá vỡ tính cân bằng của hệ sinh thái. Sự phá vỡ này thường gây suy thoái và ô nhiễm môi trường đất. - Những vấn đề môi trường khác gắn với nuôi tôm, cá bao gồm các hóa chất và dưỡng chất bị thất thoát vào môi trường đất làm đất bị ô nhiễm, tăng nồng độ pH, phèn trong đất.

- Đất phèn hoạt động có hàm lượng Fe2+ rất lớn, khi môi trường ngập nước thì lượng Fe2+ bị khử thành Fe3+ và sinh ra H+ làm cho pH môi trường giảm xuống.

--- H+ + Fe(OH)3 ½ O2 + Fe2+ + 2H2O

Fe2+ Đất mặt

- Đối với đất phèn nhiễm mặn bị khử (ngập nước để nuôi tôm và trồng lúa) thì lượng Fe2+, H+ và H2S sinh ra nhiều và nhanh hơn đối với đất phèn ngập nước không nhiễm mặn. Fe3+ là chất không tan có thể hình thành các hạt cực nhỏ gây cản trở hô hấp và nhiều bất lợi cho một số loài thủy sinh vật. H+ sinh ra làm chua nước mặt do giảm pH, pH môi trường xuống thấp khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá vỡ, không thể tự làm sạch được nữa, nên cả môi trường bị ô nhiễm nặng, động vật, thực vật, vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt, ngay cả cây lúa khi ở nồng độ thấp.

4.3.3. Tác động lên môi trường không khí

- Ô nhiễm không khí: mùi hôi phát sinh từ việc lưu trữ các phế thải trong quá trình sản xuất, khí thải từ các máy phát điện dự phòng. Trong các nguồn ô nhiễm không khí, mùi là vấn đề chính đối với các nhà máy chế biến thủy sản.

- Nguồn thải từ các nhà máy chế biến đầu vỏ tôm gây ra mùi hôi lan toả cả khu vực, người đi đường và dân cư khu vực cảm thấy ngột ngạt, khó chịu.

- Đối với các nhà máy chế biến nước mắm, các chất khí phát tán vào khí quyển chủ yếu là SO2, NO2, H2S. Ngoài những chất khí nêu trên, còn một số chất gây mùi khó chịu, làm giảm chất lượng môi trường không khí.

 Hoạt động sản xuất Nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi hay thủy sản tưởng chừng là những hoạt động bắt chước tự nhiên, gần gũi với tự nhiên nhưng thực chất như trên đã phân tích tạo ra quá nhiều chất thải gây suy thoái môi trường nước, môi trường đất, gây ô nhiễm môi trường không khí, tăng hàm lượng khí nhà kính góp phần đang kể gây nên hiệu ứng nhà kính, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Biến đổi khí hậu được các nhà khoa học chứng minh là một hiện tượng tự nhiên, tất yếu đã và đang diễn ra trên trái đất. Tuy nhiên biến đổi khí hậu cũng được chứng minh là có nguyên nhân từ con người,chủ yếu là từ sản xuát nông nghiệp, những phân tích và ví dụ trên làm rõ thêm kết luận này,các hoạt động khai thác – sử dụng tài nguyên của con người thức đẩy hiện tượng này diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ hơn bình thường. Bản chất của hoạt động trồng trọt chăn nuôi hay thủy sản không gây ô nhiễm môi trường, cách chúng ta tiến hành, quản lý mọi mặt trong hoạt động sx Nông nghiệp chưa hợp lý gây ra nhiều hậu quả cho môi trường. Chính vì thế khi công nghệ phát triển, quy hoạch, quản lý hợp lý sẽ giải quyết được các vấn đề môi trường trong sản xuất Nông nghiệp.

KẾT LUẬN

Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành nông nghiệp sản xuất hàng hoá, quá trình thâm canh, chuyên canh hoá, các loại máy móc thiết bị, hoá chất dùng trong nông nghiệp ngày càng gia tăng thì vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người và sự cân bằng của Trái đất.

Môi trường ngày càng có chiều hướng xấu đi, mức độ suy thoái về đất, nước trở thành những vấn đề cấp bách, hiện tượng Biến đổi khí hậu ngày càng khó lường. Nếu không giải quyết, hạn chế kịp thời các mặt trái của quá trình sản xuất nông nghiệp thì ngành nông nghiệp khó có thể phát triển bền vững. Không thể có nền nông nghiệp sạch nếu đất bẩn, nước bẩn, môi trường sinh thái ô nhiễm, biến đổi khí hậu gia tăng.

Một phần của tài liệu Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w