Tác động lên môi trường đất

Một phần của tài liệu Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT (Trang 46 - 48)

- Xói lở bờ biển: Hầu hết bờ biển nước ta đang bị xói lở với cường độ vài mét chục mét mỗi năm Xu hướng dâng lên của mực nước biển trong những năm gần đây

4.1.1.Tác động lên môi trường đất

TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP LÊN MÔI TRƯỜNG

4.1.1.Tác động lên môi trường đất

Hoá chất nông nghiệp

- Chất thải rắn phát sinh từ quá trình sử dụng hoá chất trong nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm cho môi trường đất bị ô nhiễm do sự tồn dư của chúng trong đất quá cao và tích luỹ trong cây trồng.

- Một số loại thuốc diệt cỏ và trừ sâu bệnh thì có thể bị phân huỷ bởi các sinh vật nhưng cũng có thể bị biến thành một số sản phẩm trơ cuối cùng như DDT, lindane, andkin, và diedrin. Những cặn bã hay chất dư thừa của các loại thuốc diệt cỏ thường bền vững hay tích luỹ vào các cấu tử như các chất khoáng, chất hữu cơ.

- Vì số lượng lớn thuốc BVTV tích luỹ trong đất, theo các nhà khoa học, lượng tồn dư thuốc BVTV trong đất thuộc 2 nhóm: nhóm Cacbamat và nhóm lân hữu cơ BSM ( nguồn gốc photphate hữu cơ), và các loại thuốc chứa các nguyên tố như chì, asen, thuỷ ngân.. có độc tính lớn, thời gian lưu lại trong đất dài, có loại thuốc lưu lại trong đất từ 10 đến 30 năm. Thuốc trừ sâu đồng thời với diệt các côn trùng gây hại cũng gây độc đối với sinh vật và côn trùng có ích,... ngược lại một số sâu hại trở nên kháng thuốc. Khả năng diệt khuẩn cao của thuốc bảo vệ thực vật làm tiêu diệt luôn các vi sinh vật đất.

Phụ phẩm nông nghiệp

- Tàn tích của thực vật: cơ thể sinh vật, khi chết đi sẽ phân huỷ tạo mùn cho đất. Nếu điều kiện phân giải tạo mùn ít thì khả năng chuyển hoá thành mùn ít đồng thời các vật liệu này chuyển hoá thành loại mùn khó tiêu và gây chua nhiều cho đất.

Phân bón

- Các loại phân hóa học thuộc nhóm chua sinh lý (urea, (NH4)2SO4, K2SO4, KCl, super photphat) còn tồn dư acid đã làm chua đất, nghèo kiệt các ion bazơ và xuất hiện

nhiều độc tố đối với cây trồng như : Al3+, Mn2+, Fe3+; làm giảm hoạt tính sinh học của đất.

Vi dụ: các loại phân N, P, K với hàm lượng quá nhiều sẽ làm chai đất. Phân đạm là một loại phân mang lại hiệu quả rõ rệt với cây trồng nhưng cũng là chất độc. Quá trình Nitrat hoá tạo ra dạng acid HNO3, làm tăng tính chua của đất.

- Khi bón đạm cho cây trồng, cây chỉ sử dụng được 40 - 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất. Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt đất và làm giảm chất lượng nước.

- Nhiều loại phân bón đã mang tính độc sẵn có. Phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi. Các loại phân bón được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu nêu trên sẽ gây nên sự ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại vượt quá mức quy định. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá từ năm 2004 -2007 cho thấy trong số các kim loại nặng thì Thuỷ ngân, còn đối với các vi sinh vật gây hại thì Coliform là những yếu tố thường vượt quá mức cho phép ở nhiều mẫu phân bón được kiểm tra thuộc nhóm trên.

- Cùng với 335 điểm tồn lưu thuốc bảo vệ thực vật đã được xác định nhưng chưa giải quyết triệt để; hàng năm ước tính có khoảng 2,5 - 3 triệu tấn phân bón vô cơ được sử dụng trong canh tác nông nghiệp, trong đó khoảng 50 - 70% không được cây trồng hấp thụ, thải ra môi trường, gây ô nhiễm đất.

- Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng xây dựng cho các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hóa của con

người. Đất còn là nguồn tài nguyên quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, con người sử dụng nó để sản xuất ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho bản thân và cộng đồng. Song với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị hóa gia tăng như hiện nay thì không chỉ diện tích đất canh tác bị thu hẹp mà chất lượng đất ngày càng bị suy thoái. Các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái môi trường đất chủ yếu là do nông dược, phân hóa học tích lũy dần trong đất qua các mùa vụ, ngoài ra còn do các chất thải do các hoạt động của con người (nước thải, khí thải, chất thải rắn). Mặt khác, đất cũng là một thành phần môi trường nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm khác ở mọi lúc, mọi nơi.

Hình 15: Thuốc bảo vệ thực vật đang gây ô nhiễm MT đất trầm trọng

- Theo khảo sát mới đây của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với khoảng 70% dân số ở khu vực nông thôn, mỗi năm phát sinh 13 triệu tấn rác thải sinh hoạt, khoảng 1.300 triệu mét khối nước thải sinh hoạt và khoảng 7.500 tấn vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật. Trong đó, khoảng 80% khối lượng rác thải, nước thải sinh hoạt và hầu hết lượng vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường.

- Còn tại các vùng phía Nam, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, phân tươi được sử dụng làm nguồn thức ăn cho cá, gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng môi trường đất. Ô nhiễm đất làm mất khả năng tự điều chỉnh của hệ sinh thái đất, đất trở nên cằn cỗi. Sự tích tụ của các hóa chất độc hại, kim loại nặng trong đất làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu Tác động của BĐKHTC lên sản xuất nông nghiệp và tác động của SX nông nghiệp lên MT (Trang 46 - 48)