Đẩy mạnh các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tiếp cận thị trường nước ngoài và tìm biện pháp thu hút khách

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa1 (Trang 75)

* Đổi mới công tác xúc tiến thương mại và thông tin thị trường

- Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, lợi nhất cho các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường... Kiên quyết không tổ chức các đoàn khảo sát thị trường đông người theo kiểu "bầu đoàn thê tử" kết hợp tham quan du lịch mất nhiều thời gian, tiền của và rất kém hiệu quả; khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, nhất là những hội chợ theo chuyên ngành. Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, hiệp hội ngành hàng tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia do các Bộ, ngành và Hiệp hội ngành hàng chủ trì tổ chức. Hoạt động xúc tiến thương mại phải tập trung vào thị trường trọng tâm, trọng điểm để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại.

- Đẩy mạnh các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh hàng thủcông mỹ nghệ tiếp cận thị trường nước ngoài và tìm biện pháp thu hút khách công mỹ nghệ tiếp cận thị trường nước ngoài và tìm biện pháp thu hút khách hàng nước ngoài vào Thanh Hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu truyền thống tìm kiếm thị trường mới có nhu cầu lớn: Ngoài việc phát triển thị trường truyền thống, nhà nước cần có chương trình hỗ trợ việc xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp thâm nhập sâu rộng hơn các thị trường mới như Hoa Kỳ, Mỹ la tinh, châu Phi, Trung Cận Đông...

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chính sách thương mại đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa1 (Trang 75)