Thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phát triển góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH TMCP á châu (Trang 45)

Hoạt Động Tín Dụng Tại NHTM CP Á Châu 3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ACB

3.1.2.2. Thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phát triển góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

Nhìn chung thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng khá lớn và đóng vai trò quan trọng trong tổng thu nhập của ACB, cá biệt năm 2008 chiếm đến 63,13% tổng thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh đó với chủ trương đa dạng hoạt động kinh doanh, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thu nhập từ phí dịch vụ của ngân hàng không ngừng tăng trưởng điều này chứng tỏ niềm tin của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của ACB qua đó góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

3.1.2.2. Thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phát triển góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng. thu nhập cho ngân hàng.

Về kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế, định hướng đẩy mạnh tài trợ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thời gian qua, doanh số thanh toán xuất khẩu tăng đáng kể thời gian qua đã thu hút được nguồn ngoại tệ lớn góp phần vào đảm bảo nguồn ngoại tệ ổn định cho ACB. Đặc biệt về kiều hối, lượng kiều hối chuyển về nước qua ACB không ngừng gia tăng và chiếm tỷ trọng khá lớn điều này cũng góp phần làm tăng tính chủ động về nguồn cung ngoại tệ cho ngân hàng, ACB liên tục được Western Union chọn là đại lý tốt nhất Châu Á.

Kinh doanh vàng tài khoản, ACB là một trong những ngân hàng đầu tiên thí điểm việc kinh doanh vàng trên tài khoản và khá đã thành công. Với việc cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn trong kinh doanh

ø tài khoản, ACB đã thu được khoản phí và lãi khá lớn nhưng hoạt động ngân hàng vẫn an toàn vì nếu như lượng tiền ký quỹ của ngân hàng thấp hơn mức qui định thì ngay lập tức tài khoản của khách hàng sẽ ngân hàng bị xử lý để thu hồi vốn.

Về tiền gửi, thông qua doanh số thanh toán và tận dụng vốn tạm thời nhàn rỗi qua tài khoản tiền gửi của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ACB, trong những năm qua số dư bình quân tiền gửi của nhóm khách hàng này luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Đến ngày 31/12/2009, số dư tiền gửi của nhóm đối tượng này là 10.468,8 tỷ đồng chiếm 11,91% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Về phát triển các loại thẻ ATM và thẻ thanh toán quốc tế, ACB là một trong những ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế từ rất sớm (năm 2003), nhìn chung thị phần về thẻ thanh toán của ACB còn khá khiêm tốn so với quy mô của ngân hàng mặc dù đã có sự cải thiện trong những năm gần đây. Đặc biệt là việc chi trả lương qua thẻ ATM của ACB còn rất hạn chế nếu so sánh với VCB, Vietinbank, DAB. Tuy nhiên, thẻ thanh toán quốc tế của ACB lại được sử dụng rộng rải nhờ vào thương hiệu của một ngân liền nhiều năm liền được bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam nên việc thực hiện thanh toán qua thẻ thanh toán của ACB được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó góp phần gia tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng cũng như góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại NH TMCP á châu (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)