Chương 4: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tín Dụng Tại NHTM CP Á Châu
4.2. Một số kiến nghị với NHNN và Chính phủ 1 Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước
4.2.1. Kiến nghị với Ngân Hàng Nhà Nước
Tổ chức, xem xét, rà soát các văn bản pháp chế liên quan đến hoạt động tín dụng và có biện pháp bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế các văn bản này nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, hợp lý, rõ ràng, không chồng chéo, mâu thuẩn, xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch hiệu quả và ổn định lâu dài.
Hoàn thiện hơn nữa trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN, đây là trung tâm thông tin cần thiết và quang trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định tín dụng đối với ngân hàng, do đó cần phải quản lý chặt chẽ, có các chế tài đối với các trường hợp chậm trễ cung cấp thông tin từ các tổ chức tài chính. Ngoài ra, NHNN cần có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có
IJKû năng tập hợp thông tin, phân tích tổng hợp và đưa ra những nhân định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân hàng tham khảo.
Hoàn thành hệ thống định giá tài sản trong đó có bất động sản, để tạo cơ hội cho việc đánh giá bất động sản cung cấp thộng tin cho các cá nhân, tổ chức tín dụng.
Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa việc cho cùng một khách hàng vay, tình trạng nhiều tổ chức tín dụng cho cùng một khách hàng vay vốn là một vấn đề nan giải, do các tổ chức phải bảo đảm tăng trưởng tín dụng, tăng doanh thu nên việc thực hiện đúng quy trình, tiêu chuẩn tín dụng là rất khó khăn. Do đó, vì mục đích cạnh tranh nhau mà các ngân hàng có thể hạ chuẩn tín dụng, dẫn đến các khoản vay dưới chuẩn có rủi ro lớn. Vì vậy, NHNN cần phải ban hành quy định về kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng khi cho cùng một khách hàng vay vốn, nhất là trong quy trình thẩm định.