0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Hiện trạng môi trường Việt Nam

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 48 -48 )

Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, thuộc vùng trung tâm Đông Nam Á. Diện tích tự nhiên là 330.000 km2 trong đó ba phần tư đất đai là đồi núi. Bờ biển dài 3.200 km, giàu tài nguyên sinh vật và tài nguyên khoáng sản trên thềm lục địa với cảnh quan vô cùng hấp dẫn. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều tạo nên hệ thống sông ngòi dày đặc và sự đa dạng về hệ động thực vật.

Nét độc đáo của vị trí địa lý nước ta là nằm ở nơi gặp gỡ giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới, lại án ngữ một trong các đường hàng hải quốc tế quan trọng. Các đặc điểm trên làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú mà nhiều nơi trên thế giới không có được.

Như một loại nguồn lực đặc biệt, vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên nước ta luôn là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Sau khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Tổng kết 15 năm đổi mới, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội (1991- 2000) đã đạt những thành tựu to lớn và rất quan trọng: Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng hơn gấp đôi so với năm 1990. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội và năng lực sản xuất tăng nhiều” [15; 79-80]. Bên cạnh đó Văn kiện cũng thẳng thắn thừa nhận những “yếu kém, khuyết điểm” trong đó có những vấn đề “bức xúc và gay gắt” như: “Rừng và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng” [15; 73], “Môi trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng” [15; 74]. Dường như việc giải quyết mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường vẫn đang là một bài toán khó. Mâu thuẫn này thể hiện rõ nét trong hiện trạng môi trường Việt Nam được phân tích dưới đây:

Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Trước đây rừng tự nhiên bao phủ gần như toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Rừng nước ta là rừng nhiệt đới, mật độ dày, chất lượng cao, đa dạng về chủng loại và phong phú về hệ động thực vật. Có tám kiểu rừng chính với khoảng 12.000 loài thực vật trong đó có 1.000 loài đặc hữu của Việt Nam.

Thật đúng như lời Bác Hồ đã dạy: Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ, xây dựng thì rừng rất quý.

Rừng là nguồn cung cấp gỗ, củi cho các ngành kinh tế trong đó có 42 loài quý hiếm như: bách xanh, thông đỏ, tùng hương, trầm, hoàng đàn, cẩm lai, lát, mun, kim giao, pơ-mu ... Rừng nước ta có trên 1.800 loài cây thuốc, đây là nguồn dược liệu vô cùng quý giá. Rừng là nhà của biết bao động vật trong đó có hàng trăm loài đặc hữu được ghi trong danh mục cần được bảo tồn như: bò tót, bò xám, tê giác một sừng, sếu đầu đỏ, voọc đầu trắng, hổ, công, trăn, rùa ... Đây không những là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước mà còn là nơi bảo tồn nguồn gen quý hiếm của thế giới. Tán cây rừng có tác dụng giữ hơi nước, tạo độ ẩm không khí cao, bảo vệ đất chống lại bức xạ Mặt trời. Rừng phòng hộ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, lũ lụt và hạn hán, chắn sóng và gió bão. Rừng là nhân tố chủ yếu tham gia vào giữ cân bằng nồng độ ô xy trong khí quyển, điều hoà khí hậu, nhờ đó con người có được bầu không khí trong lành không gì thay thế được. Ở nước ta rừng còn là

bức thành đồng trong chiến tranh giữ nước: “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

Rừng quý giá là vậy, thế nhưng diện tích rừng nước ta cứ mỗi năm lại thu hẹp dần. Trong vòng 50 năm qua rừng nước ta bị tàn phá nặng nề, suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng (Bảng 1). Rừng trước đây là rừng tự nhiên, mật độ dày, chất lượng cao, nhưng hiện nay có đến 50% diện tích rừng là rừng thưa, rừng mới tái sinh và rừng trồng, chất lượng thấp.

Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ và trồng rừng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách,chủ trương, pháp chế, đầu tư và triển khai nhiều chương trình, dự án lớn như Chương trình trồng 5 triệu ha rừng; Chương trình 327 (về bảo vệ rừng và phủ xanh đất trống đồi núi trọc ); Dự án Định canh định cư; Chương trình Xóa đói giảm nghèo; Chương trình Phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; Xây dựng mô hình kinh tế vườn-ao-chuồng-rừng…Trong mười năm từ năm 1990 đến năm 2000 cả nước đã trồng được 1.055.600 ha rừng. Các chương trình, dự án này thực sự đã đem lại hiệu quả, góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế – xã hội trong các cộng đồng dân cư, tăng cường nhận thức và hoạt động bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Trong những năm gần đây diện tích rừng trồng có tăng nhưng diện tích rừng tự nhiên lại bị thu hẹp nhanh chóng một cách đáng lo ngại. Theo các báo cáo sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2002 cả nước đã xảy ra 1.054 vụ cháy rừng làm thiệt hại 15.369 ha. Riêng hai vụ cháy rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ tháng 3 và tháng 4 năm 2002 đã thiêu trụi trên 4.000 ha rừng nguyên sinh. Ước tính giá trị thiệt hại do cháy rừng năm 2002 lên đến 150 tỷ đồng, ngoài ra các giá trị thiệt hại về môi trường và đa dạng sinh học thì không thể nào tính hết.

Nguyên nhân dẫn đến việc mất rừng chủ yếu là do con người. Lối sống du canh du cư đốt rừng làm nương rẫy, đốt rừng bắt muông thú, lấy mật ong ... là thảm hoạ của rừng. Những vụ phá rừng lấy gỗ, củi, phá rừng để làm nguyên liệu

giấy, phá rừng ngập mặn để nuôi tôm ... vẫn thường xuyên diễn ra. Rừng U Minh xưa kia âm u là thế mà giờ đây thưa thớt, quang đãng sau những vụ cháy (Bảng 2).

Mất rừng, các loài thú không còn nơi sinh sống sẽ ra sao. Nếu như huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận nổi tiếng với những vụ phá rừng với quy mô lớn thì ở đó cũng nổi tiếng với sự kiện voi dữ về tàn phá hoa màu, dẫm chết nhiều người vào tháng 5/1999. Bên cạnh đó những kẻ bất lương vẫn không ngừng săn bắt và buôn bán trái phép động thực vật hoang dã quý hiếm. Tốc độ suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta nhanh hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực: 28% loài thú; 10% loài chim; 21% loài bò sát và lưỡng cư có nguy cơ tuyệt diệt. Cứ đà này thì chẳng bao lâu nữa loài hổ Đông Dương sẽ chỉ còn được thấy trong vườn thú, còn loài sếu Đầu Đỏ cũng chỉ còn xuất hiện trong truyện cổ tích của thiếu nhi.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhắc nhở rằng: việc phá rừng bừa bãi là hành vi “đem vàng đổ xuống biển”. Người viết: “Nếu rừng kiệt thì không còn gỗ, mà mất nguồn nước thì ruộng nương mất màu, gây lụt lội và hạn hán” [35; 243]. Trong những năm gần đây nước ta đã phải hứng chịu những trận lũ lụt lịch sử chưa từng thấy. Những trận lũ lớn ở Sơn La, Lai Châu, Quảng Bình trong những năm 1991, 1992, 1994, 1996 ... cuốn đi hàng ngàn ngôi nhà, làm nhiều người thiệt mạng. Còn ở miền Nam, không ai quên được các mùa nước lũ những năm 1991,1994, 1995, 1996, 2000 ... với những cơn lũ kéo dài 4-5 tháng, trải rộng trên 2/3 diện tích đồng bằng sông Cửu Long. Phải chăng đó là cái giá của việc phá rừng của con người. Hoàn toàn chính xác rằng trong giới tự nhiên không có cái gì xảy ra một cách đơn độc cả, hiện tượng này tác động đến hiện tượng khác và ngược lại.

Mất rừng còn ảnh hưởng trực tiếp đến các nguồn tài nguyên khác như đất đai, nước ngọt, ảnh hưởng tới độ điều hoà không khí và khí hậu trên phạm vi rộng. Hãy chặn đứng việc phá rừng, đó là việc làm cần thiết của chúng ta hiện nay.

Bảng 1. Diễn biến độ che phủ rừng (Nguồn: Bộ Lâm nghiệp, Chương trình KT-02 1995 và Niên giám thống kê 2002)

Năm Diện tích tự nhiên (ha) Diện tích có rừng (ha) Độ che phủ Rừng tự nhiên Rừng trồng Tỷ lệ (%) 1943 32.800.000 14.272.000 43,5 1975 33.036.000 9.581.500 9.489.500 92.000 29,0 1990 33.036.000 9.175.600 8.430.700 744.900 27,7 1993 33.123.000 9.184.283 8.630.965 553.318 27,7 2000 32.924.000 11.575.400 9.774.500 1.800.500 35,2 2001 32.924.000 11.359.300 9.587.900 1.771.400 34,5

Bảng 2. Diện tích rừng bị mất (Nguồn: Cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê, tr 164-166)

Năm 1995 1998 1999 2000 2001

Diện tích rừng bị cháy (ha) 7.457 19.943 4.817 1.045 1.523 Diện tích rừng bị chặt phá (ha) 18.914 7.053 5.196 3.542 2.819

Tài nguyên đất

Đất đai là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường. Đất là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là nền tảng không gian để phân bố dân cư và các

hoạt động kinh tế – xã hội. Đất không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp.

Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 32.924.100 ha bao gồm nhiều loại đất: đất đỏ bazan, đất pheranít, đất phù sa, đất mùn, đất bạc màu, đất chua phèn, đất ngập nước ... Quy mô diện tích đất xếp vào loại trung bình (đứng thứ 55/200 của thế giới) nhưng dân số đông nên bình quân diện tích đất đai tính theo đầu người vào loại thấp nhất thế giới (0,46 ha/người).

Ở Việt Nam, 77% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn nhưng diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 28,4%, lại đang bị thu hẹp và thoái hoá nghiêm trọng. Các hiện tượng thiên tai như bão lũ, hạn hán ... gây xói lở đất ven sông, ven biển, xói mòn, bạc màu, sa mạc hoá, đá ong hoá, mặn hoá ... thường xuyên diễn ra.

Ở các vùng ven thành phố, thị xã, thị trấn, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Một số lượng lớn đất đai từ quỹ đất nông nghiệp đã chuyến sang mục đích phi nông nghiệp. Dân số tăng nhanh, đất đai bị thu hẹp, bình quân ruộng đất theo đầu người ở Việt Nam ngày càng giảm (Bảng 4).

Nếu “hòn đất mà biết nói năng” chắc chắn nó sẽ kêu cứu vì tình trạng ô nhiễm nặng nề đang diễn ra. Việc khai thác sử dụng thiếu ý thức bảo vệ của con người là một nguy cơ đe dọa môi trường đất. Thuốc trừ sâu, phân hoá học được sử dụng rộng rãi với liều lượng lớn, nước tưới bị ô nhiễm ... là những nguồn đầu độc đất trầm trọng. Các hoạt động công nghiệp của con người xả vào môi trường đất và nước một lượng lớn các chất phế thải trong đó có những chất chậm phân giải, kim loại nặng, á kim độc hại làm thay đổi thành phần và tính chất lý hoá của đất, độ PH, quá trình Nitrát hoá ... Các khí thải như H2S, SO2, NO2 từ các nhà máy gây ra mưa axít làm chua đất, kìm hãm sự phát triển của thực vật. Các số liệu điều tra cho thấy hàm lượng sunphát trong đất ở khu công nghiệp Đức Giang (Văn Điển, Hà Nội) cao gấp 10-20 lần so với đất ở các nơi khác thuộc đồng bằng Sông Hồng. Đất thường được dùng làm nơi tiếp nhận chất thải hữu cơ từ hoạt động của con người như rác thải, phân, xác động vật chết. Đó là môi

trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển gây ô nhiễm môi trường đất, kể cả môi trường nước và không khí.

Việt Nam có tiềm năng hệ sinh thái đất ngập nước rất đa dạng, có giá trị lớn, đặc biệt về đất nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên sau 30 năm chiến tranh, nhiều vùng rừng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đã bị tàn phá. Hiện nay hầu hết các vùng đất ngập nước rộng lớn vùng châu thổ Sông Hồng đã được “cải tạo” để trồng lúa hoặc nuôi trồng thuỷ sản làm biến đổi đến mức không còn vết tích gì của hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên xưa kia. Phần lớn những biến đổi này không tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nông nghiệp một cách bền vững và làm cho nguồn tài nguyên đa dạng vốn có của tự nhiên không thể phục hồi được. Sức ép về tăng sản lượng lúa và thói quen ưa chuộng cấy lúa mang tính cổ truyền đã dẫn đến việc cải tạo đất ngập nước để cấy lúa ở bất kỳ đâu có thể làm được, ngay cả khi đã bị thất bại liên tiếp. Thực tế ở Xuân Thuỷ (châu thổ sông Hồng), Đầm Thị Nại (ven biển miền Trung) và nhiều vùng rừng tràm ở đồng bằng sông Cửu Long cho thấy việc cải tạo những vùng đất ngập mặn chua phèn để trồng lúa là rất hạn chế, phá rừng để nuôi tôm thì sản lượng tôm sẽ giảm đi nhanh chóng. Gần đây, một số nơi áp dụng những cách quản lý mới thích hợp đối với các vùng đất ngập nước tự nhiên đã cho thấy hiệu quả rõ rệt hơn việc trồng lúa. Đó là việc giao đất, giao rừng cho người dân quản lý, sử dụng, áp dụng kỹ thuật nghề rừng, để khai thác đa dạng hoá các sản phẩm từ rừng kết hợp với du lịch sinh thái. Từng bước phục hồi chế độ thuỷ văn và hệ sinh thái đa dạng. Thành lập, quản lý và khai thác hợp lý các khu bảo tồn như Xuân Thuỷ, Tràm Chim, Đầm Dơi, Vồ Dơi… Triển vọng thành công của những chương trình, dự án này là rất to lớn.

Bảng 3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000

Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Đất chưa sử dụng Diện tích (ha) 32.924.100 9.345.400 11.575.400 1.532.800 443.200 10.027.300 Tỷ lệ (%) 100 28,4 35,2 4,7 1,3 30,4

Bảng 4. Bình quân ruộng đất theo đầu người

(Nguồn: Cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê, tr197)

Năm 1940 1960 1980 1990 2000

Bình quân ruộng đất

theo đầu người (ha) 0,2 0,18 0,15 0,11 0,12

Tài nguyên nước

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều, lượng nước mưa phong phú nên mật độ sông ngòi dày đặc. Trên toàn lãnh thổ nước ta có hơn 2.360 sông suối có chiều dài trên 10 km. Trữ lượng nước chủ yếu nằm ở hai hệ thống sông lớn nhất là Sông Hồng và sông Cửu Long. Ngoài ra còn có 213.549 ha mặt nước hồ chứa tự nhiên và các hồ chứa ở những công trình thủy điện, thuỷ lợi. Nguồn nước mặt dồi dào làm cho trữ lượng nước ngầm lớn với nhịp điệu khai thác khoảng 15.000.000 m3/ngày. Riêng ở Hà Nội mỗi ngày đêm thành phố tiêu thụ khoảng 500.000 m3

nước ngầm. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam có khoảng 350 nguồn nước khoáng, nước nóng với trữ lượng mạch lộ thiên đạt 86,4 triệu lít/ngày. Đây là nguồn tài nguyên, nguồn dược liệu quý giá, nguồn nước giải khát có giá trị. (Bảng 5)

Bảng 5. Tài nguyên nước ở một số sông chính (Nguồn: Nguyễn Viết Phổ và Vũ Văn Tuấn, Tài nguyên nước và vấn đề môi trường ở Việt Nam, Báo cáo tại Hội nghị quốc tế về môi trường và phát triển, Hà Nội 1994)

Sông

Diện tích (km2)

Tổng lượng nước (km3

/ha)

Trong nước Ngoài vào Toàn bộ

Hồng-Thái Bình 77,9 44,12 122 Mã-Chu 28.400 15,8 4,34 20,1 Cả 27.200 19,5 4,74 24,2 Gianh 4.680 8,14 8,14 Thu Bồn 10.496 19,3 19,3 Đồng Nai 37.300 30,6 30,6 Cửu Long 20,6 500 520,6

Nhìn chung chất lượng nước của sông ngòi nước ta thoả mãn các nhu cầu kinh tế - xã hội do độ khoáng hoá thấp, thuộc loại nước mềm, phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu. Tài nguyên nước Việt Nam chứa tiềm năng thuỷ điện lớn, trung bình khoảng 94kW/km2. Tài nguyên nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VỚI TỰ NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 48 -48 )

×