Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tam Kim (Trang 97)

cho dù máy móc có hiện đại đến đâu đi nữa thì thiếu sự điều khiển của con người chúng trở thành vô nghĩa. Trong quản trị tài chính nói chung và phân tích tài chính nói riêng vai trò của con người lại càng cần thiết hơn bởi đây là một lĩnh vực vô cùng phức tạp, việc xem xét và phân tích chúng nhiều khi thoát ra khỏi các đánh giá đơn thuần về mặt kỹ thuật phân tích mà đạt đến trình độ nghệ thuật. Do đó, mặc dù hoạt động này được hỗ trợ bởi những máy tính hiện đại cùng với những phần mềm chuyên dụng song chúng chỉ là những công cụ phân tích giúp ta nắm được vấn đề và đề ra các quyết định chứ chúng không thể thay thế ta tìm ra các giải pháp xử lý.

Như vậy, ngoài các yếu tố thông tin, phương pháp phân tích thì các năng lực và trình độ của người phân tích sẽ là yếu tố quan trọng tiếp theo góp phần quan trọng trong việc đưa ra các nhận định chính xác về tình hình tài chính của Công ty. Để quá trình phân tích được hiệu quả ta cần một kiến thức chuyên môn tốt của hai loại nhân viên sau:

- Các nhân viên phân tích tài chính - Các nhân viên kế toán

Và các chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ của Công ty theo đó sẽ được tập trung vào các nhân viên này.

* Đối với nhân viên phân tích tài chính.

Hiện nay ở công ty chưa có các nhân viên chuyên về phân tích tài chính. Việc phân tích tài chính là rất sơ bộ, mới chỉ dừng lại ở việc tính toán và so sánh một số chỉ tiêu của kỳ này so với kỳ trước chứ chưa hình thành được một sự phân tích tổng hợp các vấn đề chính của Công ty. Để có được đội ngũ nhân viên này công ty có thể bằng cách cử cán bộ đi học hoặc bằng việc thực hiện tuyển dụng. Bởi vì thực tế hiện nay các nội dung về phân tích tài chính doanh nghiệp hoàn toàn có thể theo học ở trong nước để vừa học tập, vừa làm việc mà vẫn đảm bảo nội dung học tập đáp ứng yêu cầu công việc. Thứ hai là bằng việc tuyển dụng Công ty có thể tiết kiệm được chi phí đào tạo mà lại có ngay được các nhân viên sử dụng. Sau đó hàng năm Công ty có thể cử các nhân viên này tiếp tục đi đào tạo thêm để nâng cao trình độ chuyên môn. Như thể Công ty vừa có cán bộ để sử dụng, vừa có thể từng bước nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ này để phù hợp với sự phát triển của Công ty nói riêng và sự phát triển của nền tài chính quốc gia nói chung.

Đây là cầu nối giữa các thông tin kế toán tài chính phát sinh trong Công ty với việc phân tích tài chính: các nhân viên kế toán tiếp nhận các thông tin về sự biến đổi của nguồn vốn và tài sản của Công ty, phản ánh chúng vào trong các tài khoản và gửi cho phòng phân tích tài chính. Do đó, việc thành thạo các nghiệp vụ kế toán mình đảm nhận, việc tính toán nhanh và chính xác các tài khoản mình phụ trách sẽ giúp bộ phận phân tích có các số liệu để phân tích. Đây không phải là vấn đề được đặt ra đối với Công ty bởi công ty bởi công ty hiện đang có một đội ngũ nhân viên kế toán mạnh, có trình độ chuyên môn cao hiểu biết về công việc mình làm, giúp họ tiếp cận và ứng dụng được các phương pháp và kỹ thuật xử lý hiện tại để họ có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt hơn.

Bằng việc chú trọng đến chất lượng của hai loại nhân viên cần thiết trong quá trình phân tích tài chính, Công ty sẽ có một đội ngũ nhân viên phục vụ cho hoạt động này một cách đồng bộ với chất lượng cao, đảm bảo cho quá trình phân tích được thông suốt. Việc Công ty quan tâm tới đào tạo con người, tới hệ thống thông tin tài chính cũng như phương pháp phân tích chắc chắn sẽ làm thay đổi về chất lượng hoạt động phân tích tài chính ở Công ty, từ đó góp phần quan trọng trong sự nghiệp vươn lên phát triển không ngừng của Công ty.

Bên cạnh những nhóm giải pháp trên, tác giả cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước cũng như đới với Công ty Cổ phần Tam Kim.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tam Kim (Trang 97)