Hoàn thiện nội dung phân tích

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tam Kim (Trang 86)

Khi tiến hành phân tích tài chính, ngoài phân tích các tỷ số trên công ty nên phân tích thêm một số chỉ tiêu sau vì chính những chỉ tiêu này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc ra quyết định của ban giám đốc cũng như của ngân hàng. Nó sẽ làm cho báo cáo phân tích tài chính của công ty toàn diện hơn, chính xác hơn.

3.2.5.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và tình hình sử dụng nguồn vốn

Năm 2009 dòng tiền tăng 450 triệu đồng là do các nguyên nhân sau: - Vốn chủ sở hữu tăng: 30,382 triệu đồng

- Nợ ngắn hạn tăng: 7,138 triệu đồng Cộng tiền tăng: 60,382 triệu đồng

- Hàng tồn kho tăng làm giảm tiền: 17,166 triệu đồng - Tài sản cố định tăng làm giảm tiền: 25,112 triệu đồng - Phải thu tăng làm giảm tiền: 14,542 triệu đồng

- Tài sản lưu động khác tăng làm giảm tiền: 3,112 triệu đồng Cộng tiền giảm: 59,932 triệu đồng

Dòng tiền tăng: 450 triệu đồng.

Năm 2010 dòng tiền tăng 1.064 triệu đồng là do các nguyên nhân sau: - Vốn chủ sở hữu tăng: 55.712 triệu đồng

- Nợ dài hạn tăng : 29.910 triệu đồng - Nợ ngắn hạn tăng: 8.879 triệu đồng Cộng tiền tăng: 92.501 triệu đồng

- Hàng tồn kho tăng làm giảm tiền : 5.739 triệu động

- Phải thu khách hàng tăng làm giảm tiền: 29.467 triệu đồng - Tài sản cố định tăng làm giảm tiền: 53.897 triệu đồng - Tài sản lưu động khác tăng làm giảm tiền: 2.334 triệu đồng Cộng tiền giảm là: 91.437 triệu đồng

Dòng tiền tăng: 1.064 triệu đồng.

Khi tiến hành phân tích tài chính công ty đã không tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Chính vì vậy công ty sẽ không thể thấy được nguyên nhân nào dẫn đến lượng tiền mặt năm 2009 tăng 450 triệu đồng và năm 2010 tăng 1.064 triệu đồng nên sẽ rất khó khăn cho việc tiến hành lập kế hoạch thu chi trong các năm sau. Vậy trong những năm tới trong nội dung phân tích tài chính nên phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn để có thể điều tiết dòng tiền một cách hợp lý hơn. Ví như khi phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn năm 2009 thì thấy do công ty đang đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho, tài sản cố định và phải thu nên tiền chỉ tăng có 450 triệu đồng. Sang năm 2010, công ty đã giảm đầu tư vào tồn kho do vậy mà tiền tăng 1,064 triệu đồng.

Bảng 3.5. Bảng kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn từnăm 2008 đến năm 2010 Đơn vị : Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Sử dụng vốn Sử dụng nguồn vốn Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng 2009/ 2008 2010/ 2009 2009/ 2008 2010/ 2009 2009/ 2008 2010/ 2009 2009/ 2008 2010/ 2009 A. Tài sản 166,930 227,312 319,813 60,382 92,501 100% 100% 1. Tiền 3,043 3,493 4,557 450 1,064 1% 1% 2. Phải thu 40,124 54,666 84,133 14,542 29,467 24% 32% 3. Hàng tồn kho 70,240 87,406 93,145 17,166 5,739 28% 6% 4. TSLĐ khác 20,218 23,330 25,664 3,112 2,334 5% 3% 5. TSCĐ 33,305 58,417 112,314 25,112 53,897 42% 58% B. Nguồn vốn 166,930 227,312 319,813 - 60,382 92,501 100% 100% 1. Nợ ngắn hạn 27,965 35,103 43,982 7,138 8,879 12% 10% 2. Nợ dài hạn 4,474 27,336 55,246 22,862 27,910 38% 30% 3. Vốn chủ sở hữu 134,491 164,873 220,585 30,382 55,712 50% 60% Cộng 60,382 92,501 100% 100% 60,382 92,501 100% 100%

3.2.5.2. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Khi phân tích tài chính, Tam Kim đã không phân tích tình hình đảm bảo vốn vay chình vì vậy mà không thể biết được tình hình tài chính của công ty có thực sự lành mạnh và ổn định không? Tài sản cố định có được đảm bảo bằng nguồn vốn dài hạn không? Nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn có bị mất cân đối không? Để khắc phục được điều này thì công ty nên bổ sung vào nội dung phân tích phần phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh.

Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Bảng 3.6. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Công ty CP Tam Kim từ năm 2008 đến năm 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1. Phải thu 40,124 54,666 84,133

2. Hàng tồn kho 70,240 87,406 93,145

3. Nợ ngắn hạn 27,965 35,103 43,982

Nhu cầu Vốn lưu động thường

xuyên 82,399 106,969 133,296

( Nguồn Báo cáo tài chính của Công ty CP Tam Kim từ năm 2008-2010)

Nhìn vào bảng 3.6 ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của Tam Kim trong những năm qua đều rất lớn. Điều này chứng tỏ tồn kho và các khoản phải thu luôn lớn hơn nợ ngắn hạn. Việc sử dụng nợ ngắn hạn của Tam Kim lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà công ty có được từ bên ngoài và công ty đang phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch này. Vậy để trong những năm tới công ty phải nhanh chóng giải phóng hàng tồn kho và giảm các khoản phải thu ở khách hàng.

Bảng 3.7. Xác định vốn lưu động thường xuyên của Công ty CP Tam Kim từ năm 2008 đến năm 2010

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1.Vốn chủ sở hữu 134,491 164,873 218,325

2. Nợ dài hạn 4,474 27,336 55,246

3. Tài sản cố định 33,305 58,417 112,314

Vốn lưu động thường

xuyên 105,660 133,792 161,257

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Tam Kim từ năm 2008-2010)

Nhìn vào bảng 3.7 thì vốn lưu động thường xuyên của Tam Kim trong những năm qua đều dương và tăng cao. Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSCĐ hay nói cách khác TSCĐ của Tam Kim được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn. Như vậy, cùng với việc phân tích khả năng thanh toán và xác định VLĐ thường xuyên có thể khẳng định khả năng thanh toán của Tam Kim là tốt, TSLĐ đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là lành mạnh.

3.2.5.3. Hoàn thiện phân tích khả năng thanh toán

Khi tiến hành phân tích khả năng thanh toán công ty mới chỉ quan tâm đến khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh mà chưa quan tâm đến cơ cấu công nợ. Chính vì điều này mà công ty chưa thể thấy được công ty đang đi chiếm dụng vốn hay công ty đang bị chiếm dụng vốn? Để làm rõ hơn về vấn đề này ta sẽ đi phân tích tình hình công nợ của công ty để có thể đưa ra một nhận xét chính xác về tình hình thanh khoản trong những năm qua và kế hoạch cho những năm tiếp theo.

Công ty cổ phần Tam Kim có tổng phải thu ngắn hạn tăng dần. Năm 2009 là 40,124 tỷ đồng tăng hơn so với năm 20087 là 14,542 tỷ đồng tương đương 36%. Năm 2010 tổng phải thu là 84,133 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2009 là 29,467 tỷ đồng tương đương 54%. Nguyên nhân của việc tăng phải thu là do công ty tăng mức dư nợ, tăng mức tín dụng bàn hàng để giảm hàng tồn kho.

Tổng phải trả năm 2009 là 62,439 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2008 là 30,000 tỷ đồng tương ứng với 92%. Năm 2010 tổng phải trả là 99,228 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2009 là 36,789 tỷ đồng tương đương với 59%. Đi vào phân tích cụ thể, ta nhận thấy các

khoản vay nợ tăng đáng kể trong đó vay nợ dài hạn tăng 27,910 tỷ đồng tương ứng với 102%, vay nợ ngắn hạn tăng 6,969 tỷ đồng tương đương với 44%.

Qua bảng 3.8 ta thấy khoản công ty đi chiếm dụng vốn là rất cao so với khoản công ty bị chiếm dụng vốn. Nếu như năm 2008 công ty đang đi chiếm dụng vốn hơn là bị chiếm dụng thì đến năm 2009 và năm 2010 khoản công ty bị chiếm dụng vốn bằng lần lượt là 88%, 85% khoản công ty đi chiếm dụng. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty đang giảm dần vì nếu như năm 2008 tỷ lệ phải trả chiếm 19.43% tổng nguồn vốn thì đến năm 2010 tỷ lệ này đã là 32.67%. Tuy nhiên nếu xét một cách tổng thể thì việc tăng khoản phải trả cũng chưa phải là xấu vì khi công ty hoạt động có hiệu quả thì chi phí đi huy động vốn ở ngoài sẽ thấp hơn chi phí sử dụng VCSH. Vậy nên trong những năm tới công ty vẫn có thể tăng các khoản phải trả tuy nhiên cũng không nên tăng quá nhiều để tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Nợ phải thu ngắn hạn Tỷ2008 2009 2010 Nợ phải trả 2008 2009 2010 đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %

Phải thu của khách

hàng 37,089 22.22 58,987 25.95 84,423 26.40 Vay và nợ ngắn hạn 11,120 6.66 15,797 6.95 22,766 7.12

Trả trước cho người

bán 1,822 1.09 1,070 0.47 2,345 0.73 Phải trả cho người bán 7,087 4.25 9,791 6.25 14,724 6.25

Phải thu nội bộ ngắn

hạn (408) (0.24) (6,464) - 2.84 (4,897) -1.53

Người mua trả tiền

trước 703 0.42 853 0.38 659 0.21

Các khoản phải thu

khác 2,015 1.21 1,203 0.53 2,435 0.76

Thuế và các khoản

phải nộp Nhà nước 1,191 0.71 1,102 0.48 524 0.16

Dự phòng phải thu

ngắn hạn khó đòi (394) (0.24) (130) - 0.06 (173) -0.05

Phải trả người lao

động 878 0.53 1,368 0.60 1,074 0.34

Chi phí phải trả 3,568 2.14 3,122 1.37 2,407 0.75

Phải trả nội bộ 885 0.53 147 0.06 - -

Các khoản phải trả, phải

nộp ngắn hạn khác 2,533 1.52 2,923 1.29 1,828 0.57

Nợ dài hạn 4,474 2.68

27,33

6 12.03 55,246 17.27

Tổng nợ phải thu 40,124 54,666 84,133 Tổng nợ phải trả 32,439 19.43

62,43

9 29 99,228 32.67

Bảng 3.8. Cơ cấu công nợ ngắn hạn Công ty cổ phần Tam Kim từ năm 2008 đến năm 2010

3.2.5.4. Hoàn thiện phân tích khả năng hoạt động

Phân tích khả năng hoạt động của công ty là phân tích chủ yếu sử dụng tỷ số hoạt động còn gọi là tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động. Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty. Nếu công ty đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản và vốn hoạt động sẽ làm cho dòng tiền tự do và giá cổ phiếu giảm. Ngược lại, nếu công ty đầu tư quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lời và do đó làm giảm dòng tiền tự do và giá cổ phiếu. Do vậy, công ty nên đầu tư tài sản ở mức độ nào là hợp lý? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải phân tích hiệu suất sử dụng tài sản và tài sản cố định. Tuy nhiên khi đi phân tích công ty lại không phân tích các chỉ tiêu đó.

Bảng 3.9. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản của công ty cổ phần Tam Kim từ năm 2008 đến năm 2010

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Mức tăng giảm % Tăng giảm

2009/ 2008 2010/ 2009 2009/ 2008 2010/ 2009

Doanh thu thuần 289,679 239,048 440,808

-

50,630 201,759 -0.17 0.84

Tài sản cố định 33,305 58,417 112,314 25,112 53,897 0.75 0.92

Tổng tài sản 166,930 227,312 319,813 60,382 92,501 0.36 0.41

Hiệu suất sử dụng tài sản

cố định 8.70 4.09 3.92 - 4.61 - 0.17 - 0.53 - 0.04 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1.74 1.05 1.38 - 0.68 0.33 - 0.39 0.31

( Nguồn Báo cáo tài chính của Công ty CP Tam Kim từ năm 2008-2010)

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Tam đang có xu hướng giảm từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2009 là 4.09 vòng giảm hơn so với năm 2008 là 4.61 vòng. Năm 2010 là 3.92 vòng giảm hơn so với năm 2009 là 0.17 vòng. Sở dĩ điều này xảy ra vì như đã phân tích ở phần cơ cấu tài sản thì tỷ lệ của tài sản cố định của Tam Kim tăng dần qua các năm. Trong khi đó thi doanh thu thuần năm 2009 lại giảm di so với năm 2008, và năm 2010 lại tăng hơn so với năm 2009. Tuy nhiên thì mức tăng này không đủ lớn để kéo hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng lên.

Năm 2009, doanh thu bị giảm so với năm 2008 trong khi đó thì tổng tài sản lại tăng hơn năm 2008 tuy nhiên tỷ lệ giảm của doanh thu lớn hơn tỷ lệ tăng của tổng tài sản nên dẫn đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2009 giảm hơn so với năm 2008 là 0.68 vòng. Năm 2010, doanh thu thuần tăng hơn so với năm 2009 84%, tổng tài sản tăng hơn 40% chính điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Tam Kim tăng lên 0.33 vòng so với năm 2009 và ở mức 1.38 vòng. Có nghĩa là mỗi đồng tổng tài sản công ty tạo ra 1.38 đồng doanh thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Tam Kim là tương đối tốt.

Qua phân tích ở trên thí có thể thấy rằng việc đầu tư tăng tài sản cố định trong những năm vừa qua có thể nói là chưa thật sự hiệu quả vì hiệu suất sử dụng tài sản đang bị giảm đi. Vậy thì công ty cũng nên xem xét lại kế hoạch tăng tài sản cố định trong những năm tới.

3.2.5.5. Hoàn thiện phân tích khả năng cân đối vốn

Hệ số đòn bẩy tài chính là hệ quả của cơ cấu tài chính ( tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ nợ vay). Công ty có hệ số đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ càng làm tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, khi hoạt động không hiệu quả mọi rủi ro sẽ dồn hết lên vai vốn chủ sở hữu. Như vậy hệ số đòn bẩy tài chính có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp. Nhưng khi phân tích về khả năng cân đối vốn doanh nghiệp cũng mới chỉ phân tích các tỷ số nợ do vậy để có một cái nhìn tổng quát hơn công ty nên xác định thêm hệ số đòn bẩy tài chính.

Bảng 3.10. Đòn bẩy tài chính của Công ty cổ phần Tam Kim từ năm 2008 đến năm 2010 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Mức tăng giảm % Thay đổi

2009/ 2008 2010/ 2009 2009/ 2008 2010/ 2009

Chi phí lãi vay 2,045 2,224 5,329 179 3,105 9% 140%

Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay 50,702 46,731 88,305

-

3,971 41,574 -8% 89%

Hệ số đòn bẩy tài

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty CP Tam Kim năm 2008-2010)

Năm 2009 cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng do vậy lợi nhuận giảm hơn so với năm 2008 là 8% tương ứng 3.971 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí lãi vay năm 2009 lại tăng hơn so với năm 2008 là 179 triệu đồng nên dẫn đến hệ số đòn bẩy tài chính của công ty tăng hơn so với năm 2008 là 1%. Năm 2010 nền kinh tế đang dần hồi phục nên, Tam Kim thoát hẳn ra khỏi cuộc khủng hoảng hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ, lợi nhuận tăng hơn so với năm 2009 là 41.574 triệu đồng tương ứng 89% . Như đã phân tích ở trên hệ số nợ của Tam kim tăng mạnh vào năm 2010 điều đó có nghĩa là công ty đã sử dụng nợ nhiều hơn nên dẫn đến chi phí lãi vay cũng tăng mạnh, tăng hơn 140% so với năm 2009. Và hệ số đòn bẩy tài chính của công ty tăng 1% so với năm 2009. Đây là một tín hiệu tốt, với việc sử dung đòn bẩy tài chính đã làm tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu vì công ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định, bằng cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định. Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về các cổ đông. Tỷ số này càng tăng chứng tỏ Tam Kim đã ngày một

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tam Kim (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w