Nghĩa của việc tiếp biến tƣ tƣởng cải cách giáo dục từ duy tân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 82)

8. Kết cấu của luận văn

2.4.nghĩa của việc tiếp biến tƣ tƣởng cải cách giáo dục từ duy tân

tân Minh Trị của Nhật Bản đối với công cuộc đổi mới giáo dục Việt Nam hiện nay

Về kết quả của công cuộc cải cách ở cả Việt Nam và Nhật Bản, chúng ta thừa nhận rằng, Việt Nam cải cách thất bại trong khi Nhật Bản thành công. Song, kết quả đó cũng có những nguyên nhân khách quan của nó.Cho đến đầu thế kỷ XX, chế độ phong kiến đã tồn tại hơn 1000 năm ở Việt Nam, vua quan nhà Nguyễn tiếp tục duy trì hệ tư tưởng thống trị Nho giáo đã lỗi thời, bảo thủ làm kìm hãm, ngăn cản tiến trình phát triển của dân tộc, dẫn đến chỗ làm mất nước. Họ từ chối học tập phương Tây, không tiếp nhận những tiến bộ của phương Tây về chính trị, văn hóa và khoa học kỹ thuật. Những bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ cuối thế kỷ XIX cùng với các tư tưởng cải cách khác vô cùng tiến bộ song cuối cùng cũng rơi vào quên lãng, không có được sự đối ứng thực sự của triều đình phong

kiến. Những tư tưởng cải cách như những tia sáng lóe lên ở một số người, chỉ chiếu rọi đến một bộ phận nhỏ trí thức, và rồi, nó trở thành những thứ “viển vông”, “xa vời” khi đến tay tầng lớp thống trị nhà Nguyễn. Đông Kinh nghĩa thục chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn đã bị thực dân Pháp

dập tắt, nên chỉ có thể phát triển ở một số thành phố, còn nông thôn, dân chúng không hề biết tới, do đó, không kịp mở mang dâ trí, tập hợp trí lực của quần chúng nhân dân, lực lượng chủ yếu của cách mạng. Trong khi đó, ở Nhật Bản, công cuộc cải cách về danh nghĩa là do Nhật hoàng Minh Trị đề xướng, song thực chất không phải là công việc của riêng nhà vua, mà là nguyện vọng, chủ trương của một lớp võ sĩ đã tư sản hóa vạch đường cho nhà vua, đảm bảo cho sự thành công của cải cách. Bên cạnh đó, những điều

kiện có lợi cho công cuộc cải cách đã xuất hiện trước khi thiên hoàng Minh Trị lên ngôi: sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tầng lớp tiểu tư sản thành thị đã xuất hiện, sách báo về tư tưởng phương Tây đã được in ấn và truyền bá…. Những điều kiện cần thiết cho cải cách giáo dục ở Nhật Bản đã có, còn cách mạng Minh Trị được tiến hành thành công là kết quả tất yếu của một quá trình chuẩn bị khá dài. Còn ở Việt Nam, lúc bấy giờ, nền kinh tế chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp manh mún, tự cung, tự cấp, thương

nghiệp chưa phát triển; tập đoàn phong kiến triều Nguyễn vẫn giữ vai trò chuyên chế về chính trị cùng với hệ tư tưởng Nho giáo đã chứng tỏ sự “bất lực” của mình “trước các nhiệm vụ lịch sử” (chữ dùng của Trần Văn Giàu)… Tuy nhiên, phong trào Đông Kinh nghĩa thục xuất hiện cũng đã chứng tỏ khát vọng đòi lại “dân quyền, dân sinh, dân trí” bằng mọi con đường của các chí sĩ yêu nước Việt Nam trong bối cảnh nước nhà đang là nước thuộc địa, nửa phong kiến.

Trong một thời đoạn gần như bế tắc, các nhà lãnh đạo Đông Kinh

nghĩa thục bằng nỗ lực tiếp biến tư tưởng cải cách giáo dục mới từ bên ngoài để làm tăng thêm nội lực khai thông tình thế, mở ra một hướng phát triển của dân tộc trước đây chưa từng có. Các nhà nho duy tân của Trường

đã mở ra mặt trận văn hóa, tư tưởng, giáo dục, đẩy lịch sử Việt Nam tiến lên một tầm cao mới:

“Thời buổi ngày nay không phải là thời buổi biến thông ư? Người Âu súc tích tâm tư, tài lực có mấy nghìn, có mấy trăm năm nay, làm nảy ra được cuộc văn minh, bành trướng không ngừng, lần lượt tràn lan vào các nước châu Á. Ấy thực là một ánh sáng rực rỡ giữa đám tối tăm. Thật là trời mở cho ta mà mình lấp lại sao? Ngày ngày ngồi giữa cái thú ca múa hồ sơn mà không lo, rồi nhìn núi sông đổi dời mà không thương tiếc! Chả biết hai mươi lăm triệu đồng bào ta rồi sẽ kết cục ra sao đây? Chả biết rồi đây,

người đời sau xem người đời nay, người đời nay xem người đời xưa sẽ đặt ta vào địa vị nào đây”. [85, 192]. Nhận định này của những nhà sáng lập Đông Kinh nghĩa thục vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh toàn cầu hóa,

quốc tế hóa hiện nay.

Có thể khẳng định, Đông Kinh nghĩa thục là kết quả tất yếu của sự vận động, phát triển của xã hội Việt Nam từ cuối thể kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX. Qua đó, sự kết hợp, tiếp biến tư tưởng cải cách giáo dục ở bên ngoài, mà cụ thể ở đây là từ Nhật Bản đã được ghi nhận với những đóng góp lớn cả về thực tiễn và lý luận. Bài học được rút ra từ Đông Kinh nghĩa thục là không bao giờ cũ đối với nền giáo dục Việt Nam cho đến tận ngày

nay, trong đó có các khía cạnh nổi bật trong giai đoạn đổi mới:

Một là, phải xác định cho toàn bộ nền giáo dục một mô hình giáo

dục thích ứng linh hoạt, có nguyên tắc vững vàng, có tiếp nhận tri thức mới

từ bên ngoài;một mục đích giáo dục rõ ràngđể định hướng cho việc dạy và học. Bên cạnh đó, phải xác định việc học là yêu cầu đặt ra cho cả xã hội, tất cả mọi người học để tồn tại và phát triển, học để cho mình và học cho quốc

gia, hay mục đích của giáo dục chính là nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, đào tạo nhân tài, toàn dân tự đổi mới, “hóa dân cường quốc”. Theo đó,

muốn làm cho quốc gia, dân tộc tiến hóa và phát triển đi lên, phải đổi mới toàn hệ thống, đầu tiên là đổi mới tư cách của người đi dạydân, bằng sự tự

hoàn thiện, học tập suốt đời. Sự học ở đây không chỉ là học từ giá trị vốn cổ truyền thống của cha ông mình, từ các bậc thánh nhân đóng khung trong khuôn khổ tri thức truyền thống tích lũy được của một đất nước mà còn cần phải mở rộng phương pháp tư duy, học tinh hoa của quốc tế để bắt kịp với làn sóng văn minh, cách mạng khoa học kỹ thuật đang chuyển biến từng ngày, từng giờ trên thế giới, khiến đất nước không bị lạc hậu, nô dịch, đi chậm so với các nước khác. Một nền kinh tế quốc dân chỉ phát triển bền vững, toàn diện nếu người lao động trên đất nước ấy được giáo dục toàn diện có trình độ giáo dục cao, được hưởng và được thực hiện dân chủ, bình đẳng mọi thành phần, coi trọng luật pháp, các ngành nghề được đào tạo là: nông, công, thương, khoa học, học cách hội nhập, chỉ có như vậy việc mạnh dạn mở cửa mà không sợ chệch hướng, mất gốc… Có như thế thì “dân mới giàu, nước mới cường”, quốc gia phát triển bền vững.

Hai là, phải quán triệt quan điểm coi đổi mới toàn diện nền giáo dục

là giải pháp, chiến lược đầu tiên, là quốc sách hàng đầu cho sự phát triển của một đất nước, phải tiến hành giáo dục toàn quốc dân, giáo dụcphổ cập,

xã hội hóa giáo dục, đặc biệt nhấn mạnh đên vai trò của quốc học quốc ngữ trong một nền giáo dục quốc dân. Người dân cả nước không người nào là không đi học. Học cái gì? Như Đông Kinh nghĩa thục nói vắn tắt thì: Học ba điều. Một là, học vệ sinh, làm cho thân thể khỏe mạnh, ăn sạch, uống sạch, ở sạch, môi trường sạch, hít thở bầu không khí sạch. Hai là, học trị

sinh, tức là học cách làm ra thức ăn, đồ mặc và quản lý sản nghiệp. Ba là,

học làm người. Tức là học cách sống chung với nhau trong nhà, ngoài xã hội, giữ đạo làm người, không đánh mất nhân tính, tôn trọng tự do cá nhân,

bình đẳng, biết yêu thương, chia sẻ… “Ba điều” này ra đời ở phong trào Đông Kinh nghĩa thục Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, nhưng đến thế kỷ XXI,

chúng ta vẫn còn nhận thấy tính thời sự nóng hổi của nó đối với con người qua đối chiếu thông cáo về bốn nội dung trụ cột giáo dục thời đại ngày nay được UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural

Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) đưa ra: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, và học để tự khẳng định mình.

Cải cách giáo dục toàn diện còn phải tiến hành cải cách đồng bộ trên tất cả các mặt của đời sống giáo dục. Theo đó, nội dung giáo dục thay đổi phải gắn liền với sự thay đổi của phương pháp giáo dục. Đổi mới nội dung đi liền với việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và thi cử. Có như thế, sản phẩm đầu vào và đầu ra của giáo dục mới thống nhất về mục đích.

Muốn được vậy, hiện nay chúng ta phải kiên quyết loạibỏ lối học cũ để lấy danh, học vì bằng cấp, để lên chức thăng quan, đề cao một phương pháp học văn minh, thực học, thực hành, dân chủ, khoa học, thiết thực với con người. Hạn chế những di hại của giáo dục thực dân, phong kiến, làm tha hóa con người, biến con người thành công cụ, phương tiện lao động của giai cấp thống trị.

Ba là, phải nhận thức rõ giáo dục và tư tưởng, văn hóa, kinh tế, quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phòng luôn có mối liên hệ hữu cơ, sâu sắc; bên cạnh đó, phải thấy được tầm quan trọng số một của mối quan hệ giữa cải cách giáo dục đi liền với xã hội hóa giáo dục, là quốc sách để tiến hành các đổi mới mọi lĩnh vực.

Hiểu rõ mối quan hệ hữu cơ đó, Đông Kinh nghĩa thục đột phá từ cải cách giáo dục, mô hình, nội dung, phương pháp giáo dục rồi lồng ghép 3 mặt đó với nhau, tạo thành một phong trào sâu rộng vận động dân tộc yêu nước, thực hiện giáo dân, tân dân, dưỡng dân nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao nội lực, đủ sức giải phóng, giành lại chủ quyền dân tộc, hòa nhập và xu trào tiến bộ văn minh của dân tộc.

Đường lốiphong trào tập trung vào: “Mở tân giới, xoay nghề tân học,

Đón tân trào, dựng cuộc tân dân;

Ngày nay, thế và lực nước ta đều khác thời trước, trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, chuẩn bị cho nguồn nhân lực, Đảng Nhà nước đã và đang có những chính sách định hướng, tư tưởng chỉ đạo sáng suốt đạt được những bước tiến đáng kể, song vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho nền giáo dục nước ta. Các Bộ - Ban - Ngành chức năng cần chủ động biến tư tưởng chỉ đạo trên thành triết lý sinh động - một chủ thuyết triết học có định hướng tư tưởng rõ ràng, có bước đi cụ thể để đẩy mạnh đổi mới giáo dục toàn diện. Cần lưu ý rằng, ngay các nhà lãnh đạo Việt Nam khi nói về sự thất bại cuộc cải cách giáo dục năm 1982 của họ đã mạnh dạn chỉ rõ có nguyên nhân là cải cách nửa vời, vì thiếu một chủ thuyết, triết lý giáo dục.

Họ cho rằng, trong điều kiện thực tế hiện nay cần lồng ghép với chủ trương “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” với các chương trình cụ thể để „Tân học” (ví dụ như việc xây dựng mô hình đào tạo tiêu chuẩn quốc tế) phát huy vững chắc trên nền tảng tốt đẹp văn hóa Việt Nam; phát động toàn xã hội không ngừng học tập, “dựng cuộc tân dân”, lồng ghép, tiếp biến các giá trị mới và từng giai đoạn phù hợp với sự tiến bộ của thời đại, từ bỏ triệt để thói xấu và tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là tệ mua bán bằng cấp, phấn đấu đạt thực học, thực tài. Ngành giáo dục,

đào tạo cần có chiến lược cụ thể, lộ trình thực hiện cải cách giáo dục, gắn chặt với chiến lược tổng thể phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội đất nước,

không nên chỉ chú trọng chạy theo giải quyết các sự việc thiên về hiện tượng bề ngoài, mà quan trọng là phải tập trung vào các vấn đề gốc rễ, có tính chiến lược. Xưa chú trọng tiếp thu tri thức nhân loại qua “Tân thư, tân báo, tân văn…”, nay cần mở rộng, đa dạng, đa phương hóa các hình thức tiếp biến trí tuệ, tri thức, văn hóa tổng hợp; tiếp xúc, giao lưu hợp tác quốc tế mạnh hơn cho ngành giáo dục đào tạo, nhà quản lý, nhà giáo, sinh viên trực tiếp và gián tiếp và bằng các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Gần đây, đã có nhiều ý kiến hợp lý được đưa ra xem xét, để xây dựng triết lý cho giáo dục hiện đại là: “Dạy và học thành người Việt Nam hùng mạnh,

đẳng cấp quốc tế, cạnh tranh hiệu quả trong hội nhập, phát triển bền

vững” và cần lấy phương châm, nội dung, kế hoạch đào tạo cho đầu ra cụ

thể là: Học giỏi toàn diện, thiết thực, phù hợp chương trình quốc tế, giữ vững nền văn hóa Việt, thạo ngoại ngữ, tinh công nghệ, nâng thành tầm quốc tế.

Bên cạnh đó, phải thấy được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa đổi mới giáo dục và nền tảng cơ sở của sự phát triển kinh tế. Đông Kinh nghĩa thục chủ trương xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường, hướng theo văn minh tư bản phương Tây. Coi trọng thực nghiệp, thực tài, tôn trong việc sản nghiệp là của riêng. Coi trọng việc đào tạo nhà doanh nghiệp: “Người giàu bỏ vốn ra phát triển công nghiệp thì dân ta sẽ cảm kích, xưng tụng, sao lại sinh lòng đố kỵ?”. Việc các nhà nho đi buôn chính là một minh chứng cho đổi mới tư duy, học để nhận thức được vai trò của kinh tế với giáo dục và ảnh hưởng của giáo dục tới kinh tế, con người trước tiên phải “ăn, ở, mặc” rồi sau đó mới có điều kiện để “ai cũng được học hành”. Vì vậy, đây là một đóng gớp có ý nghĩa lớn lao của phong trào Đông Kinh nghĩa thụckhi họ tiếp nhận ảnh hưởng từ bên ngoài, và áp dụng nó vào thực tiễn Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Bốn là, bài học tư tưởng lớn của Đông Kinh nghĩa thục là tiếp tục kế

thừa, phát huy tư tưởng dân bản Việt Nam, nâng cao giá trị đó mang tầm thời đại là dần đi đến dân chủ trong giáo dục: Khai dân trí - Chấn hưng dân khí - Hậu dân sinh vẫn mãi đúng như một triết lý giáo dục căn bản.

Một nỗi lo rất lớn của các sĩ phu yêu nước tiến bộ thế kỷ XX như Phan Bội Châu đã nhận ra rằng không có dân chủ trong giáo dục chẳng những dân trí “ngu” mà dân trí lại “hèn”. Hai chữ “ngu” và “hèn” nặng nề,

song chắc các cụ cũng chỉ nhằm kích động tinh thần dân tộc để đủ sức tiếp biến cái mới từ bên ngoài bồi bổ cho nội lực.

Dân trí ngu? Là chỉ những người có học chỉ biết quanh xó bếp, chẳng biết năm châu bốn biển là gì, không hiểu gì chuyện nước nhà mình, chỉ biết

làm thơ, làm phú mà không biết một nghề thực dụng, công thương kỹ xảo,

không nắm được khoa học công nghệ, tư tưởng cận đại thế giới. Như vậy,

thì dù học nhiều vẫn ngu, ngu như thế thì trong cạnh tranh sinh tồn, phần lép, phần thua, phần chết tất nhiên là thuộc về ta rồi. Muốn khắc phục tình trạng này thì phải khai dân trí, muốn dân trí thì trước hết phải thực hiện đường lối tân học văn minhgiáo dục theo lối tiên tiến trên nền tảng văn hóa dân tộc.

Dân khí hèn?Thời kỳ này không biết bao nhiêu bài văn bài trình thuyết, các cụ đã bài tỏ ý “tủi thương” cho dân tộc ta “xưa kia không thiếu anh hùng, dọc ngang trời đất vẫy vùng non sông” mà ngày nay, “anh hùng sao vắng vẻ”hiếm hoi quá.

Trong văn thơ của Đông Kinh nghĩa thục những năm đầu thế kỷ XX,

khái niệm “hồn nước” và ý thức “gọi hồn” rất là phổ biến và lúc nào cũng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 82)