Nội dung tư tưởng và vị trí của Đông Kinh nghĩa thục trong phong

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 43)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nội dung tư tưởng và vị trí của Đông Kinh nghĩa thục trong phong

phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX

Đầu thế kỷ XX, Việt Nam liên tiếp diễn ra các phong trào đấu tranh yêu nước bằng cả hình thức bạo động và bất bạo động, song đều thất bại. Phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến kiểu cũ trong việc giải quyết những nhiệm vụ do lịch sử đặt ra. Từ đó, một

số nhà Nho duy tân đã đi đến sự dứt khoát phải đổi mới, duy tân trong nhận thức và hành động, dấy lên các phong trào duy tân ở tất cả các vùng miền:

Đông Du, Duy Tân, Đông Kinh nghĩa thục... Ảnh hưởng của tư tưởng cải cách giáo dục thời Minh Trị Duy Tân không chỉ dừng lại ở mức độ hoạt động tiếp thu của Đông du cầu học mà còn được biểu hiện bằng nhiều khía cạnh khác. Trong chương trình của Duy Tân hội do Phan Bội Châu soạn thảo từ Trung Quốc gửi về ghi rõ làm thế nào để khôi phục chủ quyền Việt

Nam độc lập, trở thành một nước quân chủ lập hiến. Chủ trương này cũng là sự học tập mẫu hình của Nhật Bản. Như trên đã nói, trong hoạt động của mình, để thu phục nhân tâm, Hội đã mời những người vốn thuộc dòng dõi vua quan triều Nguyễn làm hội viên và thành viên ban lãnh đạo Hội. Hoạt động của Duy Tân Hội trong chừng mực nào đó mang dáng dấp của cuộc cải cách Minh Trị. Họ ảo tưởng cầu viện nước ngoài, trước hết là Nhật Bản bởi vì theo họ chỉ có Nhật Bản là giống da vàng, lại là nước tiên tiến hàng đầu Á Châu, chuyển biến theo mô hình quân chủ lập hiến sẽ ủng hộ Việt Nam làm được các bước cải cách tương tự. Nhưng, họ đã lầm.

Đông Kinh nghĩa thục đã diễn ra ở Hà Nội và các vùng phụ cận từ tháng 3 đến tháng 12 năm 1907, song đây là một sự kiện lịch sử rất đặc sắc nên thu hút được sự quan tâm của khá nhiều trí thức Tây học như anh em Phạm Tuấn Phong, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Duy Tốn... Qua hai tác phẩmVăn minh tân học sáchQuốc dân độc bản, theo

Đông Kinh nghĩa thục muốn phát triển, muốn văn minh, phải có giáo dục đi trước một bước, một nền dân trí phát triển ngày càng cao và một thể chế chính trị dân chủ. Trong quan niệm của Đông Kinh nghĩa thục ở nước nào có nền dân trí cao thì người dân ở nước đó phải có tư duy năng động, ham

thích trao đổi để đưa đất nước luôn luôn tiến tới.

Thành lập ở Hà Nội, nơi mà chỉnh phủ Nam Triều đã nhượng cho Pháp vào năm 1888, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vừa mới thâm nhập nhưng lại là nơi cố đô ngàn năm văn hiến, tập trung đông dân với nhiều

thành phần khác nhau, rất nhạy bén các trào lưu chính trị và tư tưởng mới.

Chính điều này đã làm cho Đông Kinh nghĩa thục nhanh chóng phát triển ảnh hưởng của mình ra các vùng lân cận và các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ và khi phong trào đã phát triển mạnh, công việc thuận lợi thì thành lập chi nhánh ở các nơi và lấy Hà Nội làm trung tâm. Từ số lượng học sinh ban đầu như đã nêu ở trên, đến tháng 5 năm 1907, chỉ sau 2 tháng hoạt động, số học sinh tăng lên nhanh chóng và lan rộng tới 40 lớp và hơn nghìn học

sinh, chia làm 8 lớp. Có lớp ban ngày, lớp ban đêm, phân làm hai cấp tiểu học và trung học. Học sinh được cấp giấy, bút, sách, vở. Những người quá nghèo được nhà trường sắp xếp cho ăn ở ngay trong ký túc xá của Nghĩa thục.

Nội dung đóng góp của Đông Kinh nghĩa thục cho lịch sử tư tưởng Việt Nam tập trung tuyên truyền cải cách văn hoá, xã hội, hô hào thực nghiệp, tiến công vào tư tưởng lề thói phong kiến, vận động học chữ quốc ngữ, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, đả kích bọn quan lại tham ô, cổ vũ lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân và đặc biệt không quên xác định kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp và thế lực phong kiến bảo thủ, cổ hủ. Những nhà lãnh đạo hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục thường phối hợp chặt chẽ, bí mật với những người lãnh đạo của phong trào Đông Du, Duy Tân. Họ có mục tiêu thống nhất và cùng phối hợp thực hiện. Những tác phẩm của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu gửi về cũng được sử dụng làm tài liệu tuyên truyền của Đông Kinh nghĩa thục. Những tài liệu giảng dạy của Đông Kinh nghĩa thục có nội dung chú trọng các tuyên truyền, định hướng hoạt động thực tiễn giải phóng dân tộc của hai ông

Phan, đồng thời, tập cho người dân theo lối làm ăn mới của các tầng lớp sĩ

phu tư sản hóa trong phong trào duy tân thời bấy giờ như mở mang kinh

doanh, thành lập các nông hội công thương, sản xuất hàng nội hoá. Phong

nước, tự cường theo một hướng đi mới, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang.

Sau đó, ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục đã lan rộng ra cả ở Hà Đông, Vĩnh Phú, Thái Bình, Hải Dương…, hòa với phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ, Nam Kỳ một cách nhanh chóng: Trường Võ Liệt ở Thanh Chương (Nghệ An) đã thu hút nhiều thanh niên ưu tú ở các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Hương Sơn, Đức Thọ đến học tập với những thầy giáo nổi tiếng yêu nước, có ít nhiều kiến thức “tân học” như Phó bảng Đặng Nguyên Cẩn, Tiến sĩ Ngô Đức Kế… Tài liệu giảng dạy học tập hầu hết do Đông Kinh nghĩa thục ở tại Hà Nội cung cấp. Một số sách giáo khoa

nhưVăn minh tân học sách, Quốc dân độc bản, Namquốc địa dư… sau

này sưu tầm được chính là xuất phát từ các “lò đào tạo” này. Trường Phong Phú ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) cũng tổ chức, thu hút thêm con em các xã, huyện ở Can Lộc, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh đến học.

Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục, qua các tài liệu tuyên truyền và cổ động và qua những hoạt động cụ thể của trường, là dùng hoạt động giảng dạy, tuyên truyền công khai hợp pháp của trường học, diễn thuyết,

bình văn, báo chí…để: 1. Bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng; 2. Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ; 3. Phối hợp hành động với các sĩ phu đã xuất dương và hỗ trợ nguồn lực con người và tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, cũng như phối hợp với hoạt động của phong trào Duy Tân đang phát triển trong cả nước: Nâng cao dân chí – chấn hưng dân khí – đào tạo nhân tài cứu nước, cứu dân, bằng cách học hỏi văn minh phương Tây.

Có thể nói, Đông Kinh Nghĩa thục không chỉ đơn thuần là một trường học. Thực chất nó như một tổ chức cách mạng do các sĩ phu yêu nước tiến bộ tổ chức để hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động cứu nước trên toàn Việt Nam, và trở thành một bộ phận của cách mạng Việt Nam. Qua 9

tháng hoạt động, Đông Kinh Nghĩa thục đã nuôi dưỡng được một phong trào cách mạng công khai hợp pháp khá sôi nổi, quyết liệt trong lĩnh vực đấu tranh về văn hoá và tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Đó cũng là cuộc vận động chính trị chuẩn bị về tinh thần, về tư tưởng cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc dân chủ trong bối cảnh mới.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua phân tích những tiền đề khách quan và chủ quan trong nước và khu vực trên các lĩnh vực chính trị - xã hội, kinh tế, văn hóa –tư tưởng, có thể thấy, Việt Nam cuối thể kỷ XIX – đầu thế kỷ XX diễn ra những biến chuyển vô cùng mạnh mẽ trong làn sóng chung của tình hình thế giới. Cùng với sự di chuyển về phương Đông của chủ nghĩa đế quốc với âm mưu biến các nước Châu Á thành thị trường thuộc địa của chúng, đến đầu thế kỷ

XX, Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, người dân Việt Nam chưa bao giờ chịu đầu hàng, những cuộc đấu tranh liên tiếp diễn ra cả dưới hình thức bạo động hay bất bạo động, công khai hay bí mật, .. Dù bị thất bại, song những phong trào vẫn âm ỉ cháy trong lòng nhân dân và thổi bùng ngọn lửa yêu nước của người Việt Nam. Trong bối cảnh một số nước Đông Á đang tiến hành cải cách mọi mặt đất nước hòng tìm cách đưa đất nước mình thoát khỏi sự dòm ngó và ách thống trị của các nước đế quốc phương Tây và đã thu được những kết quả nhất định, Việt Nam cũng đã du nhập một số tư tưởng cải cách từ các nước Á Đông anh em. Trong đó mạnh mẽ nhất là từ Nhật Bản, người “anh cả da vàng”, “đồng văn, đồng chủng”,

trong kỷ nguyên Minh Trị Duy tân đã thắng được hai nước lớn là Trung Quốc và Nga, đưa đất nước phát triển phồn thịnh ngang hàng các nước phương Tây. Các điều kiện đó đã tác động mạnh mẽ đến tư duy nhạy bén,

tiến bộ của các nhà nho yêu nước và manh nha ở họ việc thành lập Đông Kinh nghĩa thục và quy định nội dung tiếp biến tư tưởng cải cách giáo dục từ bên ngoài của nó.

Trước hai nhiệm vụ mà lịch sử đặt ra lúc bấy giờ: 1. Đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập dân tộc; 2. Canh tân toàn diện xã hội đưa đất nước sánh ngang với các nước trên thế giới, đặc biệt đầu tiên phải cải cách

hình thức bạo động và bất bạo động, công khai và bí mật. Song, với thực lực còn non yếu, thiếu sự nhất quán trong lãnh đạo và tổ chức trên cả nước,

các phong trào dần đi tới thất bại.

Trong bối cảnh đó, có một số sĩ phu thức thời đã nhận thức được sự hạn chế của tư tưởng yêu nước truyền thống, và sự bảo thủ, bất lực của tầng lớp vua quan phong kiến. Giữa thời đại “gió Mỹ, mưa Âu” làm chuyển động thế giới, Minh Trị duy tân với những chuyển biến rõ nét ở Nhật Bản là một tấm gương rạng ngời về việc mở cửa giao lưu với văn minh phương Tây, đổi mới đất nước thành công mà những tư tưởng cải cách giáo dục,

thông qua Tân thư, Tân văn đã lan sang các nước khác, trong đó có Việt Nam. Phong trào cải cách Việt Nam đầu thế kỷ XX ghi nhận những ảnh hưởng từ Duy tân Minh trị đến nước ta và những đóng góp lớn lao của những cải cách giáo dục từ phong trào Đông Kinh nghĩa thục – một phong trào – một điển hình của cách thức tiếp nhận mô hình cải cách từ mô hình Khánh Ứng nghĩa thục vào Việt Nam nhằm mục đích canh tân xã hội để đưa đất nước tiến kịp các nước tiến bộ trên thế giới.

CHƢƠNG 2. MỘT SỐ NỘI DUNG ẢNH HƢỞNG

TƢ TƢỞNG CẢI CÁCH GIÁO DỤC MINH TRỊ DUY TÂN CỦA NHẬT BẢN ĐẾN PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC

Đầu thế kỷ XX, các nhà nho duy tân thức thời như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… đã nhận thức được sự hạn chế của tư tưởng yêu nước truyền thống, và sự bảo thủ, bất lực của tầng lớp vua quan phong kiến. Thời đại “gió Mỹ, mưa Âu” làm chuyển động thế giới, Minh Trị duy tân thắng lợi với những chuyển biến rõ nét ở Nhật Bản -

một tấm gương rạng ngời về việc mở cửa tiếp nhận giáo dục văn minh phương Tây, đổi mới đất nước thành công, mà nguồn sáng là những tư tưởng cải cách giáo dục mới mẻ, thông qua nhiều con đường mà lan sang các nước khác, trong đó có Việt Nam, tạo điều kiện cho Đông Kinh nghĩa thục xuất hiện. Phong trào cải cách giáo dục Đông Kinh nghĩa thục đầu thế kỷ XX là một phong trào – một điển hình của cách thức tiếp nhận mô hình cải cách giáo dục từ mô hình Khánh Ứng nghĩa thục nhằm mục đích canh tân giáo dục –văn hóa – xã hội toàn diện để đưa đất nước tiến kịp các nước tiến bộ trên thế giới, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nghiên cứu các tác phẩm được giảng dạy tại Đông Kinh nghĩa thục, chúng ta ghi nhận những ảnh hưởng mạnh mẽ từ tư tưởng cải cách giáo dục thời kỳ Minh Trị duy tân tại Nhật Bản tại ngôi trường này về cả mô hình, nội dung và phương pháp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)