Ảnh hƣởng về nội dung giáo dục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 54)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.Ảnh hƣởng về nội dung giáo dục

Như chúng ta đã biết, đầu thế kỷ XX, được thực dân Pháp duy trì,

Nho giáo vẫn chiếm địa vị quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội nhiều nước Á Đông. Học thuyết này bắt con người theo khuôn những lễ nghi cứng nhắc, tuân theo những cương thường đạo lý, những lễ nghĩa, thi

thư của Khổng – Mạnh. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa với sự phát triển như vũ bão về mặt khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quân sự…không ngừng bánh trướng thế

lực và thị trường sang các nước Châu Á và khu vực. Tất cả các nước Á Châu đứng trước yêu cầu cấp bách về một sự thay đổi, yêu cầu về một nền giáo dục mới cả về hình thức lẫn nội dung đào tạo. Đông Kinh nghĩa thục ra đời là nỗ lực của các nhà nho duy tân yêu nước, dấy lên phong trào cải cách nội dung học tập để đáp ứng yêu cầu cấp bách của dân tộc Việt Nam.

Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà sáng lập Đông Kinh nghĩa thục đã đi từ nhận thức về thực trạng nền giáo dục Việt Nam đương thời, tiếp biến tư tưởng cải cách từ Khánh Ứng nghĩa thục của Phúc Trạch Dụ Cát nhận thấy sự lạc hậu của Nho học, Nho sĩchỉ biết tới cách học “tầm chương, trích cú”, đọc thuộc lòng những câu nói của thánh nhân cổ xưa,

hơn nữa nhà Nho lại rất coi thường các môn tính toán, số học và các diễn ngôn sinh hoạt đời thường. Theo ông, “trước tiên phải biết viết, biết thảo những văn bản ích dụng, biết làm tính, biết đo lường, kế đến cần phải biết thêm nhiều thứ khác nữa; như địa lý học, kinh tế học, đạo đức học, “phải biết chắt lọc từ mỗi ngành tri thức, mỗi bộ phận khoa học ấy những gì hữu ích cho thực tiễn, khi nghiên cứu mỗi sự vật, mỗi sự việc, khi khảo cứu những quy luật của mỗi sự vật, sự việc, phải hướng vào những nhu cầu cần thiết, hiện thời”. [66, 186]. Với tinh thần học thực dụng này, trong tác phẩm Khuyến học Fukuzawa Yukichi đã kịch liệt phê phán lối học hạn hẹp

“hư học” tức là lối học tầm chương, trích cú, thiên về kinh điển Nho học

Trung Quốc, xa rời thực tế đất nước. Ông viết:

“Học vấn là gì? Đó không phải là học chỉ cốt để hiểu câu khó, chữ khó; càng không phải là việc học chỉ để giải nghĩa văn cổ, đọc thơ, vịnh thơ. Học như vậy không có ích gì trong cuộc sống cả.

Đọc các tác phẩm văn học cũng là để động viên an ủi lòng người, như thế chẳng phải là môn học có ích cho cuộc sống đó sao?Nhưng tôi không nghĩ rằng văn học là môn học quan trọng đến mức “phải thờ phụng nó” như các thầy dạy Hán văn, Cổ văn thường nhấn mạnh. Trong cuộc sống, tôi hầu như không thấy thầy dạy Hán văn nào có được tài sản đáng

kể, cũng như các thương gia vừa giỏi thơ phú vừa thành công trong kinh doanh lại càng hiếm.

Với lối học như hiện nay, chỉ tăng thêm sự lo lắng trong các bậc phụ huynh, nhà nông…những người hết lòng chăm lo việc học tập của con

cái”. [99, 24]

Tiếp nhận tư tưởng đó, trong các tác phẩm văn thơ còn sót lại của Đông Kinh nghĩa thục cũng có nội dung nổi bật rất tập trung vào phê phán lối học Hán học cổ xưa ấy, các ông muốn nhắc tới hạn chế của cách học ấy cả về nội dung và phương pháp; chỉ học thuộc lòng kinh sử, không chú trọng đến các môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm, đời sống hàng ngày. Nền giáo dục ấy xa rời thực tế, không giải quyết được yêu cầu cấp bách của đất nước. Hậu quả của nền Nho họccổ hủ ấy chỉ đem lại cho con người lối tư duy sáo mòn, một chiều, không kích thích sự sáng tạo. Chính vì vậy, họ tiếp nhận tư tưởng của Fukuzawa Yukichi đưa ra nội dung

học (học cái gì) và phương pháp học (học như thế nào):

“Trước hết, phải học những môn thực dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: phải thuộc lòng bảng 47 chữ cái Kana, học cách soạn thảo thư từ, ghi chép chương mục kế toán, sử dụng thành thạo bàn tính, nhớ cách cân, đong, đo, đếm. Tiếp đến là học các môn như địa lý để biết được phong thổ Nhật Bản và các nước trên địa cầu. Vật lý là môn học giúp ta phân biệt được tính chất của mọi vật thể trong thiên nhiên, qua đó tìm ra tác dụng của nó. Học sử vì đây là môn học giúp ta hiểu biết cặn kẽ mọi sự kiện ghi trên niên biểu lịch sử, qua đó giúp chúng ta có thể nghiên cứu quá khứ, hiện tại của mọi quốc gia. Học Kinh tế là môn giải đáp cho chúng ta mọi vấn đề liên quan đến việc chi tiêu trong mỗi gia đình cũng như nền tài chính của cả quốc gia. Học môn Đạo đức, môn này giúp ta hiểu về hành vi hành động của bản thân, hiểu cách cư xử, cách giao tiếp, cách sinh hoạt

Mau chóng tiếp biến những quan niệm mới về nội dung giáo dục này của Fukuzawa quả đã khiến cho Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Ngô Đức Kế, các nhà sáng lập Đông Kinh nghĩa thục nhận ra được sự chậm tiến, trì trệ của giáo dục nước mình. Sách Văn minh tân học

sách có đoạn viết về sự thức thời của những sĩ phu Đông Kinh nghĩa thục:

“Thời cục cũng vậy, tất phải đến thế. Không nghe câu chuyện nước Nhật Bản ư? trong thời gian hơn 30 năm gần đây, nước Nhật thâu thái văn minh Âu châu, nay đã đạt được mục đích rồi…người trên dần dần hiểu rằng phương pháp Âu Tây là đáng theo; dưới cũng biết rằng học thuật Âu Tây là đáng chuộng” [85, 191]. Từ những trải nghiệm tại Keio Gijuku và sự hưng thịnh của nền giáo dục Nhật Bản, các nhà sáng lập Đông Kinh nghĩa thục cũng nhận thức rõ rằng, muốn phát triển được giáo dục để kiến thiết đất nước thì phải xây dựng được một nền giáo dục toàn diện: Họ nêu gương Fukuzawa Yukichi đã sớm lập ra Khánh Ứng nghĩa thục ở Tokyo,

có đủ các ngành khoa học nhân văn, kinh tế, thực nghiệp, không như:

“Ở nước ta, vài nghìn năm lại giờ nghe quen nết dã man, theo đường gian lận, chính trị đã không ra gì còn nói gì đến giáo dục nữa. Gọi rằng giáo dục chẳng qua là một đường khoa cử văn từ đó thôi. Không có thương học nên thương nghiệp suy; không có công học nên công nghiệp hỏng,

không có y học nên nhân dân không biết đường vệ sinh, không có nông học nên nhân dân không biết đường khai khẩn, không có pháp luật học nên nhân dân không biết giữ lấy quyền lợi; đến nỗi vì ngu nên yếu, vì nhác nên nghèo; đã yếu lại nghèo nên nước mới không nên nước, học đến lịch sử hai ngàn năm, mới biết cái lịch sử không chính trị, không giáo dục vậy!” [98, 47]

Như trên đã nói, tiếp biến tư tưởng Fukuzawa cho rằng: việc học là phải học tất cả những môn thiết thực cho cuộc sống thay vì lối “hư học” chỉ chú trọng đến kinh điển Nho học Trung Quốc, còn cần thiết, cấp bách hơn là chú trọng hơn đến những môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên,

công nghệ - kỹ thuật. Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng, việc học tập “không chỉ bao hàm việc đọc sách. Thực chất của học tập là ở chỗ áp dụng vào thực tế, nếu không thì người học vẫn dốt nát” [99, 139]. Cho rằng, học để phú quốc, cường binh, Phúc Trạch Dụ Cát viết trong tác phẩm của mình:

“Từ học vấn có nghĩa rất rộng, vừa trừu tượng vừa cụ thể. Tính trừu tượng (vô hình) trong học vấn thể hiện qua các Đạo đức, Thần học, Triết học… còn các môn như Thiên văn học, Địa lý học, Hóa học… là học vẫn mang tính cụ thể (hữu hình). Nhưng dù có cụ thể hay trừu tượng thì mục đích của học vấn là làm cho con người mở mang kiến thức, biết quan sát, lắng nghe, lý giải được đạo lý của sự vật, làm cho con người tự giác về

trách nhiệm của bản thân.” [99, 36]

Cần kíp nhất là phải biết học cách làm cho dân giàu, nước mạnh:

Dù có thuộc làu làu truyện xưa tích cũ nhưng không biết giá một ký

gạo, một mớ rau là bao nhiêu.

Dù có hiểu biết cặn kẽ kinh điển Trung Hoa nhưng không biết làm thương mại, không biết giao dịch làm ăn.

Mất nhiều năm gian khổ đèn sách, tiêu tốn bao nhiều tiền bạc để học hành, trang bị đủ loại kiến thức Âu Tây, nhưng kiếm miếng ăn chỉ nuôi miệng mình cũng không nổi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những người ấy chỉ là “cái tủ kiến thức” suông. Đối với chính miếng cơm của bản thân, đối với lợi ích của đất nước, đối với nền kinh tế quốc gia, họ hoàn toàn vô dụng, họ chỉ là hạng người “dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm”.

Kiếm kế sinh nhai cũng là học vấn. Lập sổ sách thu chi trong buôn bán cũng là học vấn. Nắm bắt thời cuộc cũng là học vấn. Nếu chỉ đơn thuần đọc nào là sách Tây, sách Tàu, sách Nhật thì không thể coi là có học vấn.

Tựa đề của cuốn sách này là khuyến học, nhưng không có nghĩa là

Ảnh hưởng tư tưởng mới mẻ này, với tinh thần học tập cái tiến bộ,

Đông Kinh nghĩa thục chủ trương nội dung giáo dục thời nay cần phải bỏ hẳn khuôn mẫu Tứ Thư, Ngũ Kinh, chỉ dạy tinh thần đạo lý thương nước,

thương nòi, mà chú trọng dạy các môn khoa học, toán, vệ sinh, sinh vật,

chữ Pháp, chữ Hán, chữ Quốc ngữ… theo cách mới, nhà trường tự soạn những bài học sử, địa, luân lý… ngắn gọn, dễ hiểu, khơi mở bầu nhiệt huyết, con người lý tưởng sống vì đại nghĩa. Giống như Fukuzawa, “người dân chúng ta luôn phải khiếp sợ, né tránh, cúi rạp mình trước các Tướng quân. Ngay cả lũ ngựa của các Tướng quân cũng làm chúng ta hoảng sợ không dám đi chung đường với chúng, bầy chim cắt dùng nhử mồi khi các Tướng quân đi săn bắn, cũng làm chúng ta khiếp đảm, phải cúi lạy phải phủ phục cho đến khi lũ chim bay khuất mới dám ngẩng đầu đứng lên đi

tiếp” [99, 29-30], nước Việt Nam cũng đang chịu cảnh bất bình đẳng, nhân

dân lầm than, bị chà đạp dưới gót dày quân xâm lược, sự bất bình đẳng trong giáo dục, ý chí đấu tranh luôn sục sôi trong những trái tim yêu nước,

chỉ chờ lúc thời lên mà quyết tâm đạp đổ chúng. Sách giáo khoa Nam quốc

vĩ nhân truyệncủa Đông Kinh nghĩa thụccó lời tựakích thích tinh thần yêu

nước của người Việt Nam: “Sau này non sông sản sinh anh tài, đất nước nảy mầm ưu tú, có người đương lúc mưa Âu gió Mỹ này, vì Tổ quốc ta mà

vén mây gạt mưa, mà ra một bầu trời tạnh ráo, sáng trong”[85, 724].

Các nhà nho Đông Kinh nghĩa thục nhiều lần tuyên truyền rộng cho

quần chúng, rằng: “Trước hết, phải học những môn thực dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. (…), học cách soạn thảo thư từ, ghi chép chương mục kế toán, sử dụng thành thạo bàn tính, nhớ cách cân, đong, đo, đếm. Tiếp đến là học các môn như địa lý để biết được phong thổ Nhật Bản và các nước trên địa cầu. Vật lý là môn học giúp ta phân biệt được tính chất của mọi vật thể trong thiên nhiên, qua đó tìm ra tác dụng của nó. Học sử vì đây là môn học giúp ta hiểu biết cặn kẽ mọi sự kiện ghi trên niên biểu lịch sử, qua đó giúp chúng ta có thể nghiên cứu quá khứ, hiện tại của mọi quốc

gia. Học Kinh tế là môn giải đáp cho chúng ta mọi vấn đề liên quan đến việc chi tiêu trong mỗi gia đình cũng như nền tài chính của cả quốc gia. Học môn Đạo đức, môn này giúp ta hiểu về hành vi hành động của bản thân, hiểu cách cư xử, cách giao tiếp, cách sinh hoạt giữa người với người”

[85, 24-25].

Do đó, nội dung giáo dục được bổ sung những điều mới mẻ, chưa từng có trong lịch sử giáo dục nước nhà cho đến khi Đông Kinh nghĩa thục xuất hiện.“theo lý chung học là để có ích cho bản thân mình và quốc gia và xã hội. Cả ba điều, một học vệ sinh: Tức là học phương pháp làm cho thân thể cường tráng, không bệnh tật; hai là học trị sinh: tức là học phương pháp làm cho có thức ăn, đồ mặc và quản lý sản nghiệp; ba là học làm người: Làm quốc dân, tức là học cách tự kiềm chế và các đối xử với quốc gia, xã hội. Đạt được ba điều ấy là cái học hữu dụng, không đạt được ba điều ấy là cái học vô dụng” [85, 160]. Rõ ràng, nhà trường nghĩa thục đã chủ trương giáo dục trên các mặt: Thể dục – Trí dục – Đức dục nhằm tạo nên những người “hữu dụng” cho sự nghiệp bảo vệ và kiến thiết quốc gia.

Đông Kinh nghĩa thục đã phân biệt rõ ràng giữa nghiên cứu và giáo dục. Mục đích của Đông Kinh nghĩa thục là khi có điều kiện phải đi sâu vào tìm hiểu chân giá trị của sự việc và đào tạo đội ngũ những người am hiểu công việc cho các ngành nghề cụ thể để cứu đất nước thoát khỏi nghèo đói, lạc hậu, dốt nát. Bên cạnh đó, các nhà giáo duy tân chủ trương phát huy sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc đồng thời với nhu cầu khai sáng dân tộc. Chính sách giáo dục này của Đông Kinh nghĩa thục đã được đa số người dân chấp nhận đi theo nhu cầu khai sáng do nhu cầu duy trì chính thể quốc gia với mục đích làm giàu và tăng cường tiềm lực quốc gia, nhất là trong bối cảnh nhân dân, dân tộc đang đói nghèo, lạc hậu.

Thực hiện triệt để mục đích này, Đông Kinh nghĩa thục đã đưa vào chương trình giảng dạy tiếp biến từ trong các trường học của Nhật Bản một phương châm giáo dục mới. Phương châm đó là “Giáo dục nhằm mục đích

đào tạo con người và do vậy, mọi người đều phải coi việc học môn đạo đức học thực hành như một môn học bắt buộc và đều phải có nghĩa vụ phấn đấu trở thành người có chất lượng để trên cơ sở đó, hưởng thụ phúc lợi xã hội”. Trong các trường đại học khoa học và công nghệ, các môn học đáp ứng đòi hỏi của nhà nước đều được đưa vào chương trình giảng dạy. Năm 1906,

nhân danh chính phủ thuộc địa, toàn quyền Đôn Be nói sẽ có sự điều chỉnh chính sách, Phan Châu Trinh đã ngay lập tức có thư gửi ông ta, đề nghị chính phủ có chính sách sửa đổi, cải cách giáo dục cho nhân dân Việt Nam… Nhưng rõ ràng chính quyền thực dân đã đi ngược lại những khẩu hiệu này, thực hiện chính sách mỵ dân.

Tiếp tục nêu gương Fukuzawa Yukichi và Mori với tư tưởng học tập cái tiến bộ từ văn minh phương Tây, nhà trường Đông Kinh nghĩa thục kêu gọi bỏ Tứ thư, ngũ kinh, dạy tất cả các môn khoa học: Toán, vệ sinh, sinh

vật, chữ Pháp, chữ Hán, chứ Quốc ngữ, lịch sử, địa lý, luân lý.... Học cho bản thân mình, cho quốc gia và cho xã hội. Sống trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, các nho sĩ duy tân nhận thức rằng: “Ở nước ta, vài nghìn năm lại giờ nghe quen nết dã man, theo đường gian lận, chính trị đã không ra gì còn nói gì đến giáo dục nữa. Gọi rằng giáo dục chẳng qua là một đường khoa cử văn từ đó thôi. Không có thương học nên thương nghiệp suy; không có công học nên công nghiệp hỏng, không có y học nên nhân dân không biết đường vệ sinh, không có nông học nên nhân dân không biết đường khai khẩn, không có pháp luật học nên nhân dân không biết giữ lấy quyền lợi; đến nỗi vì ngu nên yếu, vì nhác nên nghèo; đã yếu lại nghèo nên nước mới không nên nước, học đến lịch sử hai ngàn năm,

mới biết cái lịch sử không chính trị, không giáo dục vậy!” [85, 47]. Và do

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 54)