8. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Vai trò của các nhà nho duy tân lãnh đạo phong trào Đông Kinh
phong trào yêu nƣớc Việt Nam đầu thế kỷ XX
1.3.1. Vai trò của các nhà nho duy tân lãnh đạo phong trào Đông Kinh nghĩa thục Kinh nghĩa thục
Ở Việt Nam, qua nhiều con đường, đầu thế kỷ XX đã phổ biến nhiều bài ca yêu nước, tuyên truyền về một nước Nhật Bản duy tân, vươn đến văn
minh, tiến bộ. Chiến thắng vẻ vang của Nhật trong cuộc chiến tranh với
Nga (1904-1905) dẫn đến hoà ước Postsmouth, đem lại cho Nhật hải cảng Lữ Thuận, phía nam Sakhaline và con đường xe lửa phía nam Mãn Châu. Sự kiện trên khiến các nước châu Âu giật mình vì một châu Á đang trỗi dậy, nó còn đem lại niềm khích lệ lớn cho giới sĩ phu duy tân Việt Nam: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Quyền, Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí… theo gương tự cường của nước Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp.
Sự du nhập tư tưởng cải cách giáo dục Minh Trị duy tân từ Nhật Bản vào Việt Nam ghi nhận công lao của Tăng Bạt Hổ. Ông nguyên là người Bình Định, tham gia quân đội triều đình nhà Nguyễn, làm đến chức
cai cơ; sau đó, ông cùng với Phạm Toàn mộ nghĩa quân chống Pháp. Sau nhiều trận thất bại, nghĩa quân tan rã, không chấp nhận dụ hàng, ông trốn qua Thái Lan, rồi sang Trung Quốc xin làm thuỷ thủ cho một tàu buôn. Nhờ đó, ông thường có dịp qua lại các hải cảng Nhật, tự học và nói thông tiếng Nhật. Khi chiến tranh Nga - Nhật xảy ra, vì lòng căm hờn người Châu Âu, ông đăng ký vào thuỷ quân Nhật.
Trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật đầu thế kỷ XX, Tăng Bạt Hổ lập công lớn trong các trận Đại Liên, Lữ Thuận, được Chính phủ Nhật Bản tặng thưởng huy chương quân công. Ông được mời dự trong bữa đại yến do Nhật hoàng đãi các tướng sĩ mừng chiến thắng, khi đỡ chén rượu do vua Nhật ngự rót, ông uống một hơi cạn rồi khóc lớn. Khi được Nhật hoàng hỏi, ông nói rằng ông khóc mừng cho nước Nhật thắng trận và cũng khóc vì cái nhục của nước ông là Việt Nam còn trong ách xâm lược của thực dân Pháp. Cũng trong bữa tiệc đó, Tăng Bạt Hổ ngỏ lời cầu viện sự giúp đỡ của Nhật hoàng cho quốc gia mình.
Dù được an ủi và khen là chân ái quốc, nhưng vua Nhật cũng không hứa hẹn gì. Nhưng tiếng khóc của ông tại hoàng cung Nhật đã gây được cảm tình lớn với nhiều tướng lĩnh và chính khách, đặc biệt với hai nghị sĩ Nhật (cựu sinh viên Keio Gijuku) là Inukai Tsuyoshi (Khuyển Dưỡng Nghị) và Okuma Shigenobu (Đại Ôi Trọng Tín – sau này là thủ tướng Nhật). Hai ông này rất muốn tranh thủ vận động Nhật hoàng viện trợ cho Việt Nam kháng Pháp, nhưng do tình hình khi đó Nhật còn muốn hoà hoãn với Pháp. Do đó, họ đã khuyên Tăng Bạt Hổ nên tìm cách quay về phát triển phong trào duy tân trong nước để nâng cao dân khí, dân trí cho đại sự về sau dễ thành và hứa tận lực giúp cho học sinh Việt Nam sang Nhật được phép cư trú và miễn học phí.
Cuối 1904, Tăng Bạt Hổ về Hải Phòng rồi vào Quảng Nam. Qua giới thiệu của một người quen, ông nhiều lần gặp gỡ với Phan Bội Châu và Kỳ ngoại hầu Cường Để. Đầu năm 1905, ông đưa Phan Bội Châu sang
Nhật bằng tàu thuỷ, từ Hải Phòng. Và cũng chính Phan Bội Châu, từ năm 1905 đã tổ chức và lãnh đạo phong trào Đông Du cầu học khá sôi nổi. Năm 1906, Phan Châu Trinh cũng tìm đường sang Nhật để được chứng kiến tận mắt bài học Âuhóa. Không chỉ ông, đông đảo các chí sĩ khác của Châu Á cũng đến đây để chiêm ngưỡng tại chỗ bài học duy tân của Nhật Bản. Chính tại đây, các chí sĩ Việt Nam mới có dịp nhận thức Phi, Ấn… cũng là xứ thuộc địa, nhưng họ cũng đã tìm đến văn minh phương Tây, đã biết mở những trường học kiểu mới, kiểu phương Tây như Keio Gijuku (Khánh Ứng nghĩa thục). Sau này, Phan Bội Châu đã nhiều lần nhắc lại việc “noi gương chí sĩ Nhật là Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi) đã mở Khánh Ứng nghĩa thục (Keio Gijuku) trong các tác phẩm của mình.
Như vậy, vào khoảng 1906, khi hai nhà nho duy tân yêu nước của Việt Nam là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trực tiếp tham quan Keio Gijuku tại Tokyo, Nhật Bản, các ông đã nhận thấy đây là một cơ sở giáo dục vững chãi, độc đáo: về hàng dọc, bao gồm cả ba cấp tiểu, trung và đại học; và về hàng ngang, phát triển theo hướng một học viện đa khoa và đã đem nhận thức đó về để thực hành tại Việt Nam nhằm biến đổi tình thế của nước nhà.[Dẫn theo 51]
Trên cơ sở những hiểu biết về một trường học đào tạo nhân tài xây dựng đất nước kiểu Keio ấy, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cùng bàn bạc với Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… các sĩ phu Nho học Việt Nam yêu nước, dự định mô phỏng theo Keio Gijuku và quyết định sẽ thành lập ở Hà Nội một “nghĩa thục” lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục (Dong Kinh Public School). Rồi từ nghĩa thục này, đã lan tỏa và phát triển thành một phong trào Nghĩa thục hoạt động ở nhiều địa điểm trên toàn đất nước từ năm 1907 trở đi.
Ảnh hưởng của phong trào cải cách giáo dục thời Minh Trị duy tân không chỉ dừng lại ở mức độ hoạt động tiếp thu của Đông du cầu học mà còn được biểu hiện bằng nhiều khía cạnh khác. Trong chương trình của
Duy Tân hội do Phan Bội Châu soạn thảo từ Trung Quốc gửi về ghi rõ làm thế nào để khôi phục Việt Nam thành một nước quân chủ lập hiến. Chủ trương này cũng là sự học tập mẫu hình của Nhật Bản. Trong hoạt động của mình, Duy Tân hội đã mời Cường Để - cháu đích tôn 6 đời của vua Gia Long làm hội chủ với mục đích chủ yếu là để thu phục nhân tâm. Các nhà Duy Tân mong muốn tập hợp những sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ giúp đỡ về tài chính của đồng bào Nam Kỳ. Hoạt động của Duy Tân hội trong chừng mực nào đó mang dáng dấp của cuộc cải cách Minh Trị. Họ chủ trương cầu viện nước ngoài, trước hết là Nhật Bản bởi vì theo họ chỉ có Nhật Bản là giống da vàng, lại là nước tiên tiến hàng đầu Châu Á mới có thể giúp nhân dân Việt Nam cứu chính đất nước mình.
Như trên đã phân tích, song song với sự tác động của thực tiễn tạo ra yêu cầu canh tân mà những tư tưởng mới vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau. Theo con đường Đông du cầu học, qua con đường công
khai như Phan Bội Châu trực tiếp giảng dạy và còn bằng các lối đi khác, cải cách Minh Trị đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ tới Việt Nam. Qua việc tiếp xúc với các nguồn Tân thư (Trung Quốc), Nhật Bản, Việt Nam, Pháp… các nhà nho duy tân yêu nước, với sự nhạy cảm thời đại, đã “nhận đường” và đồng tâm nhất trí sẽ tập hợp nhau lại để tiến hành cải cách đất nước. Sau khi về Việt Nam, họ đã họp bàn cùng với các nho sĩ yêu nước tiến bộ: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền… và quyết định sẽ thành lập một trường học theo mô hình Khánh Ứng nghĩa thục ở Nhật Bản lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục ở nhà số 4, phố Hàng Đào. Tháng 3 năm 1907, dù chưa được sự cho phép của chính quyền thuộc địa, trường chính thức thành lập với các sáng lập viên là: Hoàng Tăng Bí, Lương Văn Can, Nguyễn Hữu Cầu, Lê Đại, Phan Đình Phối, Vũ Hoành, Đặng Kinh Luân, Dương Bá Trạc, Đào Nguyên Phổ, với giám học Nguyễn Quyền…và đi vào hoạt động sôi nổi.
Lúc đầu, trường chỉ có quy mô nhỏ với 2 lớp chuyên dạy Quốc ngữ; khoảng 70 học sinh, phần đông là con cháu hội viên. Nhưng sau đó, Đông Kinh nghĩa thụcđã dần dần mở rộng cả quy mô và đối tượng học, tập trung tuyên truyền cải cách văn hoá, xã hội, hô hào thực nghiệp, tiến công vào tư tưởng lề thói phong kiến, vận động học chữ quốc ngữ, bài trừ hủ tục mê tín dị đoan, đả kích bọn quan lại tham ô, cổ vũ lòng yêu nước, tinh thần đoàn dân tộc của nhân dân và đặc biệt không quên xác định kẻ thù chính của dân tộc là thực dân Pháp. Những nhà lãnh đạo hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục thường phối hợp chặt chẽ, bí mật với những người lãnh đạo của phong trào Đông Du, Duy Tân. Họ có mục tiêu thống nhất và cùng phối hợp thực hiện. Những tác phẩm của Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu gửi về cũng được sử dụng làm tài liệu tuyên truyền của Đông Kinh nghĩa thục. Những tài liệu giảng dạy của Đông Kinh nghĩa thụccó nội dung chú trọng các định hướng hoạt động thực tiễn tập cho người dân theo lối làm ăn mới của các tầng lớp sĩ phu trong phong trào duy tân thời bấy giờ như mở mang kinh doanh, thành lập các nông hội công thương, sản xuất hàng nội hoá. Phong trào trên đã góp phần thức tỉnh nhân dân trong việc phát triển kinh tế đất nước, tự cường theo một hướng đi mới, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang, đồng thời, thu hút một số lượng lớn học sinh theo học.
Từ trung tâm Hà Nội, phong trào đã lan rộng ra các địa phương trên cả nước. Đông Kinh nghĩa thục là phong trào cải cách giáo dục một cách công khai hợp pháp, là một phong trào yêu nước trong cuộc vận động duy tân do các nhà nho duy tân mới phát động…