Ảnh hƣởng về phƣơng pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 76)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Ảnh hƣởng về phƣơng pháp giáo dục

Để phù hợp với đối tượng giáo dục là đông đảo quân chúng nhân dân, các nhà nho duy tân Đông Kinh nghĩa thục chủ trương sử dụng chữ quốc ngữ trong dạy, học và biên soạn sách giáo khoa bằng chữ quốc ngữ,

giữ vững bản sắc văn hóa Việt Nam.

Về đổi mới phương pháp dạy học, khác với khoa cử Nho giáo, chủ yếu là giữ vững “Kinh điển”, nhà trường Đông Kinh nghĩa thục cho phép học trò đối thoại dân chủ, khuyến khích việc dạy học bằng cách diễn thuyết, thảo luận, ngoại khóa… Có như vậy, học sinh mới chủ động, sáng tạo, có hứng thú trong học tập và nắm bắt bản chất của vấn đề.

Tiếp thu tinh thần giáo dục dân chủ của Fukuzawa, các nho sĩ duy tân Đông Kinh nghĩa thục cho rằng phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lý của sự vật. Phải đưa ra chính kiến,

cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra đương nhiên là phải đọc sách, phải viết sách, phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận, biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn. Sách giáo khoa Đông Kinh nghĩa thục viết: “...cho phép học trò bàn bạc tha hồ, đối đáp tự do, không phải nề hà. Không cần thể cách gì hết. Rồi thêm vào đó, mấy bài về toán pháp, về chữ quốc ngữ,

để cho cái mà học sinh học và thi không trái với công việc thực tế họ phải làm, như thế thì cũng đã là tàm tạm đúng vậy.” [85, 187]. Việc học nếu chỉ được tiến hành trên lớp giữa thầy và trò từ một phía thì không thể đi đến tiếp cận chân lý nhanh và sâu sắc được, phải tiến hành tương tác biện

chứng giữa thầy và trò, cho học trò được thảo luận với phương châm “Tranh luận để tìm ra chân lý”: “Học mà không giảng thì sự học có chậm trễ, nên họp bầy nhóm bạn mà thường bàn giải để trao đổi tri thức, biện bác nghĩa lý thì sự thông hiểu càng mau chóng (diễn thuyết cũng thuộc về loại này)” [85, 173]. Với phương pháp học tập mới mẻ này, trường quy tụ được nhiều người tham dự:

“Trường Nghĩa Thục đứng đầu dạy dỗ Khắp ba mươi sáu phố Hà Thành Gái trai nô nức học hành

Giáo sư mấy lớp, học sinh mấy ngàn Kỳ diễn thuyết người xem như hội Buổi bình văn khách tới như mưa Nôm quốc ngữ, chữ Hán thư

Bài ca yêu nước, câu thơ hiệp đoàn Trong chín tháng, sóng tràn gió đập

Tiếng Đông Kinh lừng khắp Đông Dương Khắp đâu đâu cũng học trường

Cùng nhau đua bước lên đường văn minh [86,851]

Cũng như làn sóng cải cách giáo dục sôi nổi ở các nước Châu Á: Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Nhật Bản,… Đông Kinh nghĩa thục nêu chủ trương tổ chức cho học sinh đi nước ngoài du học, chủ yếu là Nhật Bản và Trung Quốc để tiếp thu tri thức văn hóa nhân loại, mà không tự bằng lòng với nội dung nhà nước ban hành cho giáo dục.

Trường tự tổ chức soạn lấy sách, không sử dụng Tứ thư, Ngũ kinh vốn là sách giáo khoa kinh điển của giáo dục Nho học. Ban Tu thư do Đào Nguyên Phổ đứng đầu chia làm hai ngành: ngành biên soạn, giao cho các cụ Phạm Tư Trực, Dương Bá Trạc, Lương Trúc Đàm, Phương Sơn, và ngành biên dịch giao cho các cụ: Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Đôn Phục,

Vĩnh, Đào Nguyên Phổ... trong thời gian ngắn đạt được nhiều hiệu quả còn kéo dài về sau.

Về mối quan hệ giữa người dạy và người học, ít nhiều các nho sĩ duy tân yêu nước Đông Kinh nghĩa thục đã kế thừa tư tưởng đạo đức, luân lý Nho giáo:

“Người ta lúc ấu thơ, cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ, lớn lên vào trường, nhờ thầy chỉ bảo, dìu dắt, mở mang tri thức, trau dồi đạo đức mới nên người. Cho nên học trò phải tôn trọng thầy, thờ thầy như thờ cha mẹ, cung thuận, kính yêu để báo đáp.

Cha mẹ đối với con, ai cũng muốn con nên người, thầy cũng mong mỏi trò được như thế. Cho nên trò phải ra sức thực hiện ý của thầy, không được phụ lòng kỳ vọng của thầy là khuyến khích mình trở nên người tốt ở đời” [86, 31].

Theo đó, các nhà duy tân cho rằng người dạy, trước hết phải làm gương về những điều mình dạy học trò về mọi mặt. Tuy nhiên, điều này không giống hoàn toàn với giáo dục Nho giáo, vì Nho giáo chỉ mới chú trọng việc noi gương về mặt đạo đức, còn Đông Kinh nghĩ thục đến lúc này đã chủ trương thực học, thực nghiệp, đưa ra những nội dung mới. Theo đó,

người dạy phải làm gương cả về việc mở cửa kinh doanh, thực nghiệp,

canh tân. Trước tiên, chính bản thân họ phải tiếp thu cách thức làm ăn theo lối mới thì người học mới có thể mở rộng lòng mà bỏ đi cái cũ, quyết tâm học theo thực nghiệp mới. Ở đây, ta thấy phảng phất ảnh hưởng tư tưởng của Fukuzawa, khi ông cho rằng: “Phương châm của tôi không phải chỉ hướng đến mục đích mộ tập học trò và bắt chúng đọc sách nguyên bản. Tôi muốn làm sao để mở cửa đất nước Nhật Bản đang bị đóng kín này đưa lên con đường văn minh kiểu phương Tây, tiến tới phú quốc cường binh để khỏi lạc hậu với thế giới. Thế nhưng, không phải chỉ nói miệng, mà trước hết phải bắt đầu từ bản thân mình, hành động và lời nói mà lệch nhau thì

Điểm đáng chú ý, những nội dung giáo dục cách tân trên đây của Đông Kinh nghĩa thụccòn khác với Nhật Bản là, tất cả đều nhằm mục tiêu thức tỉnh tinh thần dân tộc, cổ vũ lòng yêu nước, thức tỉnh đồng bào thông qua việc giáo dục, chống lại ngu dốt, lạc hậu, có ý chí mà giành lại đất nước, “gánh gồng giang sơn”, đoàn kết lại đánh tan quân xâm lược Pháp,

sánh vai cùng các nước liệt cường khác. Bài thơ “Người trong Đông Á” đã phản ánh được thực chất mục đích của phong trào cải cách mạng ý nghĩa lịch sử này:

“Người trong Đông Á rõ ràng

Một dòng một giống Hồng Bàng là đây

Nay biết đổi quê ngây tục cũ

Hiệp cùng nhau chung của mà buôn. Đuổi theo tân hóa bôn chon,

Thói hư ta bỏ, trí khôn ta bày.”

Đông Kinh nghĩa thục kêu gị các trí thức nho sĩ hãy đi đầu tự đổi mới, duy tân. Một người duy tân, đổi mới sẽ đem cái mới ấy đi cảm hóa

cho gia đình, người thân xung quanh mình, tiến tới toàn xã hội đổi mới: “Chúng tôi vui thấy hội này

Mở lời kính chúc quý thầy đôi câu: Một: Chúc thương cuộc đặng lâu,

Lợi quyền để lại của mình hầu sanh. Hai: Chúc học hành cho giỏi,

Theo người hay tìm tõi cho nên… Ba: Chúc cái lòng cho bền,

Ai ai cũng quyết đứng lên vũ đài. Bốn: Chúc đạo khai dân trí,

Dạy con em nghĩa lý cho minh. Năm: Chúc khuyên dụ người mình,

Sáu: Chúc khuyên người trong nước,

Khuyên anh em sau trước gần xa. Bảy: Chúc thông nước thông nhà,

Ta là dân nước, nước là nhà ta. Tám: Chúc bước qua đường sáng,

Mở ra cho tỏ rạng lẽ công

Chín: Chúc người trước tâm đồng,

Người hay trí xảo gánh gồng giang sơn. Mười: Chúc chớ sờn tâm chí,

Hiệp bằng nhau mà thửgan chơi! Lẽ hai mươi triệu con người,

Đồng lòng dễ có thua người nước mô?”[85, 276-277]

Nhìn chung, ảnh hưởng từ phương diện nội dung, phương pháp tiến hành giáo dục của tư tưởng Nhật Bản thời Minh Trị đã được thể hiện trong sách Văn minh tân học sách, sách này đề cập khá chi tiết thành sáu nội dung cơ bản.Sáu đường đó là:

Một là dùng văn tự nước nhà. Hai là hiệu đính sách vở. Ba là sửa đổi phép thi. Bốn là cổ võ nhân tài.

Năm là chấn hưng công nghệ. Sáu là mở toà báo.

Trước buổi biến thiên trời đất, “gió Mỹ, mưa Âu”, Văn minh tân học

sách kết luận:

“Thời buổi ngày nay không phải là thời buổi biến thông ư? Người Âu súc tích tâm tư, tài lực có mấy nghìn, có mấy trăm năm nay, làm nảy ra được cuộc văn minh, bành trướng không ngừng, lần lượt tràn lan vào các

nước châu Á. Ấy thực là một ánh sáng rực rỡ giữa đám tối tăm. Thật là trời mở cho ta mà mình lấp lại sao? Ngày ngày ngồi giữa cái thú ca múa hồ sơn

mà không lo, rồi nhìn núi sông đổi dời mà không thương tiếc! Chả biết hai mươi lăm triệu đồng bào ta rồi sẽ kết cục ra sao đây? Chả biết rồi đây,

người đời sau xem người đời nay, người đời nay xem người đời xưa sẽ đặt ta vào địa vị nào đây”. [85, 192].

Vận mệnh đất nước trông đợi ở sự đổi mới thực lực của thế hệ tuổi trẻ hiện tồn của quốc gia, mà trước hết ở sự đổi mới tư duy, cách suy nghĩ,

hướng tới tìm tòi phương cách thực hành cái mới để không bị tụt lại so với các nước khác trên thế giới trong thời buổi cạnh tranh. Đông Kinh nghĩa thục đã cổ vũ học tập tinh thần kiên định, vững vàng trước thách thức khó

khăn của người Nhật.

Phan Châu Trinh rất kiên định kêu gọi nhân dân hãy duy tân, đổi mới, đầu tiên là phải học tập, noi theo các nước văn minh, vươn lên đủ tư cách tự cường, tự chủ, tự tôn, giành lại độc lập dân tộc. Ông đã nhiều lần đòi chính phủ bảo hộ bỏ lối thi cũ, mở mang trường học, dạy kiến thức mới cho người dân Việt. ông kêu gọi người trong nước: “Đồng bào ơi! chi cho bằng học?”. Ông không quản khó khăn vất vả vào Nam, ra Bắc để khuếch trương mở rộng các trường dân lập, riêng ở tỉnh Quảng Nam đã mở được tới 40 trường. ông viết văn thơ cổ động cho tân học, tài liệu ở các trường nghĩa thục chủ yếu là Tồn thủ, Tân văn và các văn bản do ông và các đồng chí trước tác. Trong đó tác phẩm “Tỉnh quốc hồn ca" nổi bật những tư tướng giáo dục mới. Có thể nói ông là người đầu tiên xây dựng một nền giáo dục mới chú trọng nội dung thực tiễn đáp ứng cho nhu cầu phát triển và canh tân đất nước, không chỉ dừng ở tư tưởng mà xây dựng các điển hình theo định hướng canh tân ấy một cách có hiệu quả trong thực tế.

Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục trong bối cảnh đất nước Việt Nam còn đang khủng hoảng về đường lối cứu nước đã cho thấy rõ họ ảnh hưởng sự kiên định trong tư tưởng của Fukuzawa - đó là việc kiên quyết hướng tới giáo dục và tri thức của phương Tây trong bối cảnh Việt Nam đang bị phương Tây nô dịch, với một phương pháp cực kỳ tiến bộ mà

trước đây chưa hề có nhờ mạnh dạn tiếp nhận các phương pháp giáo dục của phương Tây như Rousseau, Montesquieu, Voltair, Didro...

Và ở Việt Nam, trong lúc thực dân Pháp đè nén, áp bức, bóc lột quốc dân ta đến cùng cực, học thuyết Nho giáo vẫn còn ảnh hưởng rộng trong đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân, thì dù chỉ tồn tại 9 tháng

(3/1907-11/1907), Đông Kinh nghĩa thục đã nổi lên như một cơn bão táp trong tư tưởng và hành động của đông đảo sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến nhà trường. Các nhà trí thức uyên bác đã tập hợp lại, cùng nhau tham gia giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức các cuộc hội thảo, đi diễn thuyết và cổ động từ nơi này đến nơi khác. Những chuyển biến mạnh mẽ và rộng rãi trong đông đảo thanh niên và trí thức đương thời nếu không muốn gọi là một cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hoá thì ít nhất cũng là một trào lưu văn hóa, giáo dục tiến bộ, đầy tính cách mạng, vừa chuẩn bị, vừa báo hiệu cho những cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực chính trị và kinh tế giai đoạn sau này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)