8. Kết cấu của luận văn
1.2. Tƣ tƣởng cải cách giáo dục thời Minh Trị Duy tân
Để có được thành công và tiếng tăm lẫy lừng như vậy, Nhật Bản đã có sự tích lũy dần về số lượng các đổi mới nhỏ lẻ, chuẩn bị từ nguồn lực con người qua đào tạo chất lượng làm nền tảng cơ bản để phát triển đất nước. Từ đây, với cải cách Minh Trị, Nhật Bản trải qua một quá trình tăng tốc làm chuyển biến nhanh chóng và có tính quyết liệt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, người ta ghi nhận đáng kể những thành tựu của công cuộc cải cách giáo dục, đặc biệt với vai trò của Arinori Mori (Sâm Hữu Lễ) (1847-1889) và Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát) (1835 –
1901) – những nhà tư tưởng lỗi lạc Nhật Bản xuất thân từ tầng lớp võ sĩ dưới thời Minh Trị.
Là Bộ trưởng Bộ Giáo dục đầu tiên của Chính phủ lập hiến Minh Trị,
đồng thời là đại sứ ngoại giao của Nhật Bản đến Mỹ lần đầu tiên, Arinori
Mori nhận thấy ở Hoa Kỳ mọi ngành nghiên cứu đều có học hội, nhờ vậy các học giả có dịp trao đổi ý kiến về học thuật, tổ chức những buổi nói
ai cũng cô lập, không chịu liên lạc với nhau, vì thế mới dẫn đến tình trạng đạo đức của dân chúng bị suy thoái trầm trọng. Nhằm cứu vãn tình thế đó,
ông đề nghị thiết lập một học hội vừa để chấn hưng học thuật vừa để làm gương mẫu đạo đức.Hội mang tên là Meirokusha (Minhlụcxã), bởi lẽ việc thành lập hội được thảo luận vào năm thứ 6 thời Minh Trị (1873) - “Minh” là Minh Trị, “lục” là sáu, và “xã” là hội. Tôn chỉ thiết lập của hội công bố một năm sau đó, được tóm tắt như sau: “Nhằm xúc tiến giáo dục trong nước, nhóm hữu chí chúng tôi thương nghị về các biện pháp, hội họp các người đồng chí để trao đổi ý kiến, mở mang kiến thức”. Qua tháng 2 năm
1875, Meirokusha được chính thức thành lập, là cơ sở xã hội quan trọng thúc đẩy giáo dục văn hóa Nhật Bản tiến bộ.
Là một trong những thành viên chủ chốt của Meirokusha, ngay từ rất sớm, Fukuzawa đã ý thức được tầm quan trọng của việc giáo dục con người toàn diện, ông chủ trương thành lập một trường học mẫu mực, kiểu mới ngay tại đất nước mình. Nghĩa thục vốn xuất phát nghĩa từ tiếng Anh
(public school), là trường học với lý tưởng xã hội cộng hòa. Qua những năm tháng dày công học tập mà Fukuzawa Yukichi đã sớm tiếp thu được tư tưởng tự do dân chủ tư sản phương Tây và lần đầu lập ra ở Nhật Bản một “Gijuku” (nghĩa thục) cố gắng lột tả tinh thần “public school” (trường học công cộng) của nước Anh. Trường này được ông đặt tên là Keio Gijuku
(Khánh Ứng nghĩa thục). Tinh thần “public school”, theo Fukuzawa, hướng đến mục tiêu giáo dục toàn diện, giáo dục bốn phẩm chất quan trọng, sẽ góp phần làm rạng danh cho người Nhật: tính tự cường, ý chí độc lập, óc tháo vát và lòng tự nguyện đóng góp vào các công việc công ích công thiện. Cho đến năm 1874, trường đã có một số lớp tiểu và trung học. Năm
1890, với sự cộng tác của một số giáo sư Đại học Harvard (Mỹ), trường mở thêm các lớp trình độ đại học. Năm 1891, trường mở thêm một số lớp học
ban đêm chuyên dạy các môn thương mại. Từ năm 1895, trường mở thêm một phân khoa chuyên về khoa học kinh doanh ngoài bốn phân khoa đã có
sẵn: kinh tế, chính trị, luật học và văn chương. Keio Gijuku trở thành mẫu hình Đại học tư thục đa cấp, đa ngành đầu tiên khá hoàn chỉnh trên đất nước Nhật Bản.
Thực hiện chính sách cải cách giáo dục với mục tiêu làm “phú quốc cường binh”, Nhật Bản nhận thấy cần phải có những con người có trình độ để tiếp thu và vận dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và quân sự. Có thể khái quát tư tưởng cải cách giáo dục Nhật Bản qua hai nhân vật làm nên “linh hồn” của cuộc cải cách giáo dục Nhật Bản thời kỳ này là Fukuzawa Yukichi và Arinori Mori, với những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, từ lợi ích dân tộc Nhật Bản, tiếp thu toàn diện văn minh
phương Tây. “Họ cho rằng giáo dục chính là chiếc chìa khóa bí mật tạo nên sức mạnh của phương Tây và nó cũng không phải là một cái gì không thể tiếp thu được” [66, 169]. Sau sự kiện các nước Châu Âu đổ bộ vào đất Nhật bằng hạm đội hùng hậu, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã nhanh chóng nhận thấy sự lạc hậu về kỹ thuật của nước mình. Ngay sau khi lên ngôi, Thiên Hoàng Minh Trị cũng đã thấy được tầm quan trọng của việc thống nhất những quan điểm và hiện đại hóa nền giáo dục, trong đó có một vấn đề dễ được chấp nhận là việc nhanh chóng tiếp thu kinh nghiệm, thành tựu giáo dục từ các nước phương Tây.
Thứ hai, phương hướng nhất quán ngay từ đầu cải cách giáo dục
hướng ngoại là tiếp thu văn minh phương Tây trên cơ sở bảo tồn, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc “Hòa hồn Dương tài”. Ngày mồng 4 tháng 7 năm
1868, khi cuộc chiến giữa lực lượng nổi dậy chống lại chế độ phong kiến Tokugawa đang diễn ra ác liệt, Fukuzawa đã nói với học sinh của mình, lúc bấy giờ chỉ còn 18 người: “dù bên ngoài có đổi thay, có biến động thế nào thì trường vẫn vững vàng duy trì ngành Tây phương học. Trong tình hình căng thẳng như vậy, nhưng chúng ta quyết sẽ không nghỉ một ngày nào. Chừng nào trường này còn, Nhật Bản vẫn còn là một nước văn minh trên thế giới”. [98, 287-288]; Ông nói: “Việc tiếp thu văn minh phương Tây
không phải là cứu cánh, mà bất quá chỉ là phương tiện. Để bảo vệ độc lập dân tộc không có cách nào khác ngoài con đường tiến đến văn minh. Lý do duy nhất để người dân ta tiến đến văn minh là để bảo vệ độc lập quốc gia”
[43, 34]. Tuy nhiên, dù tiếp thu văn minh của nước nào nhưng tinh thần tiếp thu của người Nhật vẫn là dựa trên nền của văn hóa Nhật Bản: “Wahon kansai” (Hòa hồn Hán tài), hay “Wahon Yosai” (Hòa hồn Dương tài), với chủ trương nhất quán: tiếp biến văn minh nước đó thành tài sản làm giàu,
làm mới tư tưởng của mình, nghĩa là ngay từ đầu Nhật Bản luôn giữ thái độ tiếp thu một cách chủ động các thành tựu giáo dục trên cơ sở yêu cầu phát triển dân tộc.
Thứ ba, đường lối chung là chú trọng xây dựng một nền giáo dục
thực dụng, thiết thực với mục tiêu là “Phú quốc cường binh”.
Do học hỏi từ mô hình giáo dục phương Tây nên Nhật Bản đã xây
dựng được một nền giáo dục mang tính thực dụng cao. Điều này nằm ngay
trong tư tưởng của nhà cải cách giáo dục bậc thầy Fukuzawa Yukichi. Ông
cho rằng: học không chỉ là học thuộc những kiến thức có sẵn trước đây mà
phải gắn việc học với những nhu cầu của cuộc sống hiện đại như đọc, viết
(đặc biệt là ngoại ngữ), làm tính... để có thể giao dịch, trao đổi với bên ngoài một cách hiệu quả. Với trường Đại học Keio của mình, ông đã đào
tạo ra cho Nhật Bản nhiều lớp thương gia và các nhà lãnh đạo quan trọng trong bộmáy nhà nước. Giáo dục của ông là giáo dục mang tinh thần khoa học, độc lập và thực dụng. Theo ông, các nước phương Đông sở dĩ chậm tiến trong thời Cận đại là bởi giáo dục Khổng giáo quá thiên về hư học. Vì
vậy, chú trọng việc trang bị kiến thức khoa học và thực nghiệm là mục tiêu
quan trọng của giáo dục Nhật Bản từ thời Minh Trị cho tới tận sau này. Các nhà canh tân giáo dục Nhật Bản cho rằng, mục tiêu giáo dục cũng chính là
phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước theo con đường kinh tế tư bản chủnghĩa. Giáo dục kỹ thuật không chỉ góp phần vào công nghiệp hóa mà còn tập trung nâng cao sức mạnh quân sự, đưa Nhật Bản vào hàng ngũ các
nước hùng mạnh trên thế giới, có sức cạnh tranh với các đế quốc: Nga, Anh, Pháp... Và sau ba mươi năm thực hành cải cách, Nhật Bản đã vươn lên thành một cường quốc tư sản đánh thắng Nga, xâm chiếm lân bang.
Nhật Bản cũng là một trong những nước nhận thức đúng đắn vai trò của giáo dục đối với đời sống xã hội, đặc biệt, theo các nhà cải cách giáo dục Minh Trị: “Giáo dục có ảnh hưởng đến các vấn đề sau đây: 1. Sự phồn vinh vật chất của mỗi nước; 2. Đối với thương nghiệp của mỗi nước; 3. Lợi ích trong công nghiệp, nông nghiệp của mỗi nước, 4. Trạng thái thân thể,
đạo đức, xã hội của mỗi nước, 5. Hiệu quả về mặt chính trị, pháp luật” [39, 215]
Mục đích giáo dục Nhật Bản, suy cho cùng là hướng tới sự phát triển đất nước tiến kịp, tiến xa các nước phương Tây, để phát triển đất nước cần bắt nguồn từ những nỗ lực của mỗi người, do đó, điều quan trọng đầu tiên là phải giáo dục những cá nhân “tri hành hợp nhất”. Fukuzawa nói: “Phương châm của tôi không phải chỉ hướng đến mục đích mộ tập học trò và bắt chúng đọc sách nguyên bản. Tôi muốn làm sao để mở cửa đất nước Nhật Bản đang bị đóng kín này đưa lên con đường văn minh kiểu phương Tây, tiến tới phú quốc cường binh để khỏi lạc hậu với thế giới. Thế nhưng,
không phải chỉ nói miệng, mà trước hết phải bắt đầu từ bản thân mình,
hành động và lời nói mà lệch nhau thì không được” [98, 329-330].
Thứ tư, Nhật Bản chủ trương đào tạo là để nâng cao trí tuệ quốc dân
nên các công dân đều có cơ hội bình đẳng trong giáo dục. “Tâm hồn con người dù là nam hay nữ đều giống nhau. Không có đạo lý nào quy định rằng đứa trẻ do người hạ đẳng sinh ra nhất định sẽ trở thành hạ đẳng. Những đứa trẻ mới lọt lòng, dù chúng sinh ra trong nghèo khó hay giàu
sang, đều bình đẳng, không thể bị kỳ thị hay bị phân biệt” [99, 188]. Luật giáo dục cơ bản (Học chế) năm 1872 có đoạn:
“Ngày nay giáo dục phải được truyền bá rộng rãi trong dân chúng (nam cũng như nữ, cựu quý tộc và võ sĩ, nông dân, thương nhân cũng như
thợ thủ công) để trong mỗi làng không còn một gia đình nào mù chữ và không còn người nào mù chữ trong mỗi gia đình. Trẻ em đến tuổi đi học,
không phân biệt nam nữ đều phải tới trường và các bậc cha mẹ phải được thông báo về chính sách này với tất cả lòng ham muốn” [39, 171-172]. Fukuzawa cho rằng, giáo dục chính là điều kiện tiên quyết để phân biệt người hạ đẳng và thượng đẳng, nhưng ban đầu mọi người đều có cơ hội ngang nhau vì: “do trời sinh ra và tất cả đều bình đẳng. Không có sự khác biệt bẩm sinh nào giữa cao và thấp…kẻ nào không học, anh ta sẽ dốt và kẻ dốt thì ngu. Cho nên sự khác biệt giữa người khôn và kẻ ngu là do vấn đề giáo dục mà ra” [66, 186].
Thứ năm, để đạt tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nên cần coi
trọng giáo dục tiểu học và đào tạo đội ngũ giáo viên.Các nhà lãnh đạo thời Minh Trị đã sớm nhận thức được rằng, muốn xây dựng một nước Nhật mới không thể bắt đầu với số đông dân chúng mù chữ. Vì vậy, ngay từ đầu khi công bố Học chế, chính phủ đã quy định thời gian giáo dục nghĩa vụ là 8
năm. Sau đó, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà chính quyền đã điều chỉnh thời gian giáo dục nghĩa vụ bắt buộc cho phù hợp nhằm lôi kéo số trẻ em tới trường một cách tối đa. Cùng với đó, việc đào tạo giáo viên cũng được chính phủ đặc biệt chú ý: có chính sách ưu tiên với người học sư phạm,
nhưng bắt buộc họ cam kết không được đổi nghề. Trong thời gian đầu, dù rất thiếu giáo viên nhưng tiêu chuẩn giáo viên của các cấp học vẫn được quy định rất chặt chẽ, yêu cầu về trình độ của họ ngày càng cao, nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo cao của các trường học.
Dựa vào các nguyên tắc cơ bản trên đây, tiến trình cải cách giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị đã trải qua thời gian dài với nhiều giai đoạn và
nhịp độ ngày càng nhanh hơn. Công cuộc cải cách đó được Chính phủ chủ động khởi xướng và toàn dân thực hiện qua các thời kỳ, với các chủtrương, biện pháp mạnh mẽ, phù hợp. Để đạt được mục đích giáo dục: lấy con
lượng cao phục vụ cho sự phát triển đất nước, ngay từ đầu Chính phủ đã xây dựng một đường hướng, chính sách, nội dung giáo dục toàn diện theo
các cấp trình độ của học sinh. Ở trường, người học được học tất cảcác môn
học, đặc biệt chú trọng học tập kỹ nghệ và văn minh phương Tây… Tùy
theo từng lứa tuổi và trình độ nhận thức mà Bộ Giáo dục Nhật Bản tổ chức
thành các bậc học (tiểu học, trung học, đại học…), mở các trường học riêng dành cho nữ sinh và nam sinh, bên cạnh các trường dạy kiến thức khoa học
cơ bản, còn có cả trường đào tạo nghề các bậc khác nhau. Đồng thời, ngay từ năm 1872, Bộ ban hành Luật giáo dục, thực hiện quản lý giáo dục bằng các đạo luật trên cả nước nhằm biến giáo dục thành một trong những chiến
lược của Nhật Bản. Hệ thống sách giáo khoa cũng được sửa đổi liên tục
theo hướng hiện đại hóa và đáp ứng được các nhu cầu của xã hội.
Nguyên tắc tiếp thu văn minh phương Tây trên cơ sở duy trì bản sắc
dân tộc được Nhật Bản quán triệt trên tinh thần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, trong đường hướng giáo dục đó, rõ rệt nhất là duy trì các giá trị nội dung giáo dục đạo đức. Chính phủ Nhật Bản chủ trương “kỹ
nghệ phương Tây, đạo đức phương Đông”. Theo đó, dù thời đại có biến chuyển ra sao, thì môn Tu thân (đạo đức) luôn là môn học được quan tâm trong nhà trường Nhật Bản. Ởtrong các nhà trường Nhật Bản thời kỳ Minh Trị duy tân, người ta chú trọng giáo dục cho học sinh những giá trị truyền thống tốt đẹp: cần cù, nhẫn nại, thanh khiết, lao động hết mình, lòng trung thành… Đặc biệt, sự cẩn thận, tỉ mỉ và tính nguyên tắc được học sinh tiếp thu gần như bản năng. Chủ yếu các tư tưởng đạo đức đó bắt nguồn từ học thuyết Khổng giáo nhưng đã mang tinh thần duy tân Nhật Bản. Với quan
điểm này, nội dung bài hướng đạo của Yozumi Yatsuka đã được treo trên tường trong các lớp học của giáo viên, là phương hướng tư tưởng cho các
lớp đào tạo giáo viên:
“Nước Nhật Bản lấy quân thần làm đạo cả, lấy kính thờ Hoàng gia làm tôn giáo của mọi gia đình, lấy tôn trọng chủ quyền gia trưởng cũng
trọng đại như chủ quyền quốc gia, lấy hòa đồng “nhà” ấy là “nước”,
“nước” ấy là “nhà” làm quan niệm tối thiêng liêng.
Người Nhật Bản ra thì trung thần, về thì lấy hiếu tửlàm bổn phận.
Người Nhật Bản đều do từ Hoàng thất cho nên phân tán ra thành gia đình và kết tụ thành quốc gia, nên người Nhật Bản lấy trung quân ái quốc
làm nhiệm vụ.
Đấy là những bí quyết khiến Nhật Bản từ bé trở thành lớn, từ yếu trở nên mạnh. Chúng ta kiên quyết bảo trì truyền thống ấy” [39, 187]
Với tinh thần “Hòa hồn, Dương tài”, “Học tập phương Tây, đuổi kịp
phương Tây, đi vượt phương Tây” ở mức độ cao nhất, mặc dù gặp nhiều
khó khăn về tài chính, chính quyền Minh Trị vẫn dành một khoản tiền lớn cho việc mời các chuyên gia đầu ngành từ các nước Âu – Mỹ sang Nhật Bản để xây dựng và phát triển các ngành khoa học, đồng thời khuyến khích
mở rộng các ngành khoa học thực nghiệm theo quan điểm Âu học. Bên
cạnh đó, Nhật Bản còn tích cực cho học sinh ra nước ngoài du học, chỉ trong năm 1873 đã có 373 lưu học sinh Nhật Bản được chính quyền Minh Trị cử sang các nước phương Tây để học tập. Tất cả các ngành từ nghề