Ảnh hƣởng về mô hình giáo dục

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 50)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.Ảnh hƣởng về mô hình giáo dục

Theo Học chế 1872 do Bộ trưởng Arinori Mori ban hành, mô hình giáo dục Nhật Bản được chia thành các cấp: tiểu học, trung học và đại học. Trong 4 năm tiểu học sơ cấp, chương trình gồm các môn luân lý, tập đọc, tập viết, số học, âm nhạc và thể dục; chương trình tiểu học cao cấp dạy các môn luân lý, tập đọc, tập làm văn, tập viết, số học, địa lý, lịch sử, khoa học, vẽ, âm nhạc, thể dục và nữ công. Trường trung học là cơ sở giáo dục nằm

giữa các trường tiểu học và cao đẳng, dạy trình độ văn hóa cơ bản cho học

sinh đã học xong chương trình tiểu học, toàn bộ thời gian học của cấp này là 5 năm. Trường Đại học và trường Sư phạm tiếp nhận những học sinh đã tốt nghiệp trung học [39, 214-222].

Trực tiếp tham quan mô hình giáo dục Khánh Ứng nghĩa thục ở

Tokyo –Nhật Bản và các trường học tại quốc gia này, trong sách giáo khoa

Tân đính Quốc dân độc bản, mô hình giáo dục của Nhật Bản được các nhà

giáo dục Việt Nam ghi lại như sau: “Giáo dục thi hành toàn quốc do Sảnh Văn bộ phụ trách. Việc giáo dục quân sự, hàng hải, thông tin do các Sảnh liên quan phụ trách. Nhà trường do Sảnh Văn bộ phụ trách” [85, 284] với mô hình các cấp học, bao gồm: - Đại học đế quốc - Trường Cao đẳng - Trường Trung học - Trường Sư phạm - Trường Cao đẳng nữ học [85, 284-285]

Các nho sĩ duy tân Đông Kinh nghĩa thục cũng nhận ra một điểm mới ở giáo dục Nhật Bản mà giáo dục các nước phương Đông chưa tiếp cận đến. Đó là: học tập vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Văn thơ Đông Kinh nghĩa thục ghi lại: “Ở Nhật Bản, nhiệm vụ của trường tiểu học là thựchiện việc giáo dục phổ cập. Đó là nghĩa vụ” [85,283].

Từ việc tham quan mẫu hình Nhật Bản, do nhận thức được vì nhiều lý do, nhất là không có sự hỗ trợ từ phía chính quyền thì không thể thực hiện các cấp học như Nhật Bản, các nhà duy tân Đông Kinh nghĩa thục đã có kế hoạch mở cả ba ban(cấp, bậc) học (sau đây tác giả luận văn xin dùng từ bậc học để phân biệt với tên gọi các tổ chức các ban chuyên môn trong nhà trường Đông Kinh): tiểu, trung và đại học. Tuy nhiên, các điều kiện và nguồn lực để thực thi trong điều kiện Việt Nam không giống như Nhật Bản đểcó thể tổ chức các bậc họctheo trình độ học vấn nên lúc đầu, Đông Kinh

nghĩa thục cũng chia ra ba bậc như thế, nhưng sự thực với thời gian tồn tại ngắn, nhà cầm quyền ngăn cản, chương trình không được hoạch định rõ ràng: “Khi cho du nhập mô thức Keio vào Việt Nam, các sĩ phu sáng lập thừa hiểu nó chỉ thích hợp phần nào, bởi lẽ có sự chênh lệch trong hiện tình dân trí quá rõ rệt giữa hai dân tộc Việt –Nhật, thứ đến có sự cách biệt quan trọng giữa phương tiện sẵn có và chủ đích các ngài đang theo đuổi, và sau hết, không kém phần quan trọng hơn hai yếu tố trước, nó còn phụ thuộc đường lối thống trị của người Pháp tại Việt Nam” [85, 52]. Đây là một cách nhìn nhận đánh giá có tính lịch sử - cụ thể mà rõ ràng, không phải trí thức nào thời ấy cũng nhận ra.

Có thể thấy mô hình trường Đông Kinh nghĩa thục cũng được xây dựng dựa trên tiếp biến, vận dụng mô hình của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị duy tân, không theo mô hìnhgiáo dục Nho giáo như trước đó. Trường chia thành các bậc: tiểu, trung và đại học. Bậctiểu học để dạy những người mới học quốc ngữ; Bậc trung học và Bậcđại học dạy những người lớn đã thông chữ Hán hoặc muốn học chữ Pháp. Các môn học thì có sử ký, địa lý của nước nhà, toán học, vẽ, kiến thức khoa học thường thức. Trường không chia ra từng năm học một cách cứng nhắc như ngày nay, cứ tùy trình độ hiểu biết của học sinh mà sắp thành từng lớp, trong một lớp độ tuổi học sinh cũng không đều. Nhìn chung, việc tổ chức môn và lớp học ở Đông Kinh nghĩa thục ban đầucòn rất linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ. Hai bậc học: phổ thông và chuyên môn được nhà trường Đông Kinh nghĩa thục xây dựng cũng mô phỏng như Khánh Ứng nghĩa thục ở Nhật Bản đã đưa vào thực hiện.

Song song với việc tiến hành hoạch định các cấp học, các nhà lãnh đạo Trường cũng đã lựa chọn các môn học đưa vào giảng dạy theo hướng tăng các môn mới so với giáo dục Nho học, đặc biệt là các môn khoa học ứng dụng, có tính thực nghiệm cao từ phương Tây. Trường Đông Kinh nghĩa thục dạy cả Việt văn, Hán văn, Pháp văn. Ban Tiểu học chuyên dạy

Việt văn, lên Trung học và Đại học mới dạy Hán văn và Pháp văn. Nội

dung chương trình thì bỏ lối học từ chương khoa cử mà chú trọng vào thường thức và thực nghiệp [51, chương 3].

Nhìn chung, việc tổ chức các cấp học, lớp học và các môn học ở Đông Kinh nghĩa thục ban đầu còn rất linh hoạt, đơn giản: “…từng môn khoa học cũng có công dụng riêng, nhưng môn vệ sinh học chủ yếu là bảo vệ sức khỏe con người, các môn cách trí chủ yếu cũng là chủ lợi mưu sinh. Môn luân lý, chính trị chủ yếu là làm cho ta biết đạo lý làm người, làm dân. Khoa học lại phân làm 2 loại: Khoa học phổ thông và khoa học chuyên môn. Khoa học phổ thông là khoa học mà sĩ, nông, công, thương đều phải cần đến. Khoa học chuyên môn thì chỉ dành cho các sĩ, nông, công, thương. Muốn đi sâu vào chuyên môn thì trước hết phải vào phổ thông. Phổ thông chia làm hai cấp. Sơ học và trung học. Trước là sơ học sau mới đến trung học. Chế độ nhà trường là như thế” [39, 72]. Điều mới là nhà trường chú trọng nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn khoa học. Trong bài

Thiết tiền ca, Nguyễn Phan Lãng còn đặc biệt đề cao vị trí của khoa học

chuyên môn trong việc học tập, vì có chuyên môn mới có được những kiến thức nghề nghiệp ứng dụng:

“Các thứ học phổ thông đã suốt Học chuyên môn cốt một nghề cao Trong một nước nghề hay đã đủ Từ đó mà tiến bộ văn minh ….

Thế mới thực phụ công đi học

Thế mới là cỗi gốc văn minh” [86, 803]

Tổ chức theo mô hình mới, trường học Đông Kinh có thục trưởng là Lương Văn Can, có 4 ban với những người phụ trách riêng: Giáo dục, Tài chính, Tu thư và Cổ động. Ban Giáo dục lo việc giảng dạy, học tập và chiêu sinh; Ban Tài chính phụ trách các khoản thu chi của nhà trường; Ban

Cổ động có nhiệm vụ vận động, tuyên truyền ảnh hưởng của trường ra ngoài quần chúng; Ban Tu thư biên soạn tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho sinh viên, bao gồm hai tiểu ban: ban soạn và ban dịch,

hoạt động rất hiệu quả, trong một thời gian ngắn nhưng để lại dấu ấn rõ rệt. Để xây dựng những con đường để đi tới một nền giáo dục thành công, các nhà giáo Đông Kinh nghĩa thục khẳng định:“Nay đã từng ngẩng đầu trông lên, cúi đầu nhìn xuống, trầm ngâm suy nghĩ cho cùng, để tìm kế mở mang dân trí giữa muôn khó khăn, thì thấy chỉ có sáu đường” [85, 183].

Sáu đường này gắn liền giáo dục với công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài, và công tác truyền thông, sử dụng chữ Quốc ngữ làm “nguyên liệu” ghi lại văn tự chính thức, đặc biệt, cải tổ nội dung giáo dục phải gắn liền với việc thay đổi phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá.

“Một là dùng văn tự nước nhà. Hai là hiệu đính sách vở. Ba là sửa đổi phép thi. Bốn là cổ võ nhân tài.

Năm là chấn hưng công nghệ. Sáu là mở toà báo.” [85, 183]

Như vậy, cùng với những biến chuyển trong nước, đầu thế kỷ XX,

Đông Kinh nghĩa thục đã tiếp biến ảnh hưởng từ Nhật Bản mô hình nhà trường đa cấp, đa ngành, chương trình linh hoạt, thực dụng và thiết thực.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng tư tưởng cải cách giáo dục từ Minh Trị (Meiji) Nhật Bản đến tư tưởng giáo dục của phong trào Đông Kinh nghĩa thục (Trang 50)