Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

Một phần của tài liệu Giao an dia ly 12 (Trang 48)

III. Các bước kiểm tra:

3.Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

- GV gọi HS đọc nội dung SGK.

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: nguyên và môi trường:

(HS xem SGK)

IV. Đánh giá:

1. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

=>Bảo vệ tài nguyên MT bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí lâu bền, và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

Vì: con người vừa cần thoả mãn những nhu cầu hiện tại, nhưng cần phải đảm bảo thoả mãn nhu cầu cho các thế hệ tương lai.

V. Hoạt động nối tiếp:

Xem, nghiên cứu Bài 16. trước ở nhà.

VI. Phụ lục:

Phiếu học tập:

Tên thiên tai Ngập lụt Lũ quét Hạn hán

- Nơi hay xảy ra - Thời gian xảy ra - Hậu quả

- Nguyên nhân

- Biện pháp phòng chống

* Khái niệm, thuật ngữ:

1. Ô nhiễm môi trường: là xuất hiện các chất lạ trong môi trường gây phương hại đến

con người và các sinh vật khác.

Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường là do các chất thải trong hoạt động kinh tế (CN, NN, GTVT…) và chất thải sinh hoạt của con người chưa được xử lí thải vào môi trường. Nguyên nhân thứ yếu là do các hiện tượng tự nhiên như: lốc, gió, mưa, bão, núi lửa…

2. Ô nhiễm nước:

Là sự biến đổi nói chung do con người đến chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, cho nông nghiệp, nghỉ ngơi giải trí, đối với động vật nuôi và các loài hoang dại (định nghĩa của Hiến chương

châu Âu về nước).

3. Ô nhiễm không khí: là sự có mặt chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng thành phần

không khí làm cho không khí không sạch hoặc gây ra mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa.

Các chất bẩn gây ô nhiễm không khí như: bụi, khói, các loại ôxit: lưu huỳnh, nitơ, cácbon và một số hợp chất khác, trong đó chủ yếu là các chất khí CO2, NO2, SO2. Các chất gây ra sự suy thoái tầng ôdôn là Clofluo cacbon (CFC), mêtan (CH4),

ôxit nitơ (NO, NO2).

4. Ô nhiễm đất: đất là nơi tiếp nhận các chất thải từ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của

các khu công nghiệp, đô thị và các sản phẩm hoá học dùng trong nông nghiệp.

Môi trường đất bị ô nhiễm làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Đất bị ô nhiễm gây độc hại cho cây trồng, sinh vật sống trong đất, động vật ăn cỏ, chất lượng nông sản làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và phá hủy cảnh quan.

5. Phát triển bền vững: là sự phát triển để đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không

làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của cả thế hệ tương lai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Lũ: hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó

giảm dần. Nước lũ do mưa (hay băng tuyết ở những vùng vĩ độ cao) sinh ra.

7. Lũ quét: là loại lũ xảy ra bất ngờ, lên xuống rất nhanh, tốc độ chảy rất mạnh, cuốn

trôi nhiều bùn, đá, sức tàn phá rất lớn.

Lũ Tiểu mãn: loại lũ do mưa vào khoảng tiết Tiểu mãn hàng năm gây ra. Thường

xảy ra từ tháng 4- 6 ở Bắc Trung Bộ.

8. Lụt: hiện tượng nước trên các con sông tràn ra khỏi bờ, làm ngập lụt một vùng đất

đai rộng lớn trong thời kì nước lớn hoặc nước lũ.

9. Sương muối: sương đọng trên các ngọn cỏ lá cây dưới những hạt nhỏ li ti có màu

trắng như muối. Sương muối là kết quả ngưng tụ trực tiếp của hơi nước trong điều kiện thời tiết lạnh giá, hơi nước ngưng kết ở nhiệt độ âm. Sương muối có tác hại lớn với sx nông nghiệp, đặc biệt là những cây trồng không chịu được nhiệt độ thấp và biên độ dao động nhiệt lớn.

*Thông tin:

- Đồng bằng sông Hồng: ngập lụt là do mưa lũ lớn, tập trung, mặt đất thấp, xung quanh có đê bao bọc, nhiều ô trũng, thêm vào đó là đô thị hoá cao cũng tăng mức độ ngập lụt.

- Đồng bằng sông Cửu Long: ngập úng diễn ra trên diện rộng, không chỉ do nước lũ mà còn do triều cường cao. Bề mặt ĐB sông Cửu Long thấp, có các ô trũng lớn, phẳng hơn ĐBSH nên khả năng tiêu nước kém hơn và còn phụ thuộc thuỷ triều. Vì thế, vấn đề tiêu nước chống ngập lụt ở ĐB. sông Cửu Long còn cần tính đến làm công trình ngăn mặn.

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân cư ở nước ta.

- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân số đông, dân số tăng nhanh và phân bố không đều trên đất nước ta.

- Trình bày được chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta.

2. Kĩ năng:

Phân tích được các sơ đồ, lược đồ và các bảng số liệu trong bài học.

3. Thái độ:

- Ý thức được sự cần thiết phải có qui mô gia đình nhỏ.

- Ủng hộ các chính sách của Nhà nước về dân số và phân bố dân cư.

II. Phương tiện dạy học:

- Bản đồ hành chính Việt Nam. - Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam. - Atlat địa lí Việt Nam.

III. Tiến trình dạy học:

. - Kiểm tra bài cũ:

1. Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu biện pháp phòng chống

2. Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét và hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mở bài:

Dân cư và lao động là một trong những nguồn lực để phát triển KT-XH của đất nước. Ở lớp 9 các em đã học về địa lí dân cư Việt Nam. Hãy cho biết dân số và phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì ?

Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta

HĐ 1. Cá nhân

Tìm hiểu về qui mô dân số nước ta. ?HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết em hãy cho biết đặc điểm qui mô dân số nước ta? ? Dân số đông có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển KT - XH của đất nước ? =>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

Tìm hiểu về thành phần dân tộc

? Nước ta có bao nhiêu dân tộc?

? Dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

=>GV chốt lại kiến thức và ghi bảng.

? Có khoảng bao nhiêu người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài ?

? Các dân tộc ở nước ta có truyền thống tốt đẹp nào? Vấn đề gì cần quan tâm đối với các dân tộc ít người ? Vì sao ?

=>Cần phải chú trọng đầu tư hơn nữa đối với phát triển KT-XH của một số vùng dân tộc ít người.

Chuyển ý: Nước ta có dân số đông. Vậy dân số nước ta tăng nhanh hay chậm? Cơ cấu dân số nước ta có đặc điểm gì?

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc:

- Số dân nước ta là: 90.549.390 người . Đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 14 thế giới về dân số

(2011).

- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn: thừa lao động, thiếu việc làm, GDP bình quân đầu người thấp, sức ép dân số rất lớn lên y tế, VH, GD, tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường. - Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Kinh (Việt) chiếm 86.2% dân số, các dân tộc khác chiếm 13.8% dân số.

- Ngoài ra còn có khoảng 4.0 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

- Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ đất nước.

HĐ 2. Cá nhân /cặp

Tìm hiểu về gia tăng dân số và cơ cấu dân số

? Dựa vào kênh chữ SGK và Hình 16.1 cho biết dân số nước ta tăng nhanh và bùng nổ vào thời gian nào?

=> GV hướng dẫn HS khai thác Hình 16.1 để thấy được tốc độ tăng dân số qua các giai đoạn.

*GV giúp HS tìm hiểu: bùng nổ dân số xảy ra khi tỉ lệ gia tăng đạt mức 2.1% trở lên

(GĐ 1954-1989)

- Trong chiến tranh chống Pháp, mức gia tăng thấp.

- Trong giai đoạn xây dựng CNXH ở miền Bắc, mức gia tăng nhanh.

- Từ 1976 đến nay tỉ lệ gia tăng dân số giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ:

- Đông dân, tốc độ gia tăng dân số tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao hơn mức TB thế giới, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm hơn 1 triệu người. (tương đương 1

tỉnh có dân số trung bình).

- Thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn lại.

? Vì sao gần đây tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm?

? Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?

? Dân số tăng nhanh gây hậu quả gì ?

=> Tài nguyên môi trường cạn kiệt, ô nhiễm; làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế; chất lượng cuộc sống người dân chậm được cải thiện; khó giải quyết được vấn đề việc làm.

? Dựa vào bảng 16.1 chứng minh cơ cấu dân số trẻ và đang có sự thay đổi ? (tăng,

giảm tỉ trọng ở nhóm tuổi nào?)

? Dân số trẻ có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển KT-XH ?

=>Nguồn lao động bổ sung dồi dào; người lao động VN có truyền thống cần cù, sáng tạo, có khả năng tiếp thu vận dụng KH-KT nhanh. Là nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển đất nước.

- HS trình bày GV chuẩn kiến thức.

Chuyển ý: Dân cư phân bố như thế nào trên đất nước ta?

- Hậu quả: gia tăng dân số nhanh tạo nên sức ép lớn đối với phát triển KT-XH, tài nguyên môi trường, khó đáp ứng nhu cầu việc làm → khó khăn cho việc nâng cao đời sống nhân dân.

- Cơ cấu dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự thay đổi theo hướng già hóa.

HĐ 3. Tìm hiểu về phân bố dân cư

Dựa vào kênh chữ và bảng số liệu SGK trả lời câu hỏi:

? Mật độ dân số trung bình năm 2006 nước ta là bao nhiêu ?

? Dựa vào Bảng 16.2 So sánh và nhận xét về sự phân bố dân cư giữa các vùng ở nước ta.

=> Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng với trung du và miền núi. MĐDS đồng bằng gấp nhiều lần miền núi (ĐBSH

gấp 8.3 lần Đông Bắc, 17.7 lần Tây Bắc).

- Phân bố dân cư không đều ngay trong nội bộ mỗi vùng đồng bằng hoặc miền núi

(ĐBSH gấp 2.8 lần ĐBSCL…)

? Giải thích nguyên nhân phân bố dân cư, có ảnh hưởng gì đến phát triển KT-XH? => Vùng đồng bằng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, là nơi có nghề trồng lúa nước, có nền kinh tế phát triển nhanh, quá trình CNH &HĐH diễn ra mạnh hơn ở trung du và miền núi.

3. Phân bố dân cư chưa hợp lí:

Mật độ dân số trung bình là 265 người /km2 (2011)

a. Giữa đồng bằng với trung du miền núi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đồng bằng chỉ chiếm 25% diện tích nhưng tập trung 75% dân số với mật độ dân số cao (ĐB

sông Hồng 1.225 người/km2).

- Trung du, miền núi có nhiều tài nguyên chiếm 75% diện tích cả nước nhưng chỉ chiếm 25% dân số, mật độ dân cư thấp. (Tây Bắc

69 người/km2).

Phân bố dân cư không hợp lí ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên…

? Dựa vào Bảng 16.3 so sánh và nhận xét về sự thay đổi tỉ trọng dân số thành thị, nông thôn ?

Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư chưa hợp lí.

=>- Sử dụng lao động lãng phí, không hợp lí, nơi thừa, nơi thiếu.

- Sức ép dân số lên tài nguyên thiên nhiên: bình quân đất nông nghiệp quá thấp, bạc màu, thoái hóa đất.

Chuyển ý: để phát huy tốt tiềm năng dân

cư và lao động, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách và giải pháp gì?

b. Giữa thành thị và nông thôn:

- Tỉ trọng dân thành thị ngày càng tăng lên, tỉ trọng dân nông thôn ngày càng giảm.

- Tuy nhiên dân cư nước ta tập trung chủ yếu ở nông thôn (chiếm

73.1%, 2005).

HĐ 4. Cả lớp

Tìm hiểu về chính sách phát triển dân số

GV yêu cầu HS SGK nêu chính sách phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta.

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta:

- Kiềm chế tốc độ tăng dân số…

- Phân bố lại dân cư, nguồn lao động giữa các vùng.

- Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn, thành thị

- Tăng cường xuất khẩu lao động

- Phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và nông thôn.

IV. Đánh giá:

1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với phát triển KT-XH và môi trường. (Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc; Dân số còn tăng nhanh, cơ

cấu dân số trẻ; Phân bố dân cư chưa hợp lí)

V. Phụ lục:

1. Hiện nay có khoảng 4.0 triệu người Việt sinh sống hơn 100 quốc gia ở các châu lục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Mười đặc điểm dân số nước ta hiện nay:

2. Dân số trẻ nhưng đang bước vào thời kì chuyển sang già 3. Mất cân đối giới tính

4. Phân bố không đều 5. Tỉ lệ dân đô thị thấp

6. Mức sinh giảm nhưng chưa ổn định 7. Mức chết thấp, ổn định

8. Chất lượng dân số chưa cao

9. Qui mô gia đình nhỏ nhưng phức tạp và dễ “vỡ”

10. Sức khỏe sinh sản bị tổn thương và đứng trước thách thức mới.

3. Nguyên nhân dân số tăng nhanh:

- Dân số trẻ, số người trong độ tuổi sinh sản lớn, tâm lí xã hội “thích con trai”. - Giai đoạn 1960-1990 bùng nổ dân số do: tỉ suất sinh giảm chậm trong khi tỉ suất tử giảm nhanh.

V. Hoạt động nối tiếp:

- Học bài, trả lời câu hỏi SGK.

- Xem, nghiên cứu các bài đã học từ 2 dến bài 16 tiết sau ôn tập. ---

Tiết . Bài ÔN TẬP THI HKI

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Khái quát lại các kiến thức đã học từ tiết 2 đến tiết 16. - Khắc sâu những phần kiến thức HS chưa nắm vững.

2. Kĩ năng:

Phân tích các bảng số liệu, sử dụng Atlat để nắm vững, tìm ra kiến thức bài học.

3. Thái độ:

Tập trung nắm bắt, ôn tập lại kiến thức đã học để làm tốt ở bài kiểm tra.

II. Phương tiện dạy học:

- BĐ tự nhiên Việt Nam, Atlat địa lí Việt Nam - Tài liệu ôn tập kiểm tra kiến thức địa lí 12

Một phần của tài liệu Giao an dia ly 12 (Trang 48)