Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác:

Một phần của tài liệu Giao an dia ly 12 (Trang 42)

III. Các bước kiểm tra:

3.Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác:

GV kẻ bảng tổng hợp lên bảng, chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ, mỗi Nhóm thảo luận một loại tài nguyên.

+ Nhóm 1, 2: tài nguyên nước

3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác: khác:

a. Tài nguyên nước:

- Tình hình sử dụng:

+ Nhóm 3, 4: tài nguyên khoáng sản

+ Nhóm 5, 6: tài nguyên du lịch.

=>GV gọi đại diện HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

? Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác tài nguyên khoáng sản?

Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, rừng, sông, biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Có nhiều điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đà Lạt (Lâm

Đồng)… Với 3.260 km đường bờ

biển có 125 bãi biển trong đó có 16 bãi biển đẹp.

Với hàng nghìn năm lịch sử, VN có trên 7.000 di tích (trong đó

khoảng 2500 di tích được Nhà nước xếp hạng bảo vệ) lịch sử, văn hóa:

Đền Hùng, Cổ Loa, Văn Miếu…

*Nếu không đủ thời gian GV có thể phân tích, đặt câu hỏi phát vấn học sinh khai thác kiến thức ở mục 3.

mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô.

+ Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, thiếu nước ngọt…

- Biện pháp bảo vệ:

+ Xây dựng các công trình thủy lợi để cấp thoát nước.

+ Xử lí các cơ sở gây ô nhiễm…

b. Tài nguyên khoáng sản:

- Tình hình sử dụng:

Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lí khai thác… - Biện pháp bảo vệ:

+ Quản lí chặt chẽ việc khai thác. + Xử lí các trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm.

c. Tài nguyên du dịch:

- Tình hình sử dụng:

Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái.

- Biện pháp bảo vệ:

Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

e. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác (khí hậu, biển…): cũng cần được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khai thác, sử dụng hợp lí và bảo vệ.

IV. Đánh giá:

1. Hãy nêu các biện pháp nhằm đảm bảo cân bằng nước, và phòng chống ô nhiễm nước ?

- Tăng độ che phủ rừng, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa

mưa.

- Luật bảo vệ môi trường cần phổ biến rộng rãi đến nhân dân.

- Xử lí hành chính đối với các cơ sở sản xuất, dân cư không thực hiện đúng qui định về nước thải, nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nước.

- Tuyên truyền, giáo dục cho người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ.

V. Hoạt động nối tiếp:

- Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam ở BĐ du lịch kể tên các vườn quốc gia. - Xem, nghiên cứu Bài 15. trước ở nhà.

VI. Phụ lục:

1. Vườn quốc gia: là một loại hình rừng đặc dụng có tầm quan trọng về bảo vệ sinh thái rừng của đất nước, thuộc tầm cỡ quốc gia, được đặt dưới sự quản lí của Nhà nước và trực thuôc Bộ NN&PTNT. Ở phía Bắc tính từ vườn quốc gia Bạch Mã trở ra có 14 vườn quốc gia, ở phía Nam có 16 vườn quốc gia.

2. Sách đỏ Việt Nam: có danh sách cácloài động, thực vật ở Việt Nam thuộc loài

quí hiểm đang bị giảm sút số lượng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Các tiêu chuẩn sử dụng trong Sách đỏ VN được xây dựng trên nền các tiêu chuẩn của sách đỏ IUCN (Tổ chức LHQ về bảo vệ thiên nhiên).

3. Khu dự trữ sinh quyển thế giới: là một danh hiệu do Tổ chức Văn hóa - Khoa

học-Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng cho các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có hệ động, thực vật độc đáo, phong phú đa dạng trên đất liền, các vùng ven biển-đảo.

Cho đến nay, nước ta đã được UNESCO công nhận 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới. (1. Cù Lao Chàm, 2. Rừng ngập mặn Cần Giờ, 3. Mũi Cà Mau, 4. Vườn quốc

gia Cát Tiên, 5. Quần đảo Cát Bà, 6. châu thổ sông Hồng, 7. Tây Nghệ An, 8. Ven biển và biển đảo Kiên Giang).

Tiết 14. Bài 15. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

1. Kiến thức:

- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).

- Nắm được một số loại thiên tai chủ yếu: bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán… - Hiểu được nội dung Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

2. Kĩ năng:

Tìm hiểu, thu thập thông tin về môi trường.

3. Thái độ:

Hiểu được chiến lược Quốc gia bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm đảm bảo sự bền vững về môi trường, phát triển kinh tế, ổn định dân số, cân bằng giữa môi trường và phát triển.

II. Phương tiện dạy học:

Tranh ảnh về các hoạt động kinh tế làm ô nhiễm môi trường (nếu có).

III. Tiến trình dạy học:

- Kiểm tra bài cũ: Nêu tình hình suy giảm tài nguyên rừng và các biện pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảo vệ rừng.

- Mở bài: Trên đất nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tài nguyên phong

phú, điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi song cũng không ít khó khăn gây ra bởi các tai biến thiên nhiên. Vấn đề bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai là một yêu cầu rất bức thiết.

Các nội dung này sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay.

TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HĐ 1. Cả lớp

Tìm hiểu các vấn đề lớn về môi trường trên đất nước ta.

- GV: bảo vệ môi trường là một trong những nội dung chính của sự phát triển bền vững.

? Có mấy vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường của nước ta hiện nay.

=> 2 vấn đề:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái. - Tình trạng ô nhiễm môi trường. ? Gọi HS nêu VD.

Phá rừng =>phá vỡ cân bằng sinh thái:

đất bị xói mòn rửa trôi mạnh, mực nước ngầm hạ thấp, tăng tốc độ dòng chảy của sông, khí hậu TĐ nóng lên, mất nơi sinh sống của nhiều loài động vật…

?Từ VD trên hãy cho biết nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giao an dia ly 12 (Trang 42)