Các miền địa lí tự nhiên:

Một phần của tài liệu Giao an dia ly 12 (Trang 35)

III. Các bước kiểm tra:

4.Các miền địa lí tự nhiên:

a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ:

- Giới hạn: phía tây của miền giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (miền

này gồm vùng núi ĐB và đồng bằng Bắc Bộ).

- GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh đặc điểm của 3 miền địa lí tự nhiên, chia 6 Nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1, 2: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

+ Nhóm 3: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

+ Nhóm 4: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận theo yêu cầu, khi các Nhóm thảo luận xong, GV cho đại diện từng Nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- GV chuẩn kiến thức: phần phụ lục

phiếu học tập 2.

- Miền có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt cao, có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.

- Địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600m. Hướng vòng cung của các dãy núi ; các thung lũng sông lớn với đồng bằng mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

- Khoáng sản: than, đá vôi, quặng sắt, thiếc, chì, kẽm…

b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:

- Giới hạn: nằm từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

- Các hệ thống núi có hướng tây bắc-đông nam, là vùng duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam có đầy đủ ba đai cao. Địa hình núi ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng. Các dãy núi ăn lan ra biển làm cho diện tích đồng bằng bị thu hẹp.

- Khoáng sản: sắt, crôm, titan, thiếc, apatit…

c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

- Giới hạn: nằm từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.

- Cấu trúc địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và các đồng bằng nhỏ, hẹp ven biển. Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vịnh biển được che chắn bởi các đảo ven bờ.

- Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn (vùng thềm lục địa), bôxit

(Tây Nguyên).

IV. Đánh giá:

1. Hãy nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bạt của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam nước ta.

V. Hoạt động nối tiếp:

Xem, nghiên cứu Bài 13. trước ở nhà.

VI. Phụ lục:

Tên miền Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phạm vi

Dọc theo hữu ngạn sông Hồng, và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ. Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã. Từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. Địa hình

- Đồi núi thấp, độ cao trung bình 600m, hướng núi vòng cung, địa hình cacxtơ khá phổ biến. - Hướng nghiêng địa hình: tây bắc-đông nam, thấp dần ra biển làm cho đồng bằng mở rộng. - Ven biển địa hình đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo.

- Địa hình núi cao, núi trung bình chiếm ưu thế (có 3

đai cao). Các dải

núi ăn ra sát biển làm cho đồng bằng bị thu hẹp.

- Ven biển có nhiều cồn cát, bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá. - Gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển. - Bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu nhiều vịnh biển sâu, có đảo ven bờ che chắn.

Khoáng sản

- Giàu than, quặng sắt, thiếc, vonfram, chì, bạc, kẽm,…

- Quặng sắt, đồng, apatit crôm, thiếc, titan, …

- Dầu khí có trữ lượng lớn (vùng

thềm lục địa).

-Bôxit(TâyNguyên).

Tiết 12. Bài 13. THỰC HÀNH: ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH,

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ. - Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi.

II. Phương tiện dạy học:

- Tập bản đồ địa lí 12

- BĐ Địa lí tự nhiên Việt Nam - Átlát Địa lí Việt Nam

- Bản đồ trống (BĐ trống)

- HS chuẩn bị lược đồ trống Việt Nam trên giấy A4 đã vẽ ở Bài 3.

III. Tiến trình dạy học:

- Kiểm tra bài cũ: trình bày đặc điểm tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. - Mở bài: sử dụng BĐ có ý nghĩa lớn trong thực tiển sản xuất và sinh hoạt.

Trong bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ tiến hành đọc BĐ địa hình Việt Nam và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi tiêu biểu của địa hình nước ta.

TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HĐ1. Xác định các dãy núi, đỉnh núi

và dòng sông trên BĐ địa lí tự nhiên Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B1. GV yêu cầu HS đọc bài tập, xác định yêu cầu của bài TH.

B2. GV cho HS tìm trên Atlat địa lí Việt Nam các dãy núi và cao nguyên, các đỉnh núi, các dòng sông theo yêu cầu của bài.

B3. GV gọi HS lên bảng chỉ trên BĐ địa lí tự nhiên Việt Nam các dãy núi và cao nguyên, các đỉnh núi, các dòng sông mà HS đã xác định trên Atlat.

1. Bài tập 1:

a. Các dãy núi và các cao nguyên: - Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc…

- Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn,…

- Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sín Chải,…

- Các cao nguyên badan: Plây Ku, Đăk Lăk,… b. Các đỉnh núi: Đỉnh núi Độ cao (m) Phanxipăng 3143m Khoan La San 1853m Pu Hoạt 2452m Tây Côn Lĩnh 2419m Ngọc Linh… 2598m c. Các dòng sông:

Sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà,…

HĐ 2. Điền vào lược đồ trống một số đối tượng địa lí.

- GV cho HS vẽ trực tiếp trên Tập bản

đồ trang 22. kết hợp xem lược đồ SGK trang 30.

B1. GV cho HS đọc Bài tập 2, xác định yêu cầu bài.

B2. HS làm việc cá nhân.

B3. GV gọi 1 HS lên vẽ trên bảng các dãy núi (vẽ trực tiếp trên BĐ trống) B4. GV chuẩn kiến thức, nhận xét đánh giá chung và nhận xét cụ thể một số bài của HS.

*Điền vào lược đồ trống:

- Các dải núi hình cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

- Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn,… - Các đỉnh núi: Tây Côn Lĩnh,… - Ghi tên một số con sông chính ở nước ta: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.

IV. Đánh giá:

GV nhận xét đánh giá tinh thần làm việc chung của lớp, động viên, rèn luyện ý thức học tập ở học sinh.

V. Hoạt động nối tiếp:

- HS tiếp tục hoàn chỉnh bài thực hành (nếu chưa xong) - Xem, nghiên cứu Bài 14. trước ở nhà.

VI. Phụ lục:

*Thông tin vắn tắt về một số địa danh trong bài.

1. Dãy Hoàng Liên Sơn:

Nằm ở vùng Tấy Bắc Việt Nam. Gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên. Người Thái gọi dãy này là Khau Phạ nghĩa là “sừng trời”.

Dãy Hoàng Liên Sơn rộng 30 km, chạy dài 180 km theo hướng TB-ĐN giữa 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây Yên Bái.

2. Phan xi păng: thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, cách thị xã Sa Pa khoãng 9 km về phía tây nam, nằm giáp 2 tỉnh Lào Cai và Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc nước ta.

3. Dãy Bạch Mã: núi Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn chạy sát ra biển. Nằm giữa tỉnh Thừa Thiên-Huế và TP. Đà Nẵng, nơi đây có đèo Hải Vân nổi tiếng, nằm cách Huế gần 50 km về phía nam.

Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa các ông tiên thường xuống đây đánh cờ, ngựa của Tiên mãi đi ăn cỏ đồng xa, khi trở lại thì Tiên đã bay về trời, ngựa nhớ chủ lang thang đi tìm, hóa thành mây trắng. Cái tên Bạch Mã có từ đó chăng? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Hoành Sơn: Hoành Sơn (núi ngang) là một dãy núi phía nam tỉnh Hà Tỉnh, phía bắc tỉnh Quảng Bình. Hoành Sơn và sông Gianh là biểu trưng lịch sử, văn hóa, địa lí của tỉnh Quảng Bình.

5. Sông Hồng: tên gọi khác như Hồng Hà hay sông Cái có tổng chiều dài 1.149km bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn có độ cao 1776 m thuộc tỉnh Vân Nam

(TQ) và đổ ra Biển Đông. Đoạn chảy qua Việt Nam có chiều dài 510 km và có tên

gọi từng đoạn khác nhau: đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì gọi là sông Thao, đoạn qua Hà Nội gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà.

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN

Tiết 13. Bài 14. SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nắm được tình hình suy giảm tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta.

Một phần của tài liệu Giao an dia ly 12 (Trang 35)