Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của truyện trạng xứ Nghệ (Trang 52)

6. Bố cục luận văn

3.6 Ngôn ngữ

Là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian, ngôn ngữ truyện trạng hết sức đời thường và dân dã. Nó không chỉ là lời ăn tiếng nói hàng ngày mà thậm chí trong đó, ẩn chứa cả một kho từ vựng bằng tiếng lóng của người dân. Có những vốn từ mà chỉ xuất hiện trong truyện trạng và sinh hoạt truyện trạng chứ ít hoặc hiếm khi hiện hữu được trong các thể loại khác. Truyện trạng không kiêng dè, né tránh bất cứ vấn đề gì trong đời sống của người dân. Trong sinh hoạt truyện trạng, người ta nói một cách tự do và tự nhiên những gì mà họ nghĩ, gọi tên “thẳng thừng” và trần trụi những sự vật mà lễ giáo phong kiến xưa vẫn cho là tục, phải giữ gìn, né tránh. Chính không khí “giao lưu” thoải mái của sinh hoạt truyện trạng đã làm cho ngôn ngữ truyện trạng hết sức phong phú, đa dạng, dân dã và có thể nói là giàu có bậc nhất so với các thể loại khác trong kho tàng văn học dân gian xứ Nghệ.

Bên cạnh đó, ngôn ngữ truyện trạng cũng phản ánh một cách sinh động phương ngữ tiếng Nghệ mà người dân ở các miền khác trên đất nước ta vẫn đùa nhau đó là một

thứ ngoại ngữ đặc biệt. Hiện nay chưa có một thống kê đầy đủ và những nghiên cứu chuyên sâu về phương ngữ tiếng Nghệ nhưng theo quan sát của người viết thì phương ngữ tiếng Nghệ thường tạo ra hiện tượng đồng âm khác nghĩa với những từ khác trong kho từ vựng tiếng Việt. Đặc biệt, phương ngữ này lại được chuyển tải trong giọng nói “nặng” đặc thù của người dân xứ Nghệ nên càng tạo ra tính đơn nhất, độc đáo của tiếng Nghệ. Trong các truyện trạng, người ta thường vận dụng kết hợp hai yếu tố này để tạo ra nụ cười giòn giã, và đó cũng là một trong những nét đặc điểm riêng của ngôn ngữ truyện trạng.

Cuối cùng, trong sinh hoạt truyện trạng, yếu tố ngôn ngữ thường được phối hợp một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn với các động tác giàu tính hài hước của người kể chuyện. Trong quá trình kể truyện trạng, người kể chuyện nhiều lúc kiệm lời diễn giải mà thay vào đó pha trò bằng các động tác, điệu bộ, cử chỉ và những lúc tối cần thiết thì sử dụng một số từ làm “mật mã” để làm cho tiếng cười bùng khởi.

*Tiểu kết chƣơng 3

Trong quá trình nghiên cứu của mình, người viết nhận thấy truyện trạng có nhiều nét đặc sắc về mặt nghệ thuật trên nhiều phương diện. Cốt truyện truyện trạng tồn tại một cách đơn lẻ, độc lập, có nhiều nguồn gốc khác nhau và mang tính thập cẩm. Đồng thời, cốt truyện truyện trạng cũng hết sức ngắn gọn, kiệm lời và đặc biệt có sự co duỗi, linh động để phù hợp, thích ứng với từng môi trường diễn xướng cụ thể. Về mặt nhân vật, điểm nổi bật của truyện trạng là một tỷ lệ lớn nhân vật truyện trạng gắn liền với những nguyên mẫu “điển hình” trong đời sống, tồn tại thực hay được cho là có thực và được lưu truyền ở nông thôn xứ Nghệ.

Ngoài ra, người kể chuyện - “những tay trạng dân gian” trong sinh hoạt truyện trạng cũng là một trong những điểm độc đáo của truyện trạng. Họ là những người tài ba, thông minh, hóm hỉnh… và là “linh hồn” của loại sinh hoạt văn hoá này. Thêm vào đó, thủ pháp gây cười trong truyện trạng cũng hết sức phong phú và đặc sắc. Không chỉ có các thủ pháp được vận dụng trong các truyện trạng được cố định bằng văn bản mà thủ pháp gây cười của truyện trạng còn bao hàm cả ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, điệu bộ… gây cười của người kể chuyện trong môi trường diễn xướng. Đặc biệt, trong truyện trạng, mục đích gây cười được đặt lên trên hết, đồng thời, tiếng cười trong truyện trạng có tính chất bối cảnh, gắn chặt và chỉ rôm rả trong một môi trường diễn xướng cụ thể mà rất có thể sang khi sang một môi trường khác, ở một không gian khác, thời điểm khác, tiếng cười sẽ bị nhạt đi rất nhiều. Thêm vào đó, là một loại hình sinh hoạt văn hoá nhưng môi trường diễn xướng của truyện trạng đầy tính chất ngẫu hứng, không hề có yếu tố chuyên

nghiệp và rất cơ động, linh hoạt; không hề có một sự quy định cụ thể cũng như không phụ thuộc nhiều vào quy mô, vị trí địa lý của không gian tự nhiên.

CHƢƠNG 4: TRUYỆN TRẠNG XỨ NGHỆ TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm của truyện trạng xứ Nghệ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)