DÂN CA VÙNG BIỂN HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu Văn hóa biển trong văn học dân gian truyền thống Hải Phòng (Trang 61)

Hải Phòng là m ột trong nhƣ̃ng trung tâm văn hóa , du lịch lớn của cả nƣớc. Đến với Hải Phòng , ta không chỉ đƣợc hòa mình trong các lễ hộ i truyền thống đặc sắc của thành phố Cảng biển mà còn đƣợc chìm đắm trong các câu hát dân ca trữ tình , mƣợt mà , đằm thắm . Đó chính là hát Đúm của Thủy Nguyên – Hải Phòng . Đây là dân ca miền biển có tính chất cổ truyền phong phú và tƣơng đối định hình so với các vùng biển khác .

Là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có từ lâu đời , hát Đúm phân bổ ở ba vùng khác nhau của thành phố Hải Phòng . Vùng thứ nhất là Cát Hải – Cát Bà và một số làng ven biển . Vùng thứ hai là An Thụy – Đồ Sơn. Vùng thứ ba là Thủy Nguyên – An Hải (chủ yếu là Thủy Nguyên ). Hải Phòng khác với nhiều vùng biển khác , có phần đất do phù sa bồi tạo nên nhƣng phần lớn là nhƣ̃ng v ùng đất lâu đời , con ngƣời phát triển sớm . Do vậy mà hát Đúm phát triển không đồng đều ở những vùng khác nhau . Có vùng thì nghèo về nội dung lời ca nhƣng phong phú về làn điệu , lại có vùng nghèo về làn điệu và lời ca... Có vùng hát Đúm đƣợc quy định về thời gian , địa điểm, lề lối của cuộc hát, song cũng có vùng lại không quy định về điều này . Nơi tập trung tiêu biểu và phát triển hơn cả của hát Đúm về nội dung và hình thƣ́c là huyệ n Thủy Nguyên , trong đó ba xã Phục Lễ , Lập Lễ, Phả Lễ đƣợc coi là vùng “hội làng mùa xuân” của hát Đúm Hải Phòng .

Trên cơ sở giới hạn của luận văn , chúng tôi sẽ đi tìm hiểu hát Đúm ở khu vƣ̣c Thủy Nguyên – Hải Phòng . Vì đây là nơi hát Đúm phát triển nhất và ngày nay, truyền thống hát Đúm vẫn đƣợc duy trì trong hội làng , hội chùa của

3.1. Hát Đúm (Thủy Nguyên )

3.1.1. Nghệ thuật ngôn tƣ̀ của hát Đúm :

Tƣ̀ xa xƣa , khu vƣ̣c Đông Nam Á xuất hiện một hình thƣ́c sinh hoạt văn hóa phổ biến của cƣ dân nông nghiệp là hát giao duyên giƣ̃a nam và nƣ̃ . Họ thƣờng hát trong các ngày hội mùa , ngày tết đầu năm của dân tộc mình . Hát Đúm cũng là một trong hình thức há t đối đáp giao duyên . Theo nghĩa tƣ̀ nguyên “Đúm” là một tập hợp không có số lƣợng chính xác , ví dụ nhƣ đàn đúm, đúm mạ ...nó có liên hệ gần gũi với các từ nhƣ : túm, tụm, cụm, đám... Cho nên, ngƣời ta gọi là hát Đúm hay hát Túm. Nhƣ vậy, hát Đúm có nghĩa là tƣ̀ng đám, tƣ̀ng cụm trai gái tập hợp nhau lại để hát trao duyên . Một số tài liệu khác lại cho rằng: gọi là hát Đúm vì khi hát có dùng một vật gọi là Đúm . Đúm là một chiếc khăn t ay có bọc miếng trầu , điếu thuốc ... Khi hát xong một câu , cô gái vƣ́t Đúm sang đám con trai , Đúm rơi vào lòng chàng trai nào thì chàng trai ấy phải hát trả lời rồi gói tiền hay tặng vật vƣ́t trả lại . Còn ngƣời dân Thủy Nguyên thì cho rằng : khi một hoặc một nhóm con trai và con gái cất lên tiếng hát thì mọi ngƣời xúm lại để nghe và xem , ngƣời ta gọi đó là Đúm .

Dân ca là nhƣ̃ng bài hát đƣợc lƣu truyền trong dân gian ở nhiều vùng mang nhƣ̃ng đặc điểm nhƣ giáo sƣ Lê Chí Quế đã tƣ̀ng nhận xét : “Nói đến dân ca ngƣời ta nghĩ đến cả ba yếu tố cơ bản cấu thành nó : âm nhạc, lời ca và phƣơng thƣ́c diễn xƣớng” . [28 ,tr 227]. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau . Đối với một tác phẩm văn nghệ dân gian thì phần lời và phần giai điệu luôn có sƣ̣ thống nhất với nhau . Trong đó, phần lời giƣ̃ vai trò quan trọng , là yếu tố quyết định . Phần lời sẽ quy định đến đặc trƣng của giai điệu , ví nhƣ nhịp của câu thơ quy định đến tính chất của phong cách âm nhạc và ngƣợc lại âm nhạc cũng ảnh hƣởng trở lại với ngôn từ .

Với tƣ cách là một loại của dân ca , hát Đúm cũng không nằm ngoài nhƣ̃ng đặc đi ểm chung đó của tác phẩm văn nghệ dân gian . Xét về phần văn

bản lời ca (ngôn tƣ̀ ) của hát Đúm , nếu không khắt khe lắm có thể nói lời ca của hát Đúm Hải Phòng là những bài thơ . Tuy nhƣ̃ng bài thơ này còn thiếu tính hàm sú c của thơ ca nhƣng nó vẫn là tiếng nói phản ánh tâm tƣ tình cảm của ngƣời dân lao động . Đó là nhƣ̃ng tiếng ca hồn nhiên , là nguồn sức mạnh lay động tình cảm , tâm hồn, là tiếng hát về thiên nhiên , về tình yêu cuộc sống . Ngôn tƣ̀ trong các câu hát Đúm mộc mạc , giản dị, gần gũi với thiên nhiên , với cuộc sống của con ngƣời vùng biển ... nhƣng cũng không kém phần mƣợt mà , trƣ̃ tình đằm thắm .

3.1.2. Thời gian và không gian nghệ thuật của hát Đúm : a) Thời gian hiện tại, thời gian diễn xƣớng : a) Thời gian hiện tại, thời gian diễn xƣớng :

Thời gian và không gian nghệ thuật là thời gian và không gian của hiện thƣ̣c khách quan đƣợc phản ánh trong tác phẩm . Trong ca dao , thời gian và không gian nghệ thuật ấy thƣờng mang tính chủ quan của con ngƣời .

Thời gian trong hát Đúm là thời gian hiện tại , thời gian diễn xƣớng thƣờng bộc lộ tâm trạng của nhân vật trƣ̃ tình . Nó đƣợc thể hiện trực tiếp bằng các từ: bây giờ, hôm qua, hôm nay...

“Bây giờ ta mới gặp nhau

Chƣ̃ tình chƣ̃ nghĩa Trần Châu vẹn mƣời

Hôm qua viễn vọng ra khơi

Đêm nằm tơ tƣởng ngậm ngùi buồn tênh ...”

Nhƣ̃ng tƣ̀ chỉ thời gian hôm qua , đêm qua còn cho thấy thời gian của sƣ̣ việc, hành động đƣợc miêu tả nhƣ mới vƣ̀ a xảy ra , không phải là quá khƣ́ xa xôi mà thời gian đó gần sát với hiện tại :

“Tối hôm qua anh đến chơi nhà Têm giầu quạt nƣớc đem ra ngoài này ...” Hay

Anh ngồi ngắm cảnh hoa chanh , hoa hồi Bƣ́c thì anh đã họa rồi

Mát đâu em họa một bài mà nghe” .

Ngoài ra để miêu tả thời gian trong hát Đúm , các tác giả dân gian còn sử dụng rất nhiều các công thức chỉ thời gian.

Một phần của tài liệu Văn hóa biển trong văn học dân gian truyền thống Hải Phòng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)