Truyền thuyết dân gian trong lễ hội chọi trâu: a) Truyền thuyết dân gian:

Một phần của tài liệu Văn hóa biển trong văn học dân gian truyền thống Hải Phòng (Trang 28)

VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG CÁC LỄ HỘI TIÊU BIỂU CỦA HẢI PHÒNG

2.2.1. Truyền thuyết dân gian trong lễ hội chọi trâu: a) Truyền thuyết dân gian:

a) Truyền thuyết dân gian:

Lễ hội chọi trâu có từ khi nào? Đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ, vẫn chƣa có lời giải đáp khoa học chính xác. Nguồn tƣ liệu có đƣợc chủ yếu là qua truyền thuyết, qua các câu chuyện kể thành văn đƣợc lƣu truyền trong nhân dân. Bên cạnh đó, cũng có một số sách xƣa nói tới lễ hội chọi trâu nhƣng vẫn còn rất hiếm và khá sơ lƣợc. Nhìn chung đó là những tƣ liệu tham khảo bổ ích về một loại hình sinh hoạt văn hoá độc đáo của dân tộc Việt.

Trong dân gian thƣờng kể, xƣa kia Đồ Sơn mới hình thành, chỉ là một hòn đảo còn hoang vắng, dân cƣ sống thƣa thớt. Họ sống chủ yếu bằng nghề

chài lƣới. Cuộc sống yên vui, bình lặng, bỗng nhiên xuất hiện thủy quái đến làm hại . Do vậy cuộc sống trở nên sợ hãi, tính mạng ngƣời dân bị đe dọa. Trƣớc tình hình đó, dân làng đã đến đền Nghè cầu nguyện , hƣ́a hàng năm sẽ mổ trâu tạ lễ , nếu thủy quái bị diệt . Sau một thời gian, vào một đêm bỗng trời nổi mƣa to gió lớn , sấm chớp đùng đùng , biển nổi sóng dƣ̃ dội . Sáng ra, dân làng thấy thủy quái chết trôi dạt vào bờ . Vì vậy, hàng năm cứ vào ngày mùng tám tháng sáu và mùng chín tháng tám âm lịch, dân làng tổ chức lễ hội chọi trâu, một mặt thể hiện sự vui mừng của dân Đồ Sơn, mặt khác để cúng tế thần linh. Tất cả các trâu chọi đều bị giết và trâu thắng chặt đầu để tế thần ở Đền Nghè.

Song cũng còn lối giải thích khác nƣ̃a , biển Đồ Sơn thƣờng có thủy quái quấy nhiễu . Để đƣợc yên , dân làng lập đàn cúng bái cầu thần làng giúp đỡ. Hôm sau, thủy quái đầu rồng , mình trâu rất lớn chết , nổi lên; ở cổ có một dấu chân chim . Dân làng cho rằng thần làng đã diệt họa , mới mua trâu về để mổ nhằm lễ tạ . Nhƣ̃ng con trâu tƣ̀ các nơi đƣa về , tƣ̣ dƣng chọi nhau . Tƣ̀ đó mỗi năm , trƣớc khi mổ trâu tạ thần , dân làng cho nhƣ̃ng c on trâu đó chọi nhau, dần dần thành tập tục, thành lễ hội .

Tƣơng truyền , ở Đồ Sơn, xƣa kia có một năm trời đại hạn , ngƣ dân ở các vạn chài cũng nhƣ trên đảo khốn khổ vì thiếu nƣớc ngọt , cây cối khô héo . Mọi ngƣời đều hƣớng về đền Nghè cầu khấn Thần linh cứu khổ , cƣ́u nạn, trƣ̀ tai cho họ , ban cho họ một trận mƣa để cƣ́u sinh linh và cây cỏ , để họ thoát đƣợc nạn đói. Và cho tới một đêm trời trong sáng , dƣới ánh trăng thƣợng tuần tháng tám , một số ngƣời nhìn thấy ngoài biển dƣới ánh trăng vàng đang đùa rỡn trêu sóng có một lão nhân cốt cách Tiên ông , râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc ngự trên một chiếc sập đá nhìn đôi trâu chọi nhau . Hình ảnh linh thiêng , kì vĩ này hiện lên trong khoảnh khắc rồi biến mất . Sau đó, một trận mƣa lớn đổ xuống, đồng lúa cây trái đƣợc hồi sinh . Đồ Sơn lại hứa hẹn một mùa bội

thu. Để tỏ lòng biết ơn Thần đã chấp nhận lời thỉnh cầu của mình , hàng năm cƣ́ vào ngày mùng chín tháng tám, cƣ dân các vạn chài tổ chƣ́c một đôi trâu chọi nhau, sau đó mổ trâu tế Thần rồi cùng hƣởng lộc Thánh .

Theo lời kể của các lão làng, từ xa xƣa cƣ dân làm nghề mò cua, bắt cá ở Đồ Sơn thƣờng bị cá kình ăn thịt. Trƣớc sự hung tợn, quấy nhiễu của quái vật, con ngƣời lập đàn cầu thần linh phù hộ vào thƣợng tuần tháng sáu âm lịch và hứa sẽ mổ trâu, mổ lợn lễ tạ. Quả nhiên, sau hai tháng vào một đêm mƣa to gió lớn, sáng ra thấy xác cá kình chết. Trên hầu có vết chim cắn, một loại chim thần giáng thế độ dân. Mọi ngƣời mới hay thần đã diệt cá dƣ̃ trƣ̀ họa cho dân. Nơi cá dƣ̃ chết gọi là dốc Mả Cá . Và để giữ lời hứa với thần linh, hàng năm dân làng đi mua trâu về lễ thần ở Đền Nghè. Khi đƣa trâu đến Đền Nghè, chúng đứt dây chọi nhau quyết liệt. Dân làng cho rằng thần linh thích xem trâu chọi. Bởi vậy hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội chọi trâu vào ngày đó và trở thành ngày hội truyền thống của ngƣời dân Đồ Sơn.

Ngoài ra, ngƣời xƣa còn kể rằng, “Đêm đó trăng thanh , nhƣng sóng to gió lớn, mƣa dăng Ông chủ Tế mơ thấy hai trâu chọi nhau rất hăng , rất lâu ở xó Sóng. Dân tình ra xem rất đông thì đôi trâu biến mất” . Ông chủ Tế bèn kể lại giấc mơ đêm qua cho dân làng nghe , mọi ngƣời đều cho rằng thần linh thiêng báo mộng . Năm đó, cá đƣợc mùa, dân làng cho đó là điềm lành. Vì vậy, với mong muốn làm ăn thịnh vƣợng, đi biển không gặp sóng gió, xuôi chèo, mát mái lúc vào lộng ra khơi , nên ngƣời dân Đồ Sơn bàn nhau mở hội chọi trâu vào mùng chín tháng tám âm lịch.

Nhƣng lại có một truyền thuyết khác cho rằng, nƣớc ta nằm trong khu vực có thiên tai, mỗi năm có nhiều cơn bão lớn nhỏ. Nghề đi biển thƣờng hay gặp sóng to gió lớn, thiên tai có thể đến bất thƣờng. Do vậy, ngƣời dân chài ở đây thƣờng cầu mong các vị thần biển phù hộ cho họ khi đi biển tránh đƣợc sóng to, gió bão, đánh đƣợc nhiều cá tôm trở về. Cũng vì thế họ mong muốn

có một lễ vật quý nhất để cúng tế thần biển. Với quan niệm “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, vì vậy những con trâu đƣợc chăm sóc, lựa chọn cẩn thận mang ra thi đấu, con nào thắng đƣợc đem ra cúng tế thần linh.

Sách Đồng khánh địa dư chí lược biên soạn vào thời Nguyễn có ghi lại rằng: Một hôm có ngƣời đi qua đền Nghè gặp một đôi trâu chọi nhau quyết liệt; thấy động cả hai con đều kéo nhau đẩy xuống biể n mất tăm. Ngƣời kia về kể cho dân làng , mọi ngƣời cho rằng thần thích xem chọi trâu . Tƣ̀ đó hàng năm, cƣ́ đến ngày mùng chín tháng tám âm lịch, ngƣời Đồ Sơn lại mở hội bày trò chọi trâu để làm vui cho thần .

Nguồn gốc hội chọi trâu còn đƣợc sách Đồng Khánh địa dư chí ghi lại: “Xƣa có ngƣời dân trong xã đi qua đền (Hùng Trấn Tƣớc điểm thần ) thấy hai con trâu húc nhau , thấy động chúng bỏ chạy xuống biển . Về sau dân làng Đồ Sơn mở hội chọi trâ u vào ngày mồng chín tháng tám âm lịch hàng năm và cho rằng trong ngày hội thể nào cũng có trận mƣa to gió lớn . Đó là thủy thần Đồ Sơn hiển linh ”.

Ngƣời dân Đồ Sơn ngày nay khi nói về nguồn gốc của hội chọi trâu cũng lƣ u truyền một câu chuyện truyền thuyết tƣơng tƣ̣ nhƣ vậy . Họ kể rằng , xƣa kia dƣới chân núi Tháp , thuộc địa phận xã Ngọc Xuyên , liền khúc sông Họng Giang có một ngôi đền . Mỗi khi trời u ám, trƣớc cửa đền thƣờng có một vị thần râu tóc bạc phơ hiện hình ngồi trên thạch bàn, xem hai con trâu chọi nhau. Cảnh đó thƣờng diễn ra vào ngày mùng chín tháng tám âm lịch hàng năm. Vì vậy, nhân dân ở đây liền đặt mâm bột làm lễ cầu thần hiệ u. Sáng ra chỉ thấy vết chân chim sẻ trên đó, nên đặt tên là “Điểm Tƣớc tôn thần” . Riêng sách Đồng Khánh địa dư chí lƣợc ghi rõ : “Đền Hùng chấn Điểm Tƣớc thần thờ thủy thần Đồ Sơn trên núi Tháp . Tƣơng truyền dân Đồ Sơn đã sống bằng nghề chài lƣới vẫn muốn lập ngôi đền để tế thủy t hần, có ngƣời trong xã mộng thấy thần khuyên nên dƣ̣ng đền trên núi Tháp . Ngày hôm sau ngƣời đó

lên núi thấy một đàn chim sẻ quần lƣợn trong chốc nhát rồi bay ra biển . Tƣ̀ đó dân Đồ Sơn dƣ̣ng đền thờ trên núi” . Có ngƣời kể r ằng khi thần xuất hiện thƣờng có hai áng mây giống hình hai con trâu húc nhau , tƣ̀ đó ngƣời Đồ Sơn nghĩ ra tục chọi trâu .

Ngoài ra , ngƣời dân Đồ Sơn ngày nay còn lƣu truyền rằng : Lý Thánh Tông sau khi thắng trận trở về qua nơi đây vào ngày mùng chín tháng tám âm lịch đã tổ chức lễ khao quân . Nhân dịp vui mƣ̀ng này , Lý Thánh Tông hạ chiếu tổ chƣ́c lễ hội chọi trâu để mƣ̀ng chiến thắng . Tƣ̀ đó trở thành tục lệ định kì, hàng năm cứ vào ngày mùng chín tháng tám cƣ dân Đồ Sơn đều mở hội chọi trâu.

Song cùng với sƣ̣ tích này có ngƣời lại kể : vào đầu thể kỉ XI , vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành nhƣng sau ba tháng vẫn không có kết quả , tƣớng sĩ mệt mỏi , đau ốm , cho là thủy thổ không hợp , nhà vua lệnh rút binh . Một sớm thuyền nhà vua đi qua khu vƣ̣c biển Đồ Sơn , thấy rồng bay ở đỉnh núi Rồng , cho là điềm lành , nhà vua cho lệnh dừng thuyền lên thăm thú cảnh quan nơi đây . Thấy ph ong cảnh núi rƣ̀ng đẹp mắt , dân chúng nhà nhà đều nuôi trâu nghé đầy đàn , lại nghe ở Đồ Sơn có hội chọi trâu vào ngày mùng chín tháng tám âm lịch . Sau khi xem hội chọi xong , nhà vua lại xuất tiền mua hết trâu dƣ̣ chọi rồi h ạ lệnh vật trâu mở tiệc khao quân để khích lệ quân sĩ ; đồng thời các xuất đinh nam ở Đồ Sơn không cƣ́ lớn bé đều đƣợc chia phần thịt trâu . Sau đó, nhà vua lại hạ lệnh quay lại tiến quân vào Chiêm Thành lần thứ hai . Lần này quân Chiêm Thành bị thua to , phải ra hàng.

Ở Đồ Sơn , hội chọi trâu vốn hàng năm đƣợc tổ chƣ́c vào ngày mƣời lăm tháng năm âm lịch , hội chung kết vào ngày mùng tám tháng sáu âm lịch. Nhƣng sau khi vua Lý hồi cung , dân chúng họ p bàn lại và thống nhất theo vua Lý chuyển tổ chức hội chọi trâu chung kết vào tháng tám; mở hội đình đám hàng tổng từ ngày ba mƣơi tháng bảy đến ngày mƣời sáu tháng tám thì kết

hội; trong đó ngày mùng chín tháng tám chung kết chọi trâu , ngày mùng mƣời tháng tám vật trâu chia thịt . Ngoài ra đây cũng là thời điểm hợp lí để tổ chức hội vì lúc này nông nhàn cấy chăm bón đã xong , chờ thu hoạch ; nhà ngƣ vụ xăm đã hết , chuyển sang nghề khá c. Tất cả hàng tổng đều vui chơi , nhàn rỗi. Do vậy, hội chọi trâu đƣợc coi là ngày hội lớn của cả vùng .

Một phần của tài liệu Văn hóa biển trong văn học dân gian truyền thống Hải Phòng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)