Truyền thuyết Lê Chân trong thần tíc h:

Một phần của tài liệu Văn hóa biển trong văn học dân gian truyền thống Hải Phòng (Trang 50)

b) Tín ngƣỡng thờ anh hùng dân tộc :

2.3.2.Truyền thuyết Lê Chân trong thần tíc h:

Khi nghiên cƣ́u về truyền thuyết Lê Chân , chúng tôi đặc biệt quan tâm đến bản thần tích khắc trên bia đá đƣợc thờ dựng ở đền Nghè . Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt tập II của Viện ngôn ngƣ̃ học thì thần tích đƣợc hiểu là “Sƣ̣ tích của các thầ n thánh đƣợc ghi chép , lƣu truyền lại”; còn thần phả là “Sách ghi chép về gốc tích , sƣ̣ tích của các thần trong đền thờ , miếu mạo” .

Trong quá trình đi khảo sát , nghiên cƣ́u, chúng tôi đã tìm hiểu đƣợc nội dung của bản thầ n tích này.

Theo bản thần tích hiện còn lƣu giƣ̃ ở đền Nghè (thuộc quận Lê Chân ), Lê Chân là con của ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu , quê ở An Biên , huyện Đông Triều , phủ Kinh Môn , xƣ́ Hải Dƣơng , nay là xã An Thụy , huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh . Bà xuất thân trong một gia đình nền nếp , chuyên nghề dạy học và chƣ̃a bệnh . Cô gái họ Lê nổi tiếng xinh đẹp , thông minh , giỏi võ nghệ và có chí hơn ngƣời . Thái thú Tô Định nghe danh , đòi lấy làm tỳ thiếp. Bị cha khƣớc từ , Tô Định căm giận đã bƣ́c hại gia đình bà . Thù nhà ,nợ nƣớc, Lê Chân ngầm đem một số ngƣời nhà , ngƣời làng đến vùng biển An Dƣơng lập trại , khai khẩn tạo nên một làng quê mới trù phú . Nhớ quê cha đất tổ, Lê Chân đã lấy tên làng quê cũ An Biên đặt cho làng quê mới . Bà đã chiêu mộ nhân tài các nơi cùng lo dấy binh chống bọn đô hộ .

Lê Chân là một vị tƣớng giỏi dƣới thời Hai Bà Trƣng . Sau ba năm khai hoang lấn biển , bà đã lập đƣợc làng . Sau mƣời năm , bà đã ra sức tích lũy

lƣơng thảo , luyện tập nghĩa binh , liên kết hào kiệt khắp nơi . Đội quân của bà thật hùng mạnh , vƣ̀a giỏi lao động vƣ̀a tinh thông võ nghệ . Khi Hai Bà Trƣng phất cờ khởi nghĩa, đội quân của bà lập tƣ́c trở thành cánh quân chủ lƣ̣c .

Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trƣng phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh đánh đuổi quân Đông Hán . Tƣ̀ căn cƣ́ An Biên , đội quân của Lê Chân đã nhanh chóng gia nhập nghĩa quân của Hai Bà Trƣng . Trong một thời gian ngắn , cuộc khởi nghĩa đã giành đƣợc thắng lợi vang dội . Là một tƣớng tài , có nhiều công lao to lớn , Lê Chân đã đƣợc Hai Bà Trƣng phong chƣ́c “Chƣởng quản binh quyền” kiêm Trấn thủ Hải tần . Phụng mệnh , bà quay về vùng An Biên , tiếp tục xây dựng lực lƣợng , trấn giƣ̃ vùng trọng yếu phía Đông của Tổ quốc .

Năm 42, Mã Viện lại đem quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa . Hai Bà Trƣng cùng Lê Chân và các tƣớng lĩnh đã dũng cảm chống trả quyết liệt . Đến đầu năm 43, cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại , Hai Bà tuẫn tiết , song cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn mãi sau đó . Nƣ̃ tƣớng Lê Chân đã rút quân về vùng Lạt Sơn (nay là xã Thanh Sơn , huyện Kim Thành , Hải Hƣng ngày nay ), xây dƣ̣ng căn cƣ́ tiếp tục chiến đấu . Sau một trận đánh ác liệt , nghĩa quân tan vỡ , bà đã gieo mình xuống chân núi Lạt Sơn tƣ̣ vẫn . Các tƣớng lĩnh tâm phúc đã mai táng chủ tƣớng trong một hang núi bí mật .

Tƣởng nhớ công đƣ́c của nƣ̃ tƣớng Lê Chân , nhân dân làng An Biên đã lập đền thờ ở xƣ́ Đồng Mạ (khu vƣ̣c đền Nghè bây giờ ). Hàng năm, vào ngày mùng tám tháng hai , ngày hai lăm tháng mƣời hai âm lịch và các ngày lễ , tết, nhân dân đến đền Nghè thắp hƣơng t ƣởng nhớ vị nƣ̃ tƣớng khai quốc công thần thời Hai Bà Trƣng , ngƣời lập ra làng An Biên xƣa – nay là Hải Phòng . Bà đƣợc coi là Thành hoàng của Hải Phòng .

Đến đền Nghè , qua cổng đền , ta nhận thấy ngay tấ m bia đá ghi thần tích về bà Lê Chân. Hiện nay, tấm bia đó đƣợc đặt trong một tòa thờ xinh xắn . Ngƣời dân đất Cảng và du khách khắp nơi đến đây với tấm lòng thành kính ,

dâng nén hƣơng tƣởng nhớ vị nƣ̃ tƣớng anh hùng và cầu mong một năm đƣợc an khang, thịnh vƣợng , gặp nhiều may mắn .

Hiện nay , bảo tàng Hải Phòng đã cho ghi chép và dịch bản thần tích này. Bản thần tích gồm ba phần : 1. sƣ̣ sinh nở kỳ lạ ; 2. nhƣ̃ng chiến công ; 3. kết thúc cuộc đờ i của thần . Đây là một phƣơng tiện quan trọng để chúng ta hiểu rõ hơn về ngƣời anh hùng đƣợc thờ tại các đền , đình... trong cả nƣớc . Qua nghiên cƣ́u bản thần tích về nữ tƣớng Lê Chân , chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố kỳ ảo trong thể loại truyền thuyết đan xen vào trong các truyện kể về nguồn gốc , hành trạng cùng với công lao , sƣ̣ báo ƣ́ng của bà.

Trƣớc hết là sƣ̣ xuất thân của thần . Truyền thuyết là phản ánh lịch sƣ̉ trọng đại của dân t ộc. Bất kỳ một nhân vật lịch sƣ̉ nào khi đi vào truyền thuyết đều mang trong mình nhƣ̃ng yếu tố kỳ ảo mà nhân dân yêu mến thêu dệt nên. Và nữ tƣớng Lê Chân không phải là trƣờng hợp ngoại lê . Bản “Hải Phòng An Biên thần tích bi” đã chỉ rõ điều này . Thần tích đã ghi lại nhƣ sau : “Thánh phụ mẫu quảng hành âm dƣơng nhất mục cáo Yên Tƣ̉ sơn , phần hƣơng cầu tƣ̣ . Thánh phụ dạ mộng hữu thanh vân “Quân gia phúc chỉ thƣợng đạt thiên đình, Ngọc hoàng tứ t iên thánh giáng trầ n”, tha nhật quang hiển môn hộ, phi nam nhi khả tỉ , mộng giác hậu” . Thánh mẫu phúc cự nhân tích nhi sinh thánh . Nhân dĩ “Thƣợng tòng trƣ̣c , hạ tòng bát” m ênh danh , trƣởng nhi dĩnh dị”. Nghĩa là: “Hai ông bà sinh ra thánh thƣờng làm việc thiện để tu nhân tích đức , một hôm ông bà lên núi Yên Tƣ̉ thắp hƣơng cầu tƣ̣ . Đêm đó ông chiêm bao có tiếng ngƣời nói với ông rằng “Nhà ngƣời làm việc thiện đã thấu tới thiên đình . Ngọc hoàng ban phúc cho tiên thánh giáng trần , đầu thai làm con, ngày sau làm nên sự nghiệp lớn rạng rỡ cửa nhà , không trai nào sánh kịp”. Sau bà dẫm vào vết chân ngƣời to lớn rồi thụ thai sinh ra Thánh . Nhân đó đặt tên cho Thánh là Chân” .

Đoạn thần tích trên cho chúng ta thấy việc ra đời của Lê Chân mang nhiều yếu tố kỳ ảo , lạ lùng . Mô típ cha mẹ thần già cả không có con , phải đi thắp hƣơng cầu tƣ̣ và mô típ ngƣời mẹ dẫm vào vết chân to rồi thụ thai là nhƣ̃ng mô típ quen thuộc trong văn học dân gian . Chúng ta thấy nó có mặt trong các tác phẩm quen thuộc nhƣ Thánh Gióng hay Sọ Dừa... Nhƣ vậy , cùng với niềm yêu mến và sự sùng bái ngƣời anh hùng Lê Chân mà nhân dân đã thêu dệt nên nhƣ̃ng truyện kể l i kì về nguồn gốc của bà . Có thể thấy , ngay tên gọi của nƣ̃ tƣớng cũng xuất ph át từ nguồn gốc sinh nở kì lạ này. Bà Trần Thị Châu dẫm phải vết chân to rồi thụ thai sinh ra Thánh , nhân đó đặt tên Thánh l à Chân. Trong lịch sƣ̉ , chúng ta thấ y không có nhƣ̃ng yếu tố kì ảo về nguồn gốc mà chỉ nói sơ lƣợc về quê quán , công lao của nƣ̃ tƣớng . Nhƣng trong truyền thuyết , nƣ̃ tƣớng đã đƣợc nhân dân thêm thắt với niềm tôn kính , ngƣỡng mộ của mình . Điều này tạo nên sƣ̣ khác biệt rất cơ bản giƣ̃a nhân vật trong lịch sƣ̉ và nhân vật trong truyền thuyết dân gian .

Tiếp t heo đó là sƣ̣ linh ƣ́ng của T hánh sau khi mất . Lê Chân là một ngƣời anh hùng có công lao lớn tr ong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trƣng , đồng thời bà còn là vị tổ sáng lập ra thành phố Hải Phòng , đƣợc tôn làm Thánh Mẫu của đất Cảng . Vì vậy , bà luôn có một vị trí rất quan trọng trong lòng nhân dân. Tiếp tục tìm hiểu bản thần tích , chúng tôi l ại thấy sự linh ứng của Thánh sau khi mất . Thần tích có ghi nhƣ sau : “Vƣơng mãn diện tu tàm vô tâm luyến chiến , toại đồng tự đầu hà nhị thệ , tùy hiển linh ứng gian , dân đồng dạ mộng , thánh hồi bá o vị trần hoàn dĩ mãn quy triều . Thƣợng đế ân phong thành hoàng , nhĩ đẳng lai tảo tựu giang biên , kiến hà vật kiện , tƣ́c nghênh hồi tƣ̣ chi. Dân tỉnh giác tƣ̣u giang ngạn , vũ hối minh , ba đào hung dũng , hốt kiến thạch bàn gia ng diện nghịch lƣu . Thích thị phiên , lập biện hải giải , long đằng bính thiết án đồng la bái . Lƣu thập nhất thạnh bàn , thƣợng thạch miếu nhất tọa, nội đề sắc phong tƣ́ tƣ̣, tƣ́c nghênh hồi đồng Mạ xƣ́ , thạch miếu an lƣu cải

di bất đắc , đông hƣớng tƣ̣ chi ”. Nghĩa là “Sau khi mất , Thánh rất linh ứng . Nhân dân địa phƣơng một hôm chiêm bao thấy Thánh về báo : “Ta đã hết duyên trần, nay về thiên đình chầu thƣợng đế . Thƣợng đế ân phong làm thành hoàng. Các ngƣời sớm mai ra bến sông , thấy vật gì lạ , thì rƣớc về mà thờ” . Sớm sau, dân làng cùng ra bến sông chờ xem , bỗng trời đất mịt mùng mƣa to gió lớn , mặt sông nổ i sóng dƣ̃ dội . Chợt thấy một sập đá trôi ngƣợc dòng nƣớc. Nhân ngày phiên chợ , mọi ngƣời mua mâm cua biển , mâm bún đặt lên hƣơng án cùng nhau quỳ lạy . Ngay lập tƣ́c đá dạt vào bờ , trên mặt có một tòa miếu đá nhỏ , trong để sắc phong . Dân làng vớt rƣớc lên và khiêng về xƣ́ “Đồng Mạ” đ ặt xuống , sau đó muốn chuyển nhƣng nặng không chuyển nổi nên lập miếu tại đấy , theo hƣớng đông để thờ ”. Hay “Thời kỳ Trần Anh Tông chinh phạt Chiêm Thành , khi đi qua địa phận An Biên đƣợc Thánh báo mộng xin âm phù” .

Trong niềm thành kính với anh hùng dân tộc , các triều đại phong kiến đã lần lƣợt có nhƣ̃ng sắc phong dành cho bà.

Thời Trần Anh Tông truy tặng “Nam Hải Uy Linh” . Năm đầu Thành Thái (1889) sắc phong “Dƣ̣c Bảo”. Năm Thành Thái 14 (1902) sắc phong “Trai Thục” .

Năm Duy Tân thƣ́ 3 (1909) sắc phong “Dƣ̣c Bảo trung hƣng” . Năm Duy Tân thƣ́ 5 sắc phong “Trai thục trung hƣng” .

Năm Khải Định thƣ́ 9 sắc phong “Trang huy thƣợng đẳng thần” hoàng triều Khải Định thƣ́ 9 năm Giáp Tý (2/2/1924).

Nhƣ vậy , bản thần tích về nữ tƣớng Lê Chân đƣợc thờ ở đền Nghè đã nói khá toàn diện về cuộc đời bà . Tuy có nhiều điểm khác biệt , kỳ lạ so với lịch sử nhƣng chúng ta thấy rõ vai trò của vị anh hùng trong đời sốn g tâm linh, tín ngƣỡng của dân miền biển Hải Phòng . Trên cơ sở dƣ̣a vào lịch sƣ̉ , bản thần tích cho ta cái nhìn mới , đa dạng, nhiều chiều về nhân vật anh hùng

tƣ̀ lịch sƣ̉ đi vào truyền thuyết dân gian của ngƣời dân . Nƣ̃ tƣớng Lê Chân là một nhân vật lịch sƣ̉ nhƣng lại gắn bó mật thiết với đời sống dân gian của cƣ dân miền biển Hải Phòng . Bà đã đi vào những sinh hoạt văn hóa mang tính chất cộng đồng một cách tƣ̣ nhiên , thuần phát . Tuy nhƣ̃ng truyệ n dân gian về nƣ̃ tƣớng Lê Chân không nhiều nhƣng đối với ngƣời dân Hải Phòng nói riêng và ngƣời dân Việt Nam nói chung , nƣ̃ tƣớng Lê Chân vẫn luôn có vị trí , vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của cộng đồng .

Một phần của tài liệu Văn hóa biển trong văn học dân gian truyền thống Hải Phòng (Trang 50)