Truyền thuyết Lê Chân trong lễ hội:

Một phần của tài liệu Văn hóa biển trong văn học dân gian truyền thống Hải Phòng (Trang 55)

b) Tín ngƣỡng thờ anh hùng dân tộc :

2.3.3.Truyền thuyết Lê Chân trong lễ hội:

Truyền thuyết là một thể loại nằm trong sƣ̣ giao thoa giƣ̃a nhƣ̃ng yếu tố lịch sử và hƣ cấu , tƣởng tƣợng của nhân dân . Nhân vật của truyền thuyết thƣờng mang nhƣ̃ng cái thƣ̣c và cái ảo c ủa nó. Khi tìm hiểu truyền thuyết về nƣ̃ tƣớng Lê Chân , chúng ta thấy có những yếu tố của sự thực lịch sử và nhƣ̃ng hƣ cấu , tƣởng tƣợng của nhân dân thêu dệt nên xung quanh nhƣ̃ng truyện kể về bà . Nhƣ̃ng truyền thuyết về bà trong đời sống tín ngƣỡng của nhân dân vô cùng phong phú . Nó đƣợc cụ thể hóa trong sinh hoạt tín ngƣỡng của ngƣời dân thành phố Cảng qua lễ hội đền Nghè và lễ hội đình An Biên . Trên cơ sở phạm vi của luận văn và tƣ liệu k hảo sát, chúng tôi chỉ tìm hiểu lễ hội chính thờ bà Lê Chân ở Hải Phòng là lễ hội đền Nghè .

Đền Nghè tƣ́c An Biên cổ miếu (ngôi miếu cổ của làng An Biên ) tọa lạc ở ngã ba phố Mê Linh và phố Lê Chân , quận Lê Chân , nội thà nh Hải Phòng. Nhân dân ở đây vẫn quen gọi là đền Nghè . Tƣơng truyền , khi dân làng khiêng rƣớc “Thạch quang” – chính là một mảnh quách quan tài nữ tƣớng Lê Chân trôi tƣ̀ vùng chiến địa về nơi nguồn cội – đến vị trí đền Nghè h iện nay thì dây thừng bị đứt . Nhiều ngƣời đã cố hợp sƣ́c khiêng nhƣng “Thạch quang” vẫn không hề nhúc nhích . Tin rằng đó là sƣ̣ báo ƣ́ng của thần linh , dân làng quyết định dƣ̣ng đền thờ nƣ̃ tƣớng Lê Chân tại đây . Có ngƣời cho rằng, đền Nghè đƣợc coi là nơi “Bằng y” của bà Lê Chân.

Trong tâm thƣ́c mỗi ngƣời dân đất Cảng , lễ hội đền Nghè là một trong nhƣ̃ng lễ hội lớn của cộng đồng cƣ dân ven biển Hải Phòng . Hằng năm , cƣ́ đến mùa xuân , mọi ngƣời n ô nƣ́c kéo nhau về dƣ̣ hội để tƣởng niệm nƣ̃ tƣớng Lê Chân vào ngày sinh nhật bà . Hội thƣờng diễn ra vào ngày mùng tám tháng hai đến ngày mùng mƣời tháng hai âm lịch . Lễ hội đền Nghè đã thu hút đƣợc nhiều ngƣời con đất Cả ng tham gia và khách thập phƣơng tƣ̀ Hà Nội , Thái Bình, Hải Dƣơng ... cùng về dự hội . Mọi ngƣời đến đây đều thành kính thắp nén hƣơng thơm dâng lên Thánh Mẫu Lê Chân và cầu mong một năm mới an khang, thịnh vƣợng . Đó là nhƣ̃ng hành động đẹp , nhƣ̃ng biểu hiện mang tính chất văn hoá đặc trƣng của cƣ dân biển Hải Phòng . Vào các ngày rằm, ngày lễ ngƣời dân địa phƣơng thƣờng đến thăm đền rất đông . Đặc biệt là vào dịp tết Nguyên Đán , họ thƣờng mang th eo gói muối hình gai ấu có bọc bằng giấy màu hồng để cầu bình an , tài lộc với mong muốn gia đình sẽ gặp nhiều may mắn trong năm tới . Tƣ̀ lâu ngƣời dân nơi đây đều cho rằng đền Nghè là một trong nhƣ̃ng ngôi đền linh thiêng nhấ t thành phố Hải Phòng .

Tƣ̀ ngày đầu năm mới cho đến ngày hội mùng tám tháng hai âm lịch, đền Nghè luôn đƣợc trang hoàng lộng lẫy , uy nghi, tạo vẻ tôn kính đối với vị nƣ̃ anh hùng . Cũng nhƣ các lễ hội truyền thống của dân tộc, mọi công việc cho lễ hội đƣợc chuẩn bị rất chu đáo , kĩ lƣỡng. Sáng ngày mùng tám tháng hai âm lịch , làng bắt đầu vào đám . Mở đầu là cuộc rƣớc long trọng long , ngai, mũ, ấn...của bà từ đền Nghè về đình An Biên . Trƣớc khi rƣớc , chƣ́c dịch và bô lão trong làng phải làm lễ xin Thánh cho phép dân làng mở hội và rƣớc long ngai, mũ, ấn của Ngƣời về đình .

Đám rƣớc bắt đầu rất uy nghi và náo nhiệt . Đi đầu là nhƣ̃ng ngƣời cầm cờ phiến nh iều màu sắc . Tiếp theo sau là kiệu bát cống và các kiệu khác rƣớc long ngai , mũ, ấn cùng các đồ chấp kích khác . Theo sau đám rƣớc kiệu và chấp kích là các chƣ́c dịch và bô lão trong làng . Suốt dọc đƣờng đi tƣ̀ đền

Nghè đến đình An Biên , dân làng đổ ra xem hội rất đông tạo thành một cuộc diễu hành lớn với nhiều màu sắc rƣ̣c rỡ tạo nên một không khí tƣng bƣ̀ng , náo nhiệt. Đám rƣớc về tới đình thì dƣ̀ng lại . Long, ngai, mũ, ấn cùng các đồ tế khí đƣợc đƣa vào trong đình ngự ở đó suốt ba ngày . Trong suốt thời gian ba ngày đó , mỗi ngày ngƣời ta làm lễ tế hai lần . Lễ vật dâng lên Thánh Mẫu ngoài hƣơng hoa , xôi quả thông thƣờng còn có thịt lợn làm sạch , bỏ lòng gan đem tế sống. Sau đó, thịt này sẽ đƣợc đem chia đều cho toàn dân . Ngoài ra, lễ vật dâng lên nƣ̃ tƣớng Lê Chân còn có bánh giày , gà, nga, sò, ốc, cua bể và bún. Tƣơng truyền , đó là nhƣ̃ng món ăn mà sinh thời bà Lê Chân ƣa thích nên không thể thiếu trong ngày lễ .

Sau đám rƣớc là lễ tế gợi nhắc công ơn của nƣ̃ tƣớng Lê Chân đối với dân tộc và đối với thành phố Hải Phòng . Trong lễ này , tất cả các sắc phong của các triều đại dành cho bà đều đƣợc đọc lên trƣớc sƣ̣ thành kính của đông đảo mọi ngƣời đến dƣ̣ hội . Mỗi năm, tráp đựng sắc phong chỉ đƣợc mở trong dịp lễ hội. Còn sau đó nó đƣợc giữ gìn cẩn thận trong hậu cung thờ tự bà .

Khi trong đình tế lễ thì bê n ngoài thƣờng diễn ra các trò chơi dân gian nhƣ đánh vật, đấu cờ, kéo co, chơi đu...Buổi tối thƣờng có hát chèo rất đông vui.

Đến sáng ngày mƣời tháng hai , cuộc rƣớc lại đƣợc tiến hành ngƣợc lại tƣ̀ đình An Biên về đến đề n Nghè. Đám rƣớc vẫn đủ các thành phần và lệ bộ nhƣ trƣớc. Khi về tới đền , các đồ tế khí đƣợc an vị trong đền . Sau đó bắt đầu cuộc tế nƣ̃ quan .Theo thông lệ , mọi thủ tục và công việc tế đều do các bà , các cô đảm nhiệ m. Tƣ̀ chủ tế , bồi tế, Đông xƣớng , Tây xƣớng ... đều nhất nhất do phụ nữ đảm trách. Cuộc tế nƣ̃ quan này là một hình thƣ́c tế lễ trong hội . Ngoài ra nó còn phản ánh khí thế oanh liệt của bà Lê Chân khi xây dƣ̣ng sƣ̣ nghiệp ở vùng An Biên , lãnh đạo nhân dân vùng lên dẹp ách đô hộ của nhà Hán . Tại đền Nghè, trong suốt mùng mƣời tháng hai , nhƣ̃ng cuộc vui vẫn đƣợc tiếp tục

cho đến tận khuya mới kết thúc . Tan hội, dân làng bƣớc vào một năm mới vớ i nhiều mong ƣớc tốt lành hơn , mùa màng bội thu , gặp nhiều may mắn hơn .

Ngoài ngày hội chính diễn ra từ tám tháng hai đến mùng mƣời tháng hai âm lịch vào ngày sinh của bà Lê Chân , hàng năm , đền Nghe còn có hai dịp lễ hội nƣ̃a đƣợc tổ chƣ́c vào ngày hai lăm tháng chạp là ngày mất của bà và ngày mƣời lăm tháng tám là ngày chiến thắng của bà . Trong nhƣ̃ng ngày đó, riêng ngày hai lăm tháng chạp có tế lễ hai ngày , còn ngày mƣời lăm tháng tám âm lịch chỉ để ghi nhớ ngày chiến thắng trong cuộc chiến đấu của nghĩa quân dƣới sƣ̣ chỉ huy của bà chống lại bọn xâm lƣợc Hán .

Lễ hội đền Nghè và đình An Biên là hai khu di tích thờ nƣ̃ tƣớng Lê Chân. Nhƣng, ngày nay, cả hai lễ hội này không còn đƣợc diễn ra tƣng bƣ̀ng , náo nhiệt nhƣ xƣa . Khu di tích đền Nghè vẫn đƣợc tu bổ , tôn tạo ngày một to đẹp hơn . Còn đình An Biên – nơi thờ vọng bà Lê Chân , nơi diễn ra nhƣ̃ng ngày hội lớn xƣa kia , nay đã b ị tàn phá , dột nát nhiều . Vì bị hƣ hỏng nặng và do hoàn cảnh chiến tranh nhƣ̃ng năm Mỹ đánh phá Hải Phòng , đình trở thành nơi sản xuất của một hợp tác xã thêu và chỗ sƣ̉a chƣ̃a ô tô của một xí nghiệp trong nhiều năm qua . Ngày nay , mọi nghi lễ , thủ tục của ngày hội đƣợc chuyển về l àm cả ở đền Nghè . Vì thế hàng năm , cƣ́ đến ngày 8 tháng 2, nhân dân ở Hải Phòng và nhiều nơi khác lại tấp nập kéo nhau về đây dƣ̣ hội . Đình An Biên chỉ còn là nơi thắp hƣơng thờ tƣởng niệm thôi chƣ́ không diễn ra lễ hội nào nƣ̃a.

Hiện nay, chúng tôi nhận thấy rằng lễ hội đền Nghè (hay lễ hội làng An Biên) cách tổ chức đã có nhiều điểm khác xƣa . Tế, rƣớc cũng hạn chế , nhất là các trò chơi đã bị mai một đi rất nhiều . Tuy vậy, mọi hoạt động vẫn diễn ra vô cùng long trọng . Một điểm khác biệt của lễ tế ở đền Nghè so với các đình , đền khác, đó là đội tế . Thông thƣờng , ở các nơi những ngƣời tha m gia tế phải đƣợc tuyển lƣ̣a và phải đƣợc lu yện tập rất chu đáo , cẩn thận . Nhƣng ở Hải

Phòng, lễ tế do một đội tế chuyên nghiệp chịu trách nhiệm . Đội tế này tham gia tế ở tất cả các đình, đền trong thành phố khi có hộ i.

Sáng ngày mùng chín tháng hai, các quan chức thành phố tổ chức lễ dâng hƣơng tại tƣợng đài nƣ̃ tƣớng Lê Chân ở trung tâm thành phố . Sau đó, mọi ngƣời trở về đền Nghè để làm lễ khởi công tu tạo . Sau lễ khởi công , đền Nghè đã đƣợc dở bỏ một phần và đi vào quá trình tu tạo . Các hoạt động dâng hƣơng cúng lễ đến đây đƣợc tạm dƣ̀ng .

Nhƣ vậy, phải khẳng định lễ hội đền Nghè là một lễ hội có ý nghĩa lịch sƣ̉ to lớn . Qua ngày hội , chúng t a có thể hiểu thêm về lịch sƣ̉ dân tộc . Đồng thời lễ hội cũng thƣ̣c hiện chƣ́c năng giáo dục lòng yêu nƣớc , ý chí quật cƣờng của dân tộc trong sản xuất và chiến đấu cho các thế hệ ngƣời dân Hải Phòng. Xƣa kia, Đền Nghè là một khu vƣ̣c rộng gồm cả trƣờng phổ thông cơ sở Minh Khai và các khu vƣ̣c xung quanh . Nhƣng ngày nay , do sƣ̣ phát triển của một thành phố , nên diện tích đền bị thu hẹp lại . Vì thế việc tổ chức hội không đƣợc diễn ra nhƣ xƣa . Do vậy, hội ngày nay chỉ có thể tổ chƣ́c quanh đền. Tuy nhiên , các nghi thức truyền thống của lễ hội thì không thể dễ dàng mà bỏ đƣợc . Nó mang những nét đặc trƣng tiêu biểu cho lễ hội ở vùng biển Hải Phòng.

Qua lễ hội đ ền Nghè, chúng ta càng hiểu sâu sắc hơn những câu truyện truyền thuyết về nƣ̃ tƣớng Lê Chân . Một ngƣời đƣợc coi là “Tiền tổ khai canh”, đƣợc tôn vinh là Thành hoàng , là Thánh Mẫu của thành phố Cảng . Để tỏ lòng biết ơn bà , với tấm lòng thành kính , mọi ngƣời vẫn đến đền Nghè dâng lên nhƣ̃ng nén hƣơng thơm ngát vào các ngày lễ , tết, mùng một , hôm rằm...Là một nhân vật đi từ lịch sử vào trong truyền thuyết dân gian và đến tín ngƣỡng, tâm linh của ngƣời dân, nƣ̃ tƣớng Lê Chân có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sƣ̉ dân tộc, với mỗi ngƣời dân thành phố Cảng Hải Phòng .

Di tích lịch sƣ̉ đền Nghè là một di sản văn hóa “Viên khung” của thành phố, của đất nƣớc , nơi bảo tồn nhiều nếp sinh hoạt văn hóa vật thể và phi vật thể của ngƣời Hải Phòng .

Tiểu kết

Lễ hội chọi trâu và lễ hội đền Nghè là hai lễ hội lớn tiêu biểu của thành phố Cảng Hải Phòng luôn nổi bật yếu tố biển . Tƣ̀ nhƣ̃ng câu truyện truyền thuyết, nhƣ̃ng ca dao hò vè ... đến những đặc trƣng của lễ hội đều đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc , mang phong cách của vùng biển xƣ́ Đông . Nghiên cƣ́u văn học dân gian trong các lễ hội đó càng làm nổi bật thê m các yếu tố văn hóa dân gian đặc sắc . Sƣ̣ phục hồi và phát triển các lễ hội trên đây là một việc làm thiết thƣ̣c đáp ƣ́ng nguyện vọng của nhân dân , góp phần thực thi chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dƣ̣ng , phát triển nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc . Hải Phòng là một thành phố biển tiêu biểu đã và đang phát huy những giá trị văn hóa , tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt góp phần vào sự đa dạng , phong phú của kho tà ng lễ hội dân gian truyền thống Việt Nam .

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Văn hóa biển trong văn học dân gian truyền thống Hải Phòng (Trang 55)