Hình thái và kích thước của tổ chính loài Coptotermes gestroi rất đa dạng. Tổ chính nằm ở dưới nền móng công trình thường có hình cầu hoặc hình trứng. Tổ chính nằm trong gỗ, hốc cây, tường rỗng, hộp pa nen, gốc cây v.v. thường phụ thuộc vào hình dạng vật thể chứa tổ mối. Vỏ tổ là lớp đất dày 3-5cm, có chức năng chống thấm nước. Phía trong có nhiều phiến mỏng xếp chồng lên nhau thành hình tròn đồng tâm, càng vào gần trung tâm tổ chính các phiến này càng dày lên. Gần trung tâm (thường lệch về đáy) tổ chính có một hoặc một số hoàng cung, cấu trúc là những khoang nhỏ rất đơn giản, hình bán nguyệt, đáy phẳng, thành khoang nhẵn. Đó là nơi ở của mối vua và mối chúa. Bên cạnh hoàng cung là những hốc nhỏ để chứa trứng và nhiều khe rãnh để mối thợ đi lại chăm sóc mối vua, mối chúa, trứng và ấu trùng.
Hình 3.9. Tổ mối Coptotermes gestroi trong gốc cây chết ở lăng Tự Đức
58
Khi nguồn thức ăn xung quanh tổ phụ bị cạn kiệt hoặc bị con người xua đuổi, đàn mối thường rút đi nơi khác để kiếm ăn, nên trong thực tế chúng tôi đã bắt gặp nhiều tổ phụ trống rỗng. Thoạt nhìn tổ phụ và tổ chính không khác nhau mấy. Nhưng phần lớn tổ phụ có dạng tổ ong, được tạo thành bởi các mảnh cấu trúc hình sao, ở trung tâm tổ phụ không có các phiến kết cấu dày. Tuy nhiên cũng có trường hợp, do điều kiện môi trường của tổ chính thay đổi theo chiều hướng bất lợi với quần tộc, một trong các tổ phụ sẽ trở thành tổ chính, khi đó ở tổ phụ sẽ xuất hiện các khoang nhỏ chứa trứng và hoàng cung. Do đó việc phân biệt tổ chính và tổ phụ trong một số trường hợp là không đơn giản.
Hình 3.10. Tổ phụ rỗng của mối Coptotermes gestroi trong lăng Tự Đức
(Nguồn: Lê Quang Thịnh, 2012) Trong quá trình phát triển quần tộc, vị trí của tổ có thể di chuyển đến nơi khác thích hợp hơn, tạo thành tổ mới. Đến giai đoạn quần tộc đã đông đúc, hệ thống tổ được mở rộng và phức tạp, gồm khoang chính và một số khoang phụ. Khoang chính của tổ mối Coptotermes gestroi là trung tâm hoạt động của quần
59
tộc. Khoang chính có ống thông hơi, lỗ phân đàn và hang giao thông. Khoang phụ là bộ phận chức năng của khoang chính, làm nhiệm vụ phân tán số lượng mối, nơi chứa thức ăn và trạm trung chuyển thức ăn. Từ khoang chính có các hang giao thông lớn tới các khoang phụ và từ khoang chính, khoang phụ có rất nhiều hang giao thông dẫn đến các điểm kiếm ăn.
Hình 3.11. Một phần tổ mối Coptotermes gestroi thu đƣợc trong khu vực Đại Nội
(Nguồn: Lê Quang Thịnh, 2012) Có thể thấy, về cơ bản kết quả nghiên cứu về hình thái, cấu trúc tổ mối
Coptotermes gestroi của chúng tôi cũng phù hợp với các mô tả về loài này của các tác giả trước đây như Nguyễn Đức Khảm (1976) [10]; Nguyễn Chí Thanh (1996) [30].