Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 5 điểm điều tra bao gồm: khu vực Đại Nội, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định. Kết quả cho thấy lăng Minh Mạng có số lượng loài nhiều nhất (14 loài, tương ứng với 56% tổng số loài có trong khu vực nghiên cứu), tiếp đến lần lượt là lăng Tự Đức (13 loài, 52%), khu vực Đại Nội (8 loài, 32%), lăng Thiệu Trị (3 loài, 12%) và cuối cùng là lăng Khải Định, chỉ bắt gặp 2 loài (8%) (hình 3.3).
42
Hình 3.3. Số lƣợng loài mối thu đƣợc tại các điểm nghiên cứu Bảng 3.4. Tỉ lệ % số loài thuộc các giống mối tại các điểm nghiên cứu
TT Tên khoa học
Số loài trong các điểm nghiên cứu
Đại Nội Mạng Minh Tự Đức Thiệu Trị Khải Định chung Tính SL % SL % SL % SL % SL % SL % Kalotermitidae 1 12,5 2 15,4 2 8,0 1 Cryptotermes 1 12,5 1 7,7 1 4,0 2 Neotermes 1 7,7 1 4,0 Rhinotermitidae 4 50,0 3 21,4 4 7 28,0 3 Coptotermes 4 50,0 2 14,3 3 23,1 2 66,7 1 50,0 5 20,0 4 Schedorhinotermes 1 7,1 1 7,7 2 8,0 Termitidae 3 37,5 9 78,6 16 64,0 5 Macrotermes 2 14,3 2 8,0 6 Odontotermes 2 25,0 5 35,7 4 30,8 1 50,0 7 28,0 7 Microtermes 1 7,1 1 4,0 8 Hypotermes 1 7,1 1 7,7 2 8,0 9 Microcerotermes 1 7,7 1 4,0 10 Globitermes 1 7,1 1 33,3 1 4,0 11 Nasutitermes 1 12,5 1 7,1 1 4,0 12 Termes 1 7,7 1 4,0 Tổng cộng 8 100 14 100 13 100 3 100 2 100 25 100
43
Các điểm nghiên cứu không chỉ khác nhau về số lượng loài mối mà cấu trúc thành phần loài cũng có sự khác biệt đáng kể. Chỉ tính về các họ mối, ở Đại Nội và lăng Tự Đức đều có mặt của cả 3 họ (Kalotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae) tuy nhiên các điểm còn lại (lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định) mỗi điểm chỉ có 2 họ (Rhinotermitidae và Termittidae). Hơn nữa, ở các điểm có số lượng loài mối nhiều như Đại Nội, lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức, tỉ lệ % số loài thuộc họ Rhinotermitidae và Termitidae luân phiên chiếm ưu thế. Chẳng hạn ở khu vực Đại Nội, họ Rhinotermitidae là họ ưu thế với tỉ lệ 50%, trong khi ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức, ưu thế thuộc về họ Termitidae (với tỉ lệ % tương ứng là 78,6% và 53,6%) (bảng 3.4 và phụ lục 1).
Hình 3.4. Giao động của tỉ lệ % số lƣợng loài trong các họ mối
tại các điểm nghiên cứu
Sự khác biệt về thành phần loài cũng như cấu trúc thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến
44
những đặc trưng riêng về sinh cảnh tại từng điểm. Đối với lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định có sinh cảnh tương đối nghèo nàn. 2 cụm công trình di tích này có diện tích bé, số lượng hạng mục công trình ít, một số hạng mục mới được trùng tu lại, đặc biệt không có khu vực rừng trồng xung quanh di tích nên số lượng loài bắt gặp trong 2 lăng này rất ít. Trái lại, 3 cụm di tích còn lại có sinh cảnh phong phú đa dạng hơn nhiều so với 2 cụm di tích trên. Theo đó, lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức là những lăng có quy mô lớn trong số các lăng tẩm thuộc khu di tích Cố đô Huế với số lượng hạng mục công trình nhiều, trải trên một không gian rộng. Cùng với đó, 2 lăng này đều có khu rừng trồng với diện tích khá lớn bao quanh. Vì vậy, số lượng loài tại 2 địa điểm này đa dạng hơn nhiều so với lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định, đặc biệt phần lớn mẫu các loài đều được thu tại sinh cảnh rừng trồng xung quang lăng và đa số trong số chúng thuộc về họ Termitidae.
Đối với khu vực Đại Nội, so với 4 lăng tẩm ngoài thành, khu vực này có những nét riêng, khác biệt. Đây là khu vực nằm hoàn toàn trên địa hình đồng bằng với diện tích khá lớn, tập trung nhiều hạng mục công trình di tích nhất trong quần thể di tích Cố đô Huế. Tuy nhiên, do không có rừng cây nên đa số mẫu thu được ở trong các công trình di tích, các mẫu còn lại thu được ở môi trường xung quanh di tích và trên cây trồng trong khu vực Đại Nội. Các loài này hầu hết thuộc họ Kalotermitidae và Rhinotermitidae, rất ít loài thuộc họ Termitidae (bảng 3.4 và phụ lục 1).