Phương pháp nghiên cứu quá trình lan truyền thức ăn trong quần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 42)

quần tộc mối Coptotermes.

* Phương pháp đánh dấu thức ăn:

Việc nhuộm màu để có thức ăn đánh dấu được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Văn Quảng (2003)[18].

Chúng tôi sử dụng hoá chất nhuộm màu thức ăn là Xanh methylen pha trong cồn 900 với nồng độ là 0,3g/l. Giấy lọc dùng làm thức ăn cho mối được ngâm trong dung dịch đã pha ở trên trong khoảng thời gian 24 giờ, sau đó để khô cho bay hơi hết cồn.

* Phương pháp nghiên cứu quá trình lan truyền thức ăn trong quần tộc mối Coptotermes:

Bố trí thí nghiệm nuôi mối trên đĩa petri theo phương pháp của Nguyễn Đức Khảm (1976) [10], Nguyễn Chí Thanh (1996) [30].

- Bước 1: Cho mối ăn thức ăn đã được nhuộm màu

Thả 200 cá thể mối Coptotermes (trong đó có 10% là mối lính, còn lại là mối thợ) vào mỗi đĩa petri, đường kính 10cm. Cho mối ăn thức ăn được nhuộm màu ở trên, với lượng thức ăn là 2g/200 con mối. Cung cấp thêm nước cho mối bằng một ống thuỷ tinh nhỏ chứa nước có gắn nút bông. Sau 4 ngày cho mối ăn thức ăn nhuộm màu thì tiến hành cho lây nhiễm .

Bước 2: Lây nhiễm các cá thể mối thợ đã được ăn thức ăn đánh dấu vào quần thể mối thí nghiệm:

Mối Coptotermes được đưa vào trong các đĩa petri, đáy có lót giấy lọc để đảm bảo cho mối đi lại bình thường. Mỗi đĩa petri có 100 cá thể, trong đó

34

có 10% là mối lính, còn lại là mối thợ. Duy trì độ ẩm và cung cấp nước cho mối trong các đĩa thí nghiệm bằng một ống thuỷ tinh nhỏ chứa nước có gắn nút bông. Nuôi các cá thể mối trong các đĩa petri như trên với thức ăn là giấy lọc trắng trong 2 ngày để mối thải hết các thức ăn cũ, có màu đen ra ngoài. Sau đó thả các cá thể mối đã được ăn thức ăn nhuộm màu Xanh methylen vào các quần thể mối nuôi theo các tỷ lệ là 6%; 12% và 18%. Mỗi mức thí nghiệm được tiến hành trên 21 đĩa petri. Theo dõi quá trình lan truyền thức ăn trong quần thể mối bằng cách mổ và quan sát thức ăn trong ruột của chúng sau mỗi khoảng thời gian 1 ngày thí nghiệm với sự hỗ trợ của kính lúp và kính hiển vi. Tính tỷ lệ phần trăm cá thể có thức ăn nhuộm màu trong ruột. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần để lấy giá trị trung bình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 42)