Đặc điểm bay phân đàn của Coptotermes gestroi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 63)

Qua kết quả theo dõi hoạt động mối cánh bay phân đàn của 8 tổ

Coptotermes gestroi chúng tôi xác định mối cánh bay trung bình 3-6 đợt của một năm, trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, tập trung chủ yếu vào tháng 4 hàng năm. Trong tháng 4/2012 số đợt mối bay phân đàn

55

tăng ở 2 tuần cuối tháng, nhưng cũng có thể chiếm ưu thế ngay từ 2 tuần đầu của tháng như 2013. Điều này cho thấy thời điểm mối bay phân đàn phụ thuộc nhiều vào thời tiết cụ thể trong tháng của một vùng khí hậu. Nếu so sánh với các kết quả đã công bố của các tác giả Trung Quốc, có thể thấy thời điểm mối Coptotermes gestroi bay phân đàn trong năm sớm hơn. Theo Liu Yuanzhi et al., (1998) thời kỳ bay của mối cánh loài này ở Quảng Tây vào giữa tháng 4 đến cuối tháng 5; ở Quảng Đông vào cuối tháng 4 đến cuối tháng 6; ở Hồ Bắc vào cuối tháng 5 đến cuối tháng 6 và ở Trùng Khánh từ tháng 5 đến đầu tháng 7. Phải chăng khi vĩ độ càng giảm, thời gian mối bay phân đàn của loài này càng kéo dài và lùi dần theo các tháng trong năm. Nước ta do kéo dài qua nhiều vĩ độ và có các vùng khí hậu khác nhau, thời điểm mối bay phân đàn của loài này sẽ bị chi phối bởi các yếu tố thời tiết khác nhau, nên rất có thể chúng không chỉ tập trung bay phân đàn vào tháng 4 như kết quả nghiên cứu của đề tài.

Những ngày mối cánh bay, trời rất oi bức, nhiệt độ và độ ẩm cao hơn ngày bình thường. Do mối thường bay vào khoảng 18h30 đến 19h30 hàng ngày, nên nhiệt độ lúc bay so với nhiệt độ cao nhất trong ngày đã giảm nhiều và dao động trong khoảng 27,50C - 31,70C, trung bình là 29,40C; độ ẩm dao dộng trong khoảng 87rh -96,5rh, trung bình là 91,2 rh. Thời điểm bay phân đàn vào lúc chập choạng tối của Coptotermes gestroi có lẽ là kết quả của một quá trình tiến hoá thích nghi lâu dài, làm cho mối tránh được rất nhiều kẻ thù khi bay, dễ dàng tìm đến các công trình đang xây dựng nhờ tính hướng quang và dễ dàng lẩn trốn khi rụng cánh. Kết quả theo dõi các đợt bay trong một năm cũng cho thấy thường đợt đầu mối bay có tính chất thăm dò, nên số lượng mối cánh bay không nhiều. Số lượng mối cánh bay thường bùng nổ vào các đợt giữa và ít đi vào các đợt cuối. Chúng tôi nghĩ có thể đợt bay cuối là của những cá thể phát triển chậm trong tổ. Kết quả theo dõi của chúng tôi còn

56

cho thấy mưa không phải là yếu tố quyết định đến hoạt động bay phân đàn. Bởi hầu hết những ngày mối cánh Coptotermes gestroi bay ra đều không có mưa. Kết quả này khác với nhận xét trước đây của một số tác giả cho rằng mối thường bay vào những ngày có mưa và giông. Như vậy điều kiện thời tiết, cụ thể là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí khác thường trong giai đoạn chuyển mùa là những yếu tố liên quan trực tiếp đến tập tính bay phân đàn của mối Coptotermes gestroi.

Hình 3.8. Đặc tính hƣớng quang của mối cánh Coptotermes gestroi trong quá trình bay giao hoan phân đàn

(Nguồn: Nguyễn Thúy Hiền, 2013)

Việc xác định thời điểm bay phân đàn có ý nghĩa rất lớn trong công tác phòng mối cánh ở mỗi vùng. Căn cứ vào số liệu điều tra người ta có thể hoàn toàn chủ động trong việc phòng trừ mối cánh Coptotermes gestroi trong xây dựng công trình kiến trúc, giảm thiểu tối đa thời gian theo dõi và chi phí phòng trừ chúng.

57

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)