mẫu vật
Điều tra, thu thập mẫu mối được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Đức Khảm (1976) [10], các mẫu được thu trong các sinh cảnh khác nhau (công trình kiến trúc, thảm cỏ, đất trống, cây trồng) (Hình 2.3, 2.4 và 2.5). Dụng cụ sử dụng trong quá trình thu mẫu bao gồm: cuốc, xẻng, hộp
28
nhựa, tuốc nơ vít, bay nhỏ, panh mềm, ống thuỷ tinh nhỏ đựng mẫu, hộp nhựa, nhật ký thu mẫu, bút chì và giấy Eteket …
Hình 2.3. Điều tra, thu mẫu trong sinh cảnh công trình kiến trúc (Nguồn: Nguyễn Văn Quảng, 2012)
Hình 2.4. Điều tra, thu mẫu trong sinh cảnh thảm cỏ, đất trống xung quanh di tích
29
Hình 2.5. Điều tra, thu mẫu trên cây trồng
(Nguồn: Tô Thị Mai Duyên, 2012) Chúng tôi đã tiến hành điều tra thu thập vật mẫu trong khu vực Đại Nội và 4 lăng tẩm ngoài Kinh thành Huế (lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định). Ở mỗi điểm điều tra, chúng tôi tiến hành thu mẫu trong các công trình di tích, thảm cỏ, đất trống xung quanh di tích và các cây xanh thân gỗ trong khuôn viên di tích.
Trong quá trình thu mẫu, chúng tôi cố gắng thu đầy đủ các đẳng cấp: mối lính, mối thợ, mối non, mối cánh (nếu có). Đặc biệt đẳng cấp mối lính thường được chúng tôi quan tâm trong quá trình thu mẫu, vì đẳng cấp này có hình thái đặc trưng, thuận lợi cho việc phân tích, xác định tên loài sau này.
Bên trong công trình di tích, mẫu mối được thu từ những nơi có các dấu hiệu hoạt động của mối như: đường mui, phân mối hay các tàn tích mối cánh còn sót lại sau quá trình bay giao hoan phân đàn. Các vị trí như: chân cột gỗ, chân tường, góc nhà, khung cửa, các vật dụng đồ đạc bằng gỗ thường được chúng tôi chú ý trong quá trình khảo sát. Ở thảm cỏ và các khoảng đất trống
30
xung quanh các công trình di tích, chúng tôi điều tra thu thập mẫu mối trong những mảnh gỗ, cành cây rụng, các vật liệu có nguồn gốc xenlulose... Đối với cây xanh trong khuôn viên khu vực Đại Nội và trong rừng trồng của các lăng tẩm, thu mẫu chủ yếu trên và trong thân cây, dưới và xung quanh gốc cây...