Đặc điểm phân bố của mối theo sinh cảnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 53)

Tại 5 điểm nghiên cứu, chúng tôi chọn ra 3 kiểu sinh cảnh để phân tích đặc trưng phân bố là: sinh cảnh công trình kiến trúc, sinh cảnh thảm cỏ, đất trống và sinh cảnh cây trồng. Các sinh cảnh này khác biệt nhau khá rõ về thành phần, đặc tính thực vật và thức ăn của mối.

45

Bảng 3.5. Tỉ lệ % số loài thuộc các giống mối tại các sinh cảnh trong khu di

tích Cố đô Huế

TT Tên khoa học

Số loài trong các sinh cảnh Công trình kiến trúc Thảm cỏ, đất trống Cây trồng Tính chung Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Kalotermitidae 1 12,5 1 4,5 2 8,0 1 Cryptotermes 1 12,5 1 4,0 2 Neotermes 1 4,5 1 4,0 Rhinotermitidae 5 62,5 6 27,5 5 22,7 7 28,0 3 Coptotermes 5 62,5 4 25,0 3 13,6 5 20,0 4 Schedorhinotermes 2 12,5 2 9,1 2 8,0 Termitidae 2 25,0 10 72,5 16 72,8 16 64,0 5 Macrotermes 1 6,3 2 9,1 2 8,0 6 Odontotermes 1 12,5 4 25,0 7 31,8 7 28,0 7 Microtermes 1 6,3 1 4,5 1 4,0 8 Hypotermes 2 12,5 2 9,1 2 8,0 9 Microcerotermes 1 6,3 1 4,5 1 4,0 10 Globitermes 1 12,5 1 4,5 1 4,0 11 Nasutitermes 1 6,3 1 4,5 1 4,0 12 Termes 1 4,5 1 4,0 Tổng số 8 100 16 100 22 100 25 100

46

Hình 3.5. Số lƣợng các taxon thuộc các bậc phân loại khác nhau

ở 3 sinh cảnh trong khu di tích Cố đô Huế

Kết quả bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy có sự sai khác cả về số lượng loài cũng như cấu trúc thành phần loài mối trong các sinh cảnh. Cụ thể, sinh cảnh công trình kiến trúc có số lượng loài ít nhất (8 loài, chiếm 32% tổng số loài). Tiếp đến là sinh cảnh thảm cỏ, đất trống với 16 loài (64%). Sinh cảnh cây trồng có số lượng lớn nhất (22 loài, 88%), gần gấp 3 lần số lượng loài ở sinh cảnh công trình kiến trúc. Tương tự như vậy, ở bậc phân loại giống, số lượng giống ở sinh cảnh thảm cỏ, đất trống và cây trồng cũng chiếm số lượng lớn hơn hẳn, với 9 và 10 giống so với chỉ 4 giống ở sinh cảnh công trình kiến trúc.

Kết quả phân tích cũng cho thấy, họ Kalotermitidae chỉ phân bố trong 2 sinh cảnh là công trình kiến trúc và thảm cỏ, đất trống mà không có trong sinh cảnh cây trồng. Hai loài trong họ này không phân bố đều ở 2 sinh cảnh mà có đặc trưng phân bố riêng. Trong khi loài Cryptotermes domesticus chỉ bắt gặp ở sinh cảnh công trình kiến trúc thì loài Neotermes koshunensis lại chỉ có trong sinh cảnh cây trồng.

47

Đối với họ Termitidae, hầu hết các loài trong họ được tìm thấy ở 2 sinh cảnh thảm cỏ, đất trống và sinh cảnh cây trồng. Cụ thể, trong số 16 loài thuộc họ Termitidae, sinh cảnh cây trồng có mặt cả 16 loài, 8 giống, sinh cảnh thảm cỏ, đất trống có 10 loài, 6 giống, trong khi sinh cảnh công trình kiến trúc chỉ có 2 loài, 2 giống.

So với 2 họ trên, họ Rhinotermitidae có mặt ở cả 3 sinh cảnh với thành phần loài được phân bố tương đối đồng đều. Trong tổng số 7 loài thuộc họ Rhinotermitidae được tìm thấy, sinh cảnh công trình kiến trúc có 5 loài đều thuộc giống Coptotermes, sinh cảnh thảm cỏ, đất trống có 6 loài (4 loài thuộc giống Coptotermes và 2 loài thuộc giống Schedorhinotermes) và sinh cảnh cây trồng có 5 loài (3 loài thuộc giống Coptotermes và 2 loài thuộc giống Schedorhinotermes) (bảng 3.5).

Hình 3.6. Số lƣợng mẫu mối thu đƣợc của 3 họ mối ở các sinh cảnh trong

khu di tích Cố đô Huế

Khi xét về độ bắt gặp thể hiện bằng phần trăm số lượng mẫu thu được, kết quả hình 3.6 và phụ lục 2 cho thấy rằng họ Termitidae chiếm ưu thế vượt

48

trội ở sinh cảnh cây trồng với tỉ lệ bắt gặp 77,6% so với 20,4% của họ Rhinotermitidae và 2% của họ Kalotermitidae, trong đó giống có số lượng mẫu lớn nhất là Odontotermes (67 mẫu, chiếm 45,6% trong tổng số 147 mẫu) và loài Ondototermes hainanensis là loài có số lượng mẫu lớn nhất (27 mẫu, chiếm 18,4% trong tổng số 147 mẫu). Trong khi đó, ở sinh cảnh công trình kiến trúc và sinh cảnh thảm cỏ, đất trống, họ Rhinotermitidae lại là họ có số lượng mẫu cao nhất. Đối với sinh cảnh công trình kiến trúc họ Rhinotermitidae chiếm tới 70,4% số lượng mẫu, cao hơn nhiều so với 23,9% của họ Kalotermitidae và 5,7% của họ Termitidae. Tương tự, ở sinh cảnh thảm cỏ, đất trống, tỉ lệ bắt gặp của họ Rhinotemitidae cũng cao nhất với 64,9% so với 35,1% của họ Termitidae. Trong họ Rhinotermitidae ở 2 sinh cảnh này, loài Coptotermes gestroi là loài phổ biến nhất với độ bắt gặp ở sinh cảnh công trình kiến trúc là 36,6% (26 mẫu trên tổng số 71 mẫu) và độ bắt gặp ở sinh cảnh thảm cỏ, đất trống là 28,3% (21 mẫu trên tổng số 74 mẫu) (bảng 3.6 và phụ lục 2).

Bảng 3.6. Tỉ lệ % số lƣợng mẫu của các giống mối ở các sinh cảnh

trong khu di tích Cố đô Huế

TT Tên giống Sinh cảnh Công trình kiến trúc Thảm cỏ, đất trống Cây trồng Số lƣợng Tỷ lệ % lƣợng Số lệ % Tỷ lƣợng Số lệ % Tỷ Kalotermitidae 17 23,9 3 2,0 1 Cryptotermes Bank 17 23,9 2 Neotermes Holmgren 3 2,0 Rhinotermitidae 50 70,5 48 64,8 30 20,4 3 Coptotermes Wasmann 50 70,5 43 58,1 16 10,9

49 4 Schedorhinotermes Silvestri 5 6,7 14 9,5 Termitidae 4 5,6 26 35,1 114 77,6 5 Macrotermes Holmgren 1 1,4 11 7,5 6 Odontotermes Holmgren 2 2,8 13 17,6 64 43,6 7 Microtermes Wasmann 3 4,1 4 2,7 8 Hypotermes Holmgren 4 5,3 14 9,5 9 Microcerotermes Silvestri 3 4,1 3 2,0 10 Globitermes Holmgren 2 2,8 6 4,1 11 Nasutitermes Dudley 2 2,7 5 3,4 12 Termes Linnaeus 7 4,8 Tổng số 71 100 74 100 147 100

Về cấu trúc thành phần giống, từ số liệu bảng 3.6, chúng tôi nhận thấy có 3 giống chỉ phân bố trong 1 sinh cảnh (giống Cryptotermes trong sinh cảnh công trình kiến trúc, Neotermes và Termes trong sinh cảnh cây trồng) và 2 giống (Coptotermes và Odontotermes) có mặt đồng thời trong cả 3 sinh cảnh. Các giống còn lại phân bố ở 2 trong số 3 sinh cảnh. Xét về số lượng giống, trong tổng số 12 giống mối bắt gặp, sinh cảnh cây trồng có số lượng giống lớn nhất, với 11 giống (chiếm 91,7% tổng số giống), tiếp theo là sinh cảnh thảm cỏ, đất trống (8 giống, 66,7%) và sinh cảnh công trình kiến trúc (4 giống, 33,3%).

Khi xem xét về cấu trúc thành phần loài, kết quả cho thấy, có 4 loài (Coptotermes gestroi, Coptotermes emersoni, Coptotermes ceylonicus

Odontotermes hainanensis) phân bố cả ở 3 sinh cảnh, 16 loài phân bố ở 2 sinh cảnh và 5 loài phân bố ở 1 sinh cảnh (phụ lục 2).

50

Từ kết quả điều tra cùng cới những quan sát trực tiếp hoạt động gây hại của mối, chúng tôi thấy tuy thành phần loài trong khu di tích Cố đô Huế bao gồm 12 giống, 25 loài nhưng những loài bắt gặp trong sinh cảnh công trình kiến trúc, gây hại trực tiếp cho các công trình, cần được xử lý phòng trừ chỉ có 8 loài thuộc 4 giống Cryptotermes, Coptotermes, Odontotermes và Globitermes, trong đó riêng giống Coptotermes chiếm tới 5 loài, 3 giống còn lại mỗi giống có 1 loài (bảng 3.7).

Bảng 3.7. Các loài mối và số lƣợng mẫu của chúng thu đƣợc trong sinh cảnh

công trình kiến trúc trong khu di tích Cố đô Huế

TT Tên loài Số lƣợng mẫu Tỉ lệ %

1 Cryptotermes domesticus 17 23,9 2 Coptotermes gestroi 26 36,6 3 Coptotermes emersoni 12 16,9 4 Coptotermes ceylonicus 8 11,4 5 Coptotermes curvignathus 1 1,4 6 Coptotermes sp. 3 4,2 7 Odontotermes hainanensis 2 2,8 8 Globitermes sulphureus 2 2,8 Tổng cộng 71 100

Như vậy, ở các sinh cảnh khác nhau trong khu vực nghiên cứu các taxon phân bố cũng khác nhau thể hiện ở cả số lượng taxon và số lượng mẫu vật thu được. Sinh cảnh công trình kiến trúc chiếm ưu thế chủ yếu là các loài thuộc

51

họ Rhinotermitidae, trong khi sinh cảnh cây trồng, ưu thế lại thuộc về họ Termitidae. Đa số các loài mối nhà thuộc giống Coptotermes vừa phá hại công trình kiến trúc lại phân bố cả trên cây trồng và môi trường xung quanh di tích. Đây là đặc điểm hết sức quan trọng khi lưu ý phòng trừ mối cho khu di tích Cố đô Huế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)