dục phổ thông
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động hàng ngày của các khối lớp về việc thực hiện nề nếp dạy học, giáo dục, phát huy truyền thống nhà trường, xây dựng và giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp .
- Chỉ đạo các khối lớp hoạt động theo chủ điểm, chủ đề hoạt động trong các tháng của năm học và thời gian hè. Mỗi tháng thực hiện 1 đến 2 hoạt động đảm bảo các chủ điểm hoạt động với 2 tiết/tháng. Có thể lồng ghép một số nội dung giáo dục vào HĐGDNGLL như:
+ Giáo dục về quyền trẻ em;
+ Giáo dục phòng chống HIV/AIDDS, ma túy và các tệ nạn xã hội; + Giáo dục môi trường;
+ Giáo dục trật tự an toàn giao thông;
+ Những hoạt động hưởng ứng phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Những hoạt động giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị xã hội của địa phương, đất nước.
Những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn:
+ Bảo đảm trường an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, thoáng mát và ngày càng đẹp hơn, lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế hợp lứa tuổi học sinh.
+ Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu xuân và chăm sóc cây thường xuyên.
+ Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ Học sinh tích cực tham gia bảo vệ cảnh quan môi trường, giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà trường, lớp học và cá nhân.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh:
+ Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý và các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
+ Rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác .
+ Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi, lành mạnh:
+ Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.
+ Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi học sinh.
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương:
+ Mỗi trường đều nhận chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè.
hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
Chỉ đạo khai thác nội dung xây dựng sự đoàn kết trong trường học trong các chủ đề hoạt động trên.
- Thời gian và hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: + Tiết chào cờ đầu tuần: Xác định yêu cầu, mục tiêu hoạt động cho các khối lớp hoặc toàn trường. Được tổ chức theo quy mô toàn trường, là mở đầu của một tuần học mới, một tháng học mới, một chủ điểm giáo dục mới. Nó có tính định hướng hoạt động cho một tuần, một tháng dựa trên mục tiêu giáo dục của HĐGDNGLL và yêu cầu thực tế của trường, của địa phương.
Tiết chào cờ đầu tuần là dịp để các tập thể lớp hiểu biết nhau về thành tích phấn đấu và rèn luyện sau một tuần, một tháng và là dịp giúp các em hiểu biết về những ngày kỷ niệm chính có liên quan đến chủ điểm giáo dục của tháng.
Một số hình thức tổ chức trong tiết chào cờ: Chào cờ, nhận xét thi đua tuần, phổ biến công việc tuần mới, biểu diễn văn nghệ hoặc phát động thi đua, nghe nói chuyện nhân một ngày kỷ niệm nào đó, thi kể chuyện giữa cá lớp theo chủ đề.
+ Tiết sinh hoạt cuối tuần: Là một dịp thuận lợi để học sinh rèn luyện khả năng tự quản. Trong tiết học này giáo viên chủ nhiệm cùng các em tham gia vào các hoạt động cụ thể :
Tiết sinh hoạt này nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong một tuần, định hướng cho các hoạt động sẽ phải diễn ra trong tuần tới, biến các yêu cầu của trường thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện, nhờ vậy mà ngày càng được củng cố và nâng cao tính tự quản của học sinh.
Trong tiết này khi tổ chức giáo viên chủ nhiệm kết hợp giữa nội dung hoạt động chủ nhiệm với nội dung hoạt động giáo dục của chủ điểm như: đánh giá vấn đề học tập, kỷ luật, sinh hoạt văn nghệ, thi kể chuyện giữa các tổ…
- Thực hiện chủ đề 2 tiết /tháng:
HĐGDNGLL hàng tháng, giúp các em có những hiểu biết cần thiết về truyền thống lịch sử, truyền thống cách mạng của dân tộc, duy trì và phát triển những bản sắc văn hóa của dân tộc, giáo dục lòng biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc… Hình thành và rèn luyện một số kỹ năng tổ chức và điều kiện các hoạt động của tập thể cho học sinh.
- Căn cứ các ngày kỷ niệm, ngày lễ, truyền thống của dân tộc trong tháng, kỳ nghỉ hè mỗi năm học: lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp tạo ý nghĩa cho hoạt động giáo dục ngoài giờ trong những ngày này.
1.4.4. Quản lý hình thức, phương pháp tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở cơ sở giáo dục
Trong quá trình thực hiện HĐGDNGLL, giáo viên là người hướng dẫn, cố vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động tập thể, tạo điều kiện để phát huy vai trò tự quản của học sinh trong hoạt động.
HĐGDNGLL được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức thực hiện hoạt động và cuối cùng là đánh giá hoạt động. Ba khâu này phải liên kết mật thiết với nhau, thống nhất và biện chứng với nhau. Mỗi khâu của hoạt động có những yêu cầu riêng về nội dung hoạt động, phương pháp hình thức tổ chức hoạt động.
Phương pháp tổ chức HĐGDNGLL lớp phải phù hợp với trình độ, đáp ứng, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, học sinh giữ vai trò chủ thể của hoạt động với sự giúp đỡ, định hướng của giáo viên chủ nhiệm để thực hiện có hiệu quả các hoạt động.
Tổ chức hoạt động GDNGLL phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của nhà trường, của địa phương, đáp ứng những yêu cầu thực tiễn đặt ra. Vì vậy phương pháp phải linh hoạt cần thay đổi điều chỉnh nội dung và hình thức
hoạt động sao cho thích hợp đối với HS điều kiện cho phép. Các phương pháp tổ chức hoạt động bao gồm:
- Phương pháp trò chơi: Là tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó, giúp học sinh thể hiện khả năng của minh trong một lĩnh vực nào đó của đời sống tập thể ở nhà trường cũng như ở cộng đồng, trò chơi cũng là dịp để học sinh xử lý những tình huống nảy sinh trong cuộc sống, giúp các em có thêm kinh nghiệm sống.
- Phương pháp diễn đàn: Là hình thức tổ chức hoạt động để học sinh được bày tỏ ý kiến quan điểm của mình được tranh luận với những vấn đề liên quan đến lứa tuổi các em. Vì vậy diễn đàn như một sân chơi tạo cơ hội cho nhiều học sinh nêu lên những suy nghĩ của mình, được tranh luận trực tiếp với đông đảo bạn bè tăng thêm sự tự tin của bản thân.
- Phương pháp thảo luận nhóm: Là phương pháp vô cùng quan trọng nó có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình hoạt động, rèn luyện, đồng thời phát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động của tập thể học sinh.
- Phương pháp thảo luận nhóm có các kiểu ghép nhóm: Chia nhóm theo năng lực, chia nhóm ngẫu nhiên theo màu áo, chia theo nhóm tổ, chia theo nhóm hứng thú… Đây là một dạng tương tác đặc biệt mà trong đó các thành viên trong nhóm cùng giải quyết một vấn đề mà học sinh cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Bởi vì thảo luận tạo ra môi trường an toàn cho học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội làm quen với nhau, hiểu nhau hơn. Thảo luận nhóm trong HĐGDNGLL khác với hoạt động dạy học trên lớp là dựa vào sự trao đổi ý kiến giữa học sinh với nhau về một chủ đề nào đó nhằm tìm ra tiếng nói chung về một vấn đề cụ thể nào đó.
Thông qua thảo luận nhóm ghép nhóm giúp học sinh hình thành kỹ năng hợp tác, giáo dục tinh thần, ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, sẻ chia kiến thức, kinh nghiệm, cũng như tình cảm giữa học sinh với nhau. Phương
pháp ghép nhóm thường được sử dụng rong các hình thức hoạt động như: thi theo chủ đề, thi giải quyết tình huống tạo cơ hội cho học sinh cùng có ý kiến giải quyết một vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em.
- Phương pháp giải quyết vấn đề: Thường được vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình sinh hoạt tập thể, giáo viên đề ra những tình huống có vấn đề rồi kích thích học sinh tích cực suy nghĩ tìm tòi giải quyết các vấn đề đó theo chủ đề thảo luận. Phương pháp này giúp học sinh phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử, kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, đồng thời giúp học sinh tự hoàn thiện nhân cánh của mình. Giải quyết vấn đề giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn trước các hiện tượng, sự việc nảy sinh trong hoạt động, trong cuộc sống hàng ngày. Để phương pháp giải quyết vấn đề thành công thì vấn đề đưa ra phải sát với mục tiêu của hoạt động, kích thích học sinh tích cực tìm tòi cách giải quyết.
- Phương pháp đóng vai: Là phương pháp thực hành của học sinh trong một số tình huống ứng sử cụ thể dựa trên trí tưởng tượng, dựa trên kinh nghiệm sống và ý nghĩ sáng tạo của các em. Phương pháp đóng vai thường được thể hiện trong việc trình bày các tiểu phẩm, các đoạn kịch ngắn giúp học sinh thực hành, làm thử một cách ứng xử nào đó trong tình huống giả định.
Phương pháp đóng vai giúp các học sinh phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo, hình thành và rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Để đóng vai có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ nên gợi ý chủ đề để học sinh tự xây dựng kịch bản và tự tổ chức luyện tập và thể nghiệm.
Phương pháp đóng vai có tác dụng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp của học sinh, tạo ra môi trường tập luyện an toàn, tự tin cho người học nhằm thực hành các hành vi ứng xử các mối quan hệ.
- Phương pháp giao nhiệm vụ: Là phương pháp giáo viên lôi cuốn người được giáo dục vào những hoạt động đa dạng, phong phú với những công việc nhất định và những ý nghĩa xã hội nhất định.
Trong việc tổ chức HĐGDNGLL, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp sẽ tạo nên thế chủ động cho các em khi điều hành hoạt động, từ đó sẽ giúp các em phát triển tính chủ động, sáng tạo khả năng đáp ứng mọi tình huống, cán bộ lớp sẽ chủ động hơn trong việc phân công nhiệm vụ đến từng tổ, nhóm, cá nhân với phương châm lối cuốn tất cả mọi thành viên trong lớp vào việc tổ chức thực hiện hoạt động. Vì vậy muốn giao nhiệm vụ có kết quả, giáo viên cần xác định được những việc phải làm, gợi ý cho học sinh và yêu cầu các em phải hoàn thành tốt công việc. Khi giao nhiệm vụ phải đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, khả năng của các em để các em vui vẻ và sẵn sàng nhận nhiệm vụ, từ đó tạo tâm thế cho các em có tinh thần chuẩn bị tốt để tiến hành công việc.
* Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch, tổ chức HĐGDNGLL cho học sinh trong cơ sở giáo dục
- Kiểm tra thường xuyên hàng ngày, hang giờ về việc thực hiện nề nếp, nội dung HĐGDNGLL.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng HĐGDNGLL.
- Kiểm tra, đánh giá tiến hành kết hợp với sơ kết, tổng kết thi đua và rút ra bài học kinh nghiệm.
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý tổ chức HĐGDNGLL
Việc xem xét cá yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tổ chức HĐGDNGLL là có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL. Do vậy, tác giả đề cập và phân tích 5 yếu tố sau đây: 1) Nhận thức của các lực lượng tham
gia tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 2) Chương trình nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; 3) Năng lực tổ chức của cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm; 4) Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ tổ chức hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp; 5) Yếu tố người học.
Như chúng ta đã biết, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan luôn có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau, chi phối lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, để HĐGDNGLL diễn ra thuận lợi hay không thuận lợi, hiệu qua hay không hiệu quả thì HĐGDNGLL chịu sự chi phối của các yếu tố sau:
1.5.1. Nhận thức của các lực lượng tham gia tổ chức HĐGDNGLL
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được diễn ra trong và ngoài nhà trường, để tổ chức HĐGDNGLL đạt hiệu quả thì nhận thức của các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tổ chức. Lực lượng giáo dục bao gồm: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các câu lạc bộ, các CBGV, các lực lượng giáo dục khác ngoài xã hội....
Trong quá trình tổ chức HĐGDNGLL, thì người tổ chức và học sinh có mối quan hệ hợp tác, tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Người tổ chức không những phải là người có uy ín, có năng lực cố vấn, điều hành, có kĩ năng tổ chức trò chơi, hát múa tập thể, kĩ năng dẫn chương trình… mà còn phải là người có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và am hiểu về HĐGDNGLL. Nhận thức đúng về vị trí, vai trò của HĐGDNGLL của các lực lượng giáo dục nó sẽ trở thành yếu tố tích cực thúc đẩy việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức phù hợp mang lại hiệu quả giáo dục. Ngược lại nếu nhận thức của các lực lượng giáo dục không đúng nó sẽ ảnh hưởng tới việc xác định mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức sai lầm hay việc thực hiện qua loa, hình thức hiệu quả giáo dục thấp.
1.5.2. Chương trình nội dung của HĐGDNGLL
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hết sức đa dạng và phong phú.
Các nội dung này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh. Qua HĐGDNGLL giúp cho học sinh giảm bớt được sự căng thẳng, mệt mỏi…qua các tiết học ở trên lớp. Ngoài ra, thông qua HĐGDNGLL còn giúp học sinh
năng chia sẻ, hợp tác…trong các hoạt động. Học sinh là những em có sự phát triển tương đối hoàn thiện về tâm sinh lý, các em có khả năng tư duy tốt, có khả năng tự điều khiển, điều chỉnh hoạt động học tập, hoạt động vui chơi của