Đối với quê hương Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 67)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2.Đối với quê hương Việt Nam và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Thứ nhất, sự đóng góp của giới trí thức, chuyên gia Việt kiều Mỹ cho đất nước vẫn còn hạn chế so với tiềm năng và nhu cầu. Ở Việt Nam, hầu hết các lĩnh vực khoa học – công nghệ từ điện tử, viễn thông, sinh học cho đến hàng không vũ trụ, và thậm

55

Trả lời phỏng vấn của Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, Đại học New York do Thanh Trúc (Báo Tuổi trẻ) thực hiện về nội dung của Khảo sát “Cộng đồng Mỹ: cộng đồng châu Á năm 2004” đăng trên http://tuoitre.vn/The- gioi/Nguoi-Viet-xa-que/192757/Cong-dong-nguoi-Viet-dung-o-dau-trong-xa-hoi-My.html tải về ngày 19/08/2009

chí những ngành công nghệ cao mang tính bảo mật như điều hành nhà máy điện nguyên tử, chương trình nghiên cứu vũ trụ quốc gia, kỹ thuật truyền tin… đều có sự góp mặt của trí thức Việt kiều trẻ tuổi. Tuy nhiên, sự đóng góp của lực lượng chất xám bên ngoài này đến nay vẫn còn rất hạn chế. Số trí thức người Việt ở hải ngoại và ở Mỹ về làm việc trong nước hàng năm chỉ chừng 200 lượt người56

. Hầu hết những người trở về nước là theo hình thức tự túc, ngắn ngày, kết hợp thăm thân nhân và tiện cho công việc, công tác. Trên thực tế, có rất ít chuyên gia đầu đàn về nước và hầu như không có trường hợp nào để lại dấu ấn rõ rệt trong một ngành, lĩnh vực, hay cơ sở nghiên cứu quan trọng nào57

.

Thứ hai,do tính cố kết cộng đồng chưa cao nên cộng đồng người Việt tại Mỹ có thiếu hẳn đi tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, dẫn đến việc đôi khi một số người Việt tại Hoa Kỳ luôn sẵn sàng xuyên tạc, chê bai nhau, đôi khi còn vu oan cho người khác để hạ người đồng hương xuống, chứ ít khi nâng đỡ nhau, nói tốt cho nhau, để tất cả cùng vẻ vang lây, họ gây khó khăn cho đồng hương, lôi kéo đồng hương vào việc xuyên tác, chê bai và có cái nhìn không khách quan về sự thay đổi của đất nước Việt Nam. Thực tế hiện nay ở Hoa Kỳ vẫn còn mốt số đồng bào còn kêu gọi tẩy chay hàng nhập từ Việt Nam, vẫn còn những người chống đối các chương trình giáo dục đưa học sinh về Việt Nam học hỏi, thậm chí còn “chụp mũ” những ai muốn cho đất nước giàu mạnh là “Việt cộng” hoặc “đón gió trở cờ”58

.

Thứ ba, một số ít vẫn còn mang tư tưởng nghi kị, thái độ quá khích, nuôi hận thù dân tộc, và dường như vẫn không muốn hướng về tương lai. Nhiều người Việt Nam đến Mỹ trong khoảng từ cuối tháng 4/1975 đến giữa những năm 1980 vẫn còn mặc cảm với quá khứ của cuộc chiến tranh trước đây giữa hai bên. Do chưa có điều kiện tiếp cận với những thông tin trung thực về sự thay đổi ở quê nhà và do chưa có dịp về thăm đất nước để tận mắt thấy được những thành tựu của công cuộc đổi mới, nên một

56

Nguyễn Văn Phẩm, Vai trò của trí thức kiều bào trong việc tạo nguồn động lực cho KH&CN,Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 2/2003, đăng trên http://www.tchdkh.org.vn/tapchi.asp#top, tải về ngày 19/05/2007

57

Lời phát biểu của ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ Quan hệ Kinh tế, Khoa học và Công nghệ thuộc Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài

58

Hội nhập, nhìn từ cồng đồng người Việt, đăng trên:

http://www.mofa.gov.vn/quehuong/nr050307131435/nr050106094126/nr050315141718/ns070205174439?b_star t:int=30 tải về ngày 15/08/2009

số người trong cộng đồng người Việt ở Mỹ vẫn chưa hiểu đúng về tình hình đất nước, ít nhiều còn mặc cảm, thành kiến với đời sống trong nước. Vì vậy, dẫn đến cách nhìn tiêu cực của báo chí Việt kiều tại Mỹ khi viết về Việt Nam. Đã gần 35 năm, mặc dù với quyền tự do báo chí được cả hiến pháp Mỹ lẫn ngành tư pháp bảo đảm, làng báo tiếng Việt tại Mỹ vẫn còn rất e dè, nếu không muốn nói thẳng là sợ sệt, khi viết tới những thay đổi tích cực ở trong nước hoặc những tư tưởng hoà giải trong cộng đồng ở Mỹ. So với nhiều cộng đồng kiều dân khác trên thế giới thì đây là điểm khá điển hình của một bộ phận cộng đồng người Việt tại Mỹ.

Thứ tư, một số đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Họ còn tìm cách liên kết với các lực lượng cực đoan, bảo thủ chống phá Việt Nam và mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Một số tổ chức chống đối trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đã có những hoạt động kiểu vận động hành lang để tác động vào các chính sách không có lợi cho Việt Nam từ Quốc hội Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước. Điển hình là việc Hạ viện bang Virginia thông qua nghị quyết HB2829 cho phép treo cờ ba sọc của chính quyền Sài Gòn cũ tại các cơ sở của người Việt tại Bang. Việc Hạ viên bang Virginia thông qua nghị quyết sai trái trên phần lớn xuất phát từ việc dùng lá phiếu cử tri để gây sức ép của nhóm người Việt chống đối Việt Nam59

. Ngoài ra, các nhóm chống đối cũng đã tìm cách ngăn cản quá trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, thông qua đạo luật về vấn đề tôn giáo, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, hay đạo luật chống bán phá giá cá basa… Một số tổ chức người Việt tại Hoa Kỳ còn chống đối Việt Nam còn thông qua các phương tiện truyền thông, tuyên truyền xuyên tạc về tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam, tuyên truyền sai sự thật về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Thậm chí, một số lớn trong những người này chống chế độ trong nước mãnh liệt, đôi khi trở thành quá khích. Họ thường xuyên biểu tình phản đối chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về tình trạng nhân quyền cũng như bất cứ cá nhân và tổ chức nào mà họ cho rằng có ủng hộ chính quyền Việt Nam.

59

Phạm Thanh Tùng (2008), Hoạt động đối ngoại nhân dân trong quan hệ Việt - Mỹ giai đoạn sau chiến tranh lạnh, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội

Song, có lẽ trong tương lai, sự chống phá của một bộ phận người Việt sẽ không còn nhiều ý nghĩa, nhất là khi Việt Nam đang thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới. Và để yếu tố cộng đồng người Việt tại Mỹ thực sự đóng vai trò tích cực và thành cầu nối của mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, thiết nghĩ, trong nước cần chủ động thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết 36NQ-TW của Bộ Chính trị (2004) về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, phải đặc biệt phải chú trọng đến thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt bởi họ mới thực sự là tiềm năng và động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong tương lai.

Tóm lại, có thể khẳng định những mặt còn hạn chế của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã trở thành những nhân tố gây khó khăn và cản trở đến mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và tới chính cuộc sống của cộng đồng tại Hoa Kỳ như: tính liên kết cộng đồng còn yếu, sự gắn bó giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng chưa cao; còn thiếu các biện pháp duy trì, phát triển truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc như việc giữ gìn tiếng Việt và bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ. Rõ ràng là sự đóng góp của cộng đồng kiều bào Việt Nam tại Hoa Kỳ đối với công cuộc xây dựng đất nước, nhất là của đội ngũ trí thức còn chưa tưng xứng với tiềm năng. Đặc biệt đáng lưu ý là sự cản phá, chống lại đất nước của một bộ phận người Việt còn mang tư tưởng hận thù trong quá khứ.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 67)