Trên lĩnh vực kinh tế đầu tư, viện trợ nhân đạo

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 53)

6. Bố cục của luận văn

2.2.2.Trên lĩnh vực kinh tế đầu tư, viện trợ nhân đạo

Thứ nhất, đối với nước Mỹ, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã đạt được những thành tích đáng kể và đóng vai trò nhất định trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư ở Mỹ. Khoảng hơn ba thập kỷ trước, những người Việt mới đến Mỹ không có nhiều tiền và tài sản, nhưng họ đã xây dựng được một mạng lưới thương mại nối hai thành phố lớn của Quận Cam (Orange County), California là Westminster và Garden Grove. Ngày nay tại hai thành phố này có đến 150.000 người Mỹ gốc Việt và đặc biệt có không dưới 5.000 doanh nghiệp của người Việt, đã và đang tạo nên công ăn việc làm cũng như tài sản cho hàng chục ngàn người, trong cộng đồng đã xuất hiện nhiều, chứ không phải một tỉ phú. Trước đây vẫn chưa có ngân hàng nào do người Việt làm chủ tại Little Saigon (Sài Gòn Nhỏ), do đó, nhu cầu về ngân hàng của các công ty người Việt chủ yếu do các ngân hàng lớn như Bank of America và Wells Fargo, hoặc các ngân hàng của người Hoa hoặc người Triều Tiên đáp ứng nhu cầu. Nhưng đến năm 2006, hai nhà băng của các nhà đầu tư và chủ là người Việt đã ra đời. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp của người Việt tại Mỹ làm ăn ngày một phát đạt tại đây và tạo dựng mối quan hệ kinh tế ngày càng gắn bó với khu vực doanh nghiệp ngày một nở rộ ở Việt Nam. Ngân hàng của người Mỹ gốc Việt đầu tiên chính thức mở ra hồi tháng 5 năm 2006 với tổng số vốn huy động hơn 11 triệu USD31

.

Theo thống kế năm 2005 của Uỷ ban Cố vấn của Tổng thống Mỹ về người Mỹ gốc Châu Á - Thái Bình Dương với gần 1,5 người Mỹ gốc Việt trong tổng số gần 300 triệu dân Mỹ, về kinh tế, thu nhập bình quân tính theo đầu người của Mỹ là 25.000 đô la Mỹ và riêng người Mỹ gốc Việt là 21.000 đô la Mỹ. Với những con số này, người gốc Việt đóng góp khoảng 31.5 tỷ đô la Mỹ cho nền kinh tế Mỹ trong năm 200532

.

31

Trần Kiên, Sức sống mới gắn kết Mỹ với Việt Nam, http://vietnamnet.vn/thegioi/vn_tg/2006/01/534699/, tải về ngày 25/05/2009

32

Thông tấn xã Việt Nam (2007), Những đóng góp to lớn của cộng đồng Việt tại Mỹ, đăng trên:

Đây là con số rất lớn, có thể tương đương với tổng thu nhập của nền kinh tế một quốc gia nhỏ.

Thứ hai, đối với Việt Nam, trong lĩnh vực kinh tế - đầu tư, ngày càng có nhiều Việt kiều ở Mỹ hăng hái thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh về quê hương Việt Nam. Cộng đồng người Việt ở Mỹ nói riêng và ở nước ngoài nói chung, đặc biệt là các doanh nhân người Việt đã và đang thực hiện đầu tư kinh doanh chủ yếu trên các lĩnh vực chính như công nghiệp và dịch vụ tại các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí và mức sống cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Khành Hòa, Đồng Nai. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu vì đầu tư vào các tỉnh này sẽ giúp nhà đầu tư giảm bớt được chi phí sản xuất, có dung lượng thị trường lớn nên thuận lợi trong khẩu tiêu thụ sản phẩm và phù hợp với xu thế đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian qua. Nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài chủ yếu có xuất xứ từ các quốc gia có nền kinh tế cũng như mức thu nhập dồi dào, đồng thời có nhiều người Việt Nam sinh sống như Hoa Kỳ (đăng ký 60,4 triệu USD), Nga (đăng ký 54,6 triệu USD, Thụy Sỹ (50 triệu USD), từ các nước Pháp, Úc, Bỉ khoảng 20 triệu USD. Năm 2003, các dự án đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,2 triệu USD33. Kết quả đầu tư của kiều bào cùng với đầu tư của nước ngoài nói chung đã góp phần bổ sung nguồn vốn, tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế đất nước. Mặt khác, thông qua đầu tư nói trên, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên… được khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả. Với vị trí vừa có kiến thức thị trường nước ngoài, vừa am hiểu tình hình, phong tục, tập quán trong nước và có lợi thế về ngôn ngữ, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã phát huy tốt vai trò môi giới, xúc tiến đầu tư, đưa các công ty, các hãng lớn của nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh tế - đầu tư, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ lại đóng vai trò là cầu nối quan trọng trong tiến trình phát triển các mối quan hệ kinh tế và đầu tư giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhiều kiều bào làm chuyên gia tư vấn về pháp luật và chính sách, trực tiếp đầu tư, hợp tác kinh doanh, nghiên cứu khoa học

33

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đăng trên: http://vietnamembassy.org.ar/9.3.vn_tinhhinh.php, tải về ngày 14/05/2009

hoặc làm cầu nối cho các tổ chức kinh tế, khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ vào làm ăn với Việt Nam và ngược lại để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Đến nay, đã có hơn 400 doanh nghiệp của Việt kiều Hoa Kỳ đăng ký đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước với số vốn 750 tỷ đồng và 20 dự án đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với tổng số vốn khoảng 85 triệu USD34

.

Thứ ba, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ là cầu nối thương mại đưa hàng hóa Việt Nam vào trị trường Mỹ. Thị trường Mỹ là thị trường có sức mua cao nhưng luôn diễn ra cạnh tranh gay gắt, các quy định bảo vệ người tiêu dùng rất nghiêm ngặt và hệ thống pháp luật phức tạp. Việc đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ là mong ước của hầu hết các nhà sản xuất trong nước, song chưa bao giờ là một điều dễ thực hiện. Nhưng những doanh nhân người Việt ở Mỹ, với kinh nghiệm và cách đi riêng, chính là đầu mối rất tốt để các doanh nghiệp Việt Nam phân phối hàng cho người tiêu dùng tại đây. Đồng thời, người Việt tại Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống phân phối hàng hóa tại thị trường tiềm năng này, bởi việc sử dụng tư vấn là người Mỹ không cho độ an toàn và niềm tin ban đầu cao bằng việc sử dụng chính thức các tư vấn là người Việt tại đây. Để hậu thuẫn doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, các doanh nghiệp trong nước đã bắt tay với kiều bào. Đây là một phương thức hay, đã cho thấy hiệu quả rõ rệt nhưng chưa được khai thác đầy đủ. Với hơn 1,5 triệu Việt kiều (trong tổng số khoảng 3 triệu kiều bào), hơn 5 nghìn doanh nghiệp Việt kiều tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn của Mỹ rất phù hợp với điểm đến của hàng Việt Nam. Điều quan trọng hơn bà con Việt kiều có kinh nghiệm làm ăn ở thị trường có dung lượng 1300 tỷ USD nhập khẩu này, thông thạo luật pháp Mỹ, đánh giá đúng mức điểm yếu và lợi thế của hàng hóa, doanh nghiệp Việt Nam. Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu hàng hóa qua mạng lưới tiêu thụ của Việt kiều. Sự hợp tác giữa hai bên còn mở rộng ra trên các lĩnh vực tư vấn về pháp luật, lựa chọn khách hàng, công nghệ, thủ tục hải quan, quảng bá hàng hóa, gia công hàng

34

Nguyễn Phú Bình, Cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ - cầu nối quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt - Mỹ, đăng trên:

http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Nguoi-Viet-o-nuoc-ngoai/Tin-cong-dong/2005/07/1E385F75/, tải về ngày 03/11/2008

hóa… Kết quả của sự hợp tác trong đưa hàng hóa Việt Nam vào Mỹ thật đáng khích lệ35. Một doanh nhân Việt Kiều Mỹ tiêu biểu có thể kể đến đó là ông Trịnh Việt Trung, sáng lập Công ty Nhóm Tài nguyên Việt Nam, chuyên tư vấn thương mại và đầu tư cho các công ty Mỹ nhỏ và vừa muốn tìm hiểu và làm ăn với Việt Nam, và Phòng Thương mại Mỹ - Việt – mạng lưới các công ty Mỹ và Việt kiều nhằm giúp nhau các thông tin cần thiết trong việc tìm đối tác Việt Nam. Ông Trung được mệnh danh là “người làm cầu nối giao thương Mỹ - Việt”.

Thứ tư, cộng đồng hiện đang đóng vai trò là nguồn cung cấp kiều hối quan trọng cho đất nước. Kiều hối được đánh giá là nguồn ngoại tệ quan trọng hơn cả vốn đầu tư nước ngoài và tiền tài trợ ODA, vì không phải trả lãi, trả thuế nhiều. Theo dự đoán, lượng kiều hối từ Mỹ nói riêng (chiếm khoảng 65-70% tổng số kiều hối), từ các nước khác có người Việt sinh sống nói chung sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới nhờ chương trình xuất khẩu lao động của Việt Nam. Ngược dòng thời gian vào năm 1994 – sau khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận Việt Nam và chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm sau, thì số lượng kiều hối đã tăng mạnh mẽ từ 170 triệu USD vào năm 1994 lên gần 500 triệu USD vào năm 1995 và tiếp tục tăng đáng kể trong những năm gần đây. Theo ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, kể từ năm 2000, lượng kiều hối về Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD; 2001 đạt 1,5 tỷ USD; 2002 đạt hơn 2 tỷ USD; năm 2003 đạt 2,6 tỷ USD và 2004 đạt 3,8 tỷ USD36

. Như vậy chúng ta thấy, chỉ riêng số thu kiều hối năm 2004 đã lớn hơn tổng kim ngạch nguồn vốn ODA được cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, năm 2005 số vốn tài trợ ODA khoảng 3,44 tỷ USD. Kiều hối ngày càng tăng đã trở thành một động lực quan trọng phát triểu kinh tế đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, việc hàng năm thu hút được một lượng kiều hối lớn là điều rất có ý nghĩa, góp phần tăng khả năng tích lũy ngoại tệ và điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Đối với người dân trong nước, kiều hối góp phần tăng thu nhập, tạo thêm nhiều công ăn, việc

35

Vĩnh Nguyên, Hợp lực giữa doanh nghiệp trong nước và Việt kiều để đưa hàng vào Mỹ,Tạp chí Thương mại, số 25/2005, tr 2

36

Lương Hoàng Hưng (2007), Kiều hối, “nội lực” đầu tư?đăng trên http://www.emotino.com/m.php?p=16114,, tải về ngày 05/08/2010

làm, góp phần cải thiện đời sống cho một bộ phân dân cư. So với tổng số tiền đầu tư nước ngoài vào nước ta năm 2006 vừa qua là khoảng 10 tỷ USD thì số tiền kiều hối chuyển về nước ta là 5,2 tỷ USD là một con số rất lớn, quan trọng góp phần phát triển xây dựng đất nước. Có thể khẳng định rằng chính sách kiều hối trong thời gian qua đã đúng hướng, khuyến khích người Việt Nam gửi tiền về nước. Đây là nguồn ngoại tệ tiềm năng cần phải tiếp tục khai thác một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Thứ năm, cộng đồng hiện đã và đang đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực từ thiện và trợ giúp nhân đạo. Đầu những năm 1990 số Việt kiều Mỹ về thăm quê hương bắt đầu gia tăng. Họ trở về và mang theo tiền và hàng hoá quyên góp được tài trợ cho các gia đình, các trung tâm bảo trợ xã hội và cộng đồng, đầu tư cho các hộ gia đình muốn phát triển kinh tế. Nhưng ở thời điểm đó, rất ít kênh tiếp nhận được mở ra để sử dụng nguồn tài trợ này. Năm 1995 sau khi Mỹ và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao. Số lượng Việt kiều Mỹ trở về thăm Việt Nam cũng như sống và làm việc nhiều hơn, họ trở về và bắt đầu làm việc trực tiếp với các tổ chức nhân đạo, từ thiện của địa phương. Chúng ta có thể chỉ ra hàng trăm các ví dụ về các hoạt động từ thiện như vậy. Một Việt kiều trẻ từ Los Angeles đã thành lập một ngôi trường nhỏ để dạy tiếng Anh và toán học cho trẻ em37. Một Việt kiều khác đến từ Colorado, cô Bình Nguyễn đã thăm một nhóm các ni cô đang chăm sóc những em trẻ mồ côi ở miền nam trong chuyến trở về Việt Nam đầu tiên của mình. Ba năm sau, cô đã chi hơn 7.000 USD tiền của mình và quyên góp thêm được 14.000 USD để ủng hộ cho trẻ mồ côi. Cô cũng đã thành lập một phòng khám miễn phí để giúp người nghèo ở Sài Gòn... Phòng khám tư được mở nhờ việc bán 2.800 ổ bánh mỳ trứng trong một lễ hội ẩm thực địa phương được tổ chức hàng năm. Các khoản quyên góp khác cũng đã được huy động thông qua sự giới thiệu của nhà thờ. Chính phủ Việt Nam rất hoan nghênh những đóng góp của cô38. Đây chỉ là hành động của cá nhân, tuy nhiên các hoạt động từ thiện của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ bắt đầu diễn ra dưới hình thức tập thể thực sự chỉ bắt đầu sau sự kiện cơn bão Linda đổ bộ vào Việt Nam cuối năm 1997 làm thiệt mạng 3.700 người và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37

Lamb, David, Viet Kieu, A Bridge Between the Two Worlds, Los Angles Times, 4 November, 1997 38

Champion for the “Dust of Life”; Vietnam Expatriate Adopts Orphanage in Former Homeland, The Denver Post, 19 March 1996

phá huỷ khoảng 100.000 ngôi nhà, nhiều làng mạc và làm cho hàng ngàn người mất nhà cửa. Cơn bão thực sự đã mang từng cá nhân trong cộng đồng sát lại gần nhau. Cộng đồng người Việt tại Los Angeles, Hoa Kỳ đã quyên góp được 155.000 USD cho nạn nhân của bão Linda thông qua Hội Chữ thập đỏ Quốc tế. Cộng đồng ở San Jose và Houston cũng lên kế hoạch quyên góp khoảng ít nhất 500.000 USD cho các nạn nhân. Trong những năm tiếp theo, nhiều cá nhân và gia đình Việt Kiều Mỹ tiếp tục gửi tiền cho các tổ chức từ thiện và các tổ chức nhân đạo. Việc gửi tiền và nhận tài trợ từ cộng đồng được tổ chức tốt hơn, tham vọng hơn, thông qua các tổ chức ở Mỹ và Việt Nam - các tổ chức phi chính phủ của người Mỹ gốc Việt, cũng như các tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước đang muốn giúp đỡ cho Việt Nam. Bên cạnh đó, cộng đồng người Mỹ gốc Việt và cộng đồng doanh nghiệp của Việt kiều Mỹ đang hoạt động ở Việt Nam – chủ yếu ở miền nam – cũng thúc đẩy các hoạt động từ thiện, nhờ những chính sách thân thiện của chính phủ và sự sẵn có của các nguồn lực địa phương để trợ giúp39. “Những đóng góp của Việt Kiều đang bắt đầu được đa dạng hóa thông qua các chương trình xã hội như cứu trợ cho nạn nhân bị thiên tai, lũ lụt, học bổng, hỗ trợ nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, cho các gia đình liệt sỹ và bà mẹ Việt Nam anh hùng”40. Số tiền do cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung, ở Mỹ nói riêng gửi về nước giúp đỡ đồng bào các vùng bị lũ lụt, thiên tai... ngày càng nhiều. Hàng trăm triệu đồng đã được cộng đồng người Việt ở Mỹ quyên góp trong “ngày vì người nghèo” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động. Báo chí Mỹ và Việt Nam bắt đầu đưa tin về rất nhiều các ví dụ, thông qua nhiều kênh khác nhau, về sự hỗ trợ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho Việt Nam.

Năm 2003, nhiều người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai ở Houston đã thành lập tổ chức Sunflower Mission nhằm giúp đỡ xây dựng trường học ở Đồng bằng sông Cửu Long, với nỗ lực ban đầu nhằm xây dựng hai trường học và dự định sẽ “huy động 1 triệu USD và xây dựng 100 trường trong vòng năm năm tới”41. Một trong các ví dụ về

39

Anh Minh, State President calls for Viet Kieu’s Further Investment, Saigon Times Daily, 16 January 2004 40

A Vast Potential Still Remains, Vietnam Economy, 15 July, 2003 41

Edward Hegstrom, An American Tradition, Exiles Raise Fund for School in Việt Nam, Houston Chronicle, 17

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 53)