Chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với cộng đồng người Việt

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 38)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1.Chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với cộng đồng người Việt

nước ngoài

Trước hết phải khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam không có chính sách riêng đối với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ mà chỉ có chính sách chung đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Thực tế, vấn đề “Việt Kiều” hay “Người Việt Nam ở nước ngoài” đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm từ lâu, bởi vì họ là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đã có Ban Việt kiều Trung ương (ngày nay là Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài), có Tạp chí Quê Hương, có chương trình VTV4, có những chương trình phát thanh “dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”… Tuy nhiên, tiêu điểm cho chính sách của Việt Nam đối với kiều bào phải kể đến Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc: lấy mục tiêu giữ vững độc lập thống nhất Tổ quốc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, làm điều tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần, giai cấp, xây dựng tinh thần cởi mở, hướng tới tương lai.

Trong những năm qua, Nhà nước đã rất chú trọng đến người Việt Nam ở nước ngoài, như ban hành Luật Đất đai sửa đổi, nghị định về phát hành công trái, về hành nghề y, dược tư nhân, quy chế khu công nghệ cao, quy chế khu kinh tế mở Chu Lai, quy định của Bộ Tài chính về ty lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài.

Gần đây nhất là Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, công bố ngày 26/03/2004. Đây là văn kiện hết sức quan trọng thể hiện quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam về cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong công cuộc xây dựng đất nước và hội nhập quốc tế của toàn thể dân tộc Việt Nam, là một biểu hiện cao cả của tinh thần hòa giải dân tộc. Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết đã khẳng định: “Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước ta với các nước. Nhà nước có trách nhiệm thảo luận với các nước hữu quan về khuôn khổ pháp lý để đồng bào ổn định cuộc sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo luật pháp, công ước và thông lệ quốc tế”.

Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa nước bà con đang sinh sống ở nước ngoài với nước nhà, tuỳ theo điều kiện và khả năng của mỗi người góp phần xây dựng quê hương đất nước, chủ động đấu tranh với các biểu hiện cố tình đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc24

.

Nói về việc bà con Việt Nam ở nước ngoài được hưởng lợi gì từ chính sách của Nhà nước Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho rằng chương trình hành động của Chính phủ trong chính sách đối với kiều bào nhằm: (1) Đưa ra các biện pháp, chính sách tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, hội nhập vào đới sống xã hội nước sở tại; (2) Tạo điều kiện thuận lợi cho

24

người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó hơn nữa với quê hương đất nước; (3) Phát huy tiềm năng tri thức, tiềm năng trong hợp tác kinh tế, đầu tư, kinh doanh của người Việt Nam nước ngoài...

Trong từng lĩnh vực cụ thể, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cũng như đáp ứng nguyện vọng của người Việt Nam ở nước ngoài. Cụ thể là, đối với kiều bào muốn về thăm thân nhân, thăm quê hương và hồi hương về Việt nam sinh sống, ngày 17/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Quy chế miễn thị thực cho người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài. Quy chế này được áp dụng kể từ ngàu 01/9/2007. Quy chế mang một số nội dung như sau:

Đối tượng miễn thị thực là người Việt Nam (gồm người có quốc tịch Việt Nam và gốc Việt Nam), mang hộ chiếu nước ngoài còn giá trị, nhập cảnh Việt Nam tạm trú trong thời gian 90 ngày và người nước ngoài là thân nhân của người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài.

Điều kiện miễn thị thực là hộ chiều phải còn giá trị ít nhất là 6 tháng, có Giấy xác nhận miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và không thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam” theo quy định của pháp luật. Giấy xác nhận miễn thị thực có giá trị đến 5 năm, được dùng để xuất nhập cảnh nhiều lần. Ngoài ra, người Việt Nam ở nước ngoại sẽ điều kiện để hồi hương về Việt Nam sinh sống nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Về đầu tư,Nhà nước ta bảo hộ, khuyến khích, đối xử bình đẳng, và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội trên lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật Việt Nam.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trực tiếp về Việt Nam có quyền lựa chọn theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc Luật khuyến khích đầu tư trong nước, nhưng mỗi dự án đầu tư chỉ áp dụng một trong hai luật đó. Nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Việt kiều) đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước nếu nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thì sẽ được hưởng các biện pháp ưu đãi và miễn giảm thuế như các nhà

đầu tư trong nước. Dự án đầu tư theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được xem xét hưởng các ưu đãi đầu tư như sau:

Tiền sử dụng đất; thuế sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiêp; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập bổ sung (nếu có); thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc để tại tài sản cố định;

Thuế thu nhập cá nhân (đối với nhà đầu tư là cá nhân góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, của Quỹ hỗ trợ đầu tư, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu... );

Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét hỗ trợ đầu tư theo pháp luật về đầu tư phát triển;

Người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về trong nước theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ngoài việc hưởng những ưu đãi chung đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định trong các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, còn được giảm 20% số thuế lợi tức trừ trường hợp đã được hưởng mức thuế suất 10% lợi nhuận.

Về thông tin tuyên truyền và văn hoà, Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến các nhu cầu về thông tin văn hoá của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và trong nhiều năm qua đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin rất lớn và đa dạng của cộng đồng, giúp cộng đồng hiểu đúng tình hình trong nước, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; động viên kiều bào vượt qua khó khăn, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là duy trì và bảo tồn tiếng Việt; tạo hiểu biết, lòng tin giữa cộng đồng trong và ngoài nước; vận động bà con hướng về Tổ quốc, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Một số chính sách cụ thể đã được xây dựng và triển khai như:

Ngày 27/10/1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 210/1999/QĐ-TTg về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài gắn bó chặt chẽ với quê hương, làm cơ sở để xây dựng và triển khai các chính sách mới và các biện pháp có hiệu quả trong công tác thông tin, văn hoá phục vụ cộng đồng nhằm làm chuyển biến dư luận, đáp ứng nhu cầu thông tin, văn hoá của cộng đồng.

Ngày 22/12/2001 liên Bộ Tài chính, Ban Vật giá Chính phủ, Bộ Văn hóa Thông tin và Bộ Ngoại giao ban hành Thông tư liên tịch 103/2001/TTLT-BTC-BVGCP- BVHTT-BNG về việc thực hiện trợ giá đối với cước vận chuyển phim ảnh, sách báo, văn hóa phẩm, ấn phẩm tuyên truyền quảng bá cho du lịch, các tài liệu tuyên truyền cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, trợ giá vé máy bay cho các đoàn nghệ thuật trong nước đi biểu diễn phục vụ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Ngày 30/10/2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 990/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ hỗ trợ, vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao. Một số nội dung hoạt động quan trọng của Quỹ là hỗ trợ cho các hoạt động thông tin, văn hóa của cộng đồng như: hỗ trợ các dự án dạy và học tiếng Việt, hỗ trợ các dự án hoạt động giao lưu về nguồn như Gặp mặt mừng Xuân (Tết Việt Kiều), mời Đoàn đại biểu kiều bào có công về thăm đất nước và tham dự các hoạt động kỷ niệm quốc khánh, tham dự Quốc lễ giỗ tổ Hùng Vương, hỗ trợ kinh phí tổ chức Trại hè Việt Nam, hỗ trợ kinh phí mời các nhà khoa học, doanh nhân kiều bào về nước làm việc, hợp tác...

Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cũng đề cập đến nội dung yêu cầu đổi mới mạnh mẽ và toàn diện công tác thông tin, văn hóa đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài…

Các hình thức chủ yếu để cung cấp thông tin và sản phẩm văn hóa phục cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay được thực hiện chủ yếu thông qua các cơ quan thông tấn báo chí đặc biệt là qua vô tuyến truyền hình (VTV4), Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hàng chục tờ báo điện tử và website chuyên ngành trên mạng internet và một số tờ báo và tạp chí như Nhân Dân, Tạp chí Quê hương, Lao Động, Đại Đoàn Kết, Thanh niên, Báo ảnh Việt Nam; Báo Le Courier du Vietnam; Tạp chí Vietnam Law; Bản dịch tiếng Anh Official Gazette của Công báo v.v...

Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài, thuộc Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Hải quan...

trong việc cung cấp thông tin, ẩn phẩm văn hoá gồm sách báo, phim, ảnh, băng đĩa cho kiều bào; cử đoàn nghệ thuật đi nước ngoài biểu diễn phục vụ kiều bào. Bên cạnh đó, dưới sự chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước, đặc biệt ở những nước có đông người Việt Nam sinh sống ra tập san, bản tin và gửi sách báo tuyên truyền đến các tổ chức và cá nhân kiều bào; nhiều nơi đã có trang web phục vụ công tác thông tin đối ngoại; tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, hội trợ, triển lãm, giao lưu thể thao... thu hút bà con tham gia.

Về hoạt động thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước, xuất phát từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, coi người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời, là nguồn nội lực của dân tộc Việt Nam, Chính phủ và các cơ quan chức năng đang từng bước xây dựng và hoàn thiện các chính sách nhằm thúc đẩy, khuyến khích trí thức kiều bào về nước, tham gia hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển giao chất xám, làm đầu mối thiết lập các mối quan hệ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước với nước ngoài, đưa các thành tựu khoa học tiên tiến, mũi nhọn vào trong nước. Trong khuôn khổ điều kiện đất nước cho phép, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều biện pháp chính sách ưu đãi đối với trí thức kiều bào hợp tác làm việc với trong nước.

Ngoài những chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài nói chung trong các lĩnh vực nhà đất, kiều hối, đầu tư..., Nhà nước đã xây dựng và ban hành chính sách đối với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, thể hiện qua các văn bản sau đây:

Chỉ thị số 280/TTg ngày 12/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận người nước ngoài đến nghiên cứu khoa học và học tập tại Việt Nam (trong đó có người gốc Việt);

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 567/TTg ngày 18/11/1993 về cơ chế sử dụng chuyên gia, tri thức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tư vấn cho cơ quan của Chính phủ trong một số lĩnh vực công tác; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định 210/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, về một số chính sách đối với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc với các cơ quan trong nước;

Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-TCHQ-BNG ngày 21/6/2001 cả Tổng cục Hải quan và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thi thành điều 4 Quyết định 210/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về làm việc với các cơ quan trong nước.

Những văn bản nói trên đã bước đầu tạo ra khuôn khổ pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi để trí thức người Việt Nam ở nước ngoài về nước làm việc thông qua các hình thức hợp tác khác nhau như tư vấn cho các cơ quan trong nước ở trung ương và các địa phương, tham gia giảng dạy, tham gia đề tài nghiên cứu, môi giới đưa chuyên gia nước ngoài vào hợp tác với trong nước; quyên góp học bổng khuyến khích tài năng trẻ; kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh với nhập tiến bộ kỹ thuật; tham gia các chương trình hợp tác quốc tế của Việt Nam. Hàng năm có hàng trăm lượt trí thức kiều bào từ các quốc gia khác nhau được các cơ quan trong nước mời về làm việc trong đó có Việt Kiều từ Mỹ.

Tóm lại, Chính phủ Việt Nam đã và đang tạo điều kiện tốt nhất có thể về phương diện pháp lý đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ nói riêng thông qua việc ban hành hàng loạt các quyết đinh, chỉ thị, quyết định, thông tư… nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về Việt Nam đầu tư, làm việc, sinh sống lâu dài, đóng góp tài năng và trí tuệ của mình học được ở nước ngoài vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Họ cũng đang được thụ hưởng những ưu đãi và sự quan tâm của Chính phủ trong việc tiếp cận với các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền, giáo dục,… để họ luôn cảm thấy gần gũi với quê hương mặc dù họ đang sống ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 38)