6. Bố cục của luận văn
3.4.2. Đa dạng hóa các nội dung hoạt động
Thứ nhất, cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ cần phát huy tình thần dân tộc, lòng yêu nước, cùng chung tay xây dựng đất nước và phải coi đó là mục tiêu chính mà cộng đồng cần làm hiện nay. Trong một cuộc trả lời đối thoại với thanh niên Việt Nam vào tháng 3/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã thẳng thắn đề cập tới tinh thần
đó. Có thể diễn đạt như sau: các bạn (các thanh niên Việt Nam ở trong và ngoài nước) cần có một lý tưởng và lý tưởng đó không có gì hơn là lòng yêu nước. Lý tưởng yêu nước là lý tưởng chung, lý tưởng cao nhất, đẹp nhất. Chính vì thế, cộng đồng kiều bào cần nêu cao lý tưởng đó, cùng chung tay xây dựng đất nước, tổ quốc, quê hương, cội nguồn của mình.
Thứ hai, cộng đồng cần đẩy lùi tâm lý nghi kỵ, hận thù chế độ ra khỏi suy nghĩ của mình. Cộng đồng cũng cần nhận thức rằng chế độ nào mà làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân được quyền tự do phát triển, được học tập, rèn luyện, được làm việc... thì chế độ đó tồn tại và phát triển. Thiết nghĩ sau 35 năm từ ngày kết thúc chiến tranh, mục tiêu đối ngoại được coi là khó khăn nhất đối với Đảng và Nhà nước là đoàn kết cộng đồng người Việt ở nước ngoài mà chủ yếu là người Việt ở Mỹ với cộng đồng người Việt trong nước lại, làm sao có được tiếng nói chung, niềm tin vào chế độ để xây dựng, phát triển đất nước. Việt Nam đã bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ, đã sẵn sàng “gác lại quá khứ, hướng tời tương lai”, cộng đồng người Việt cần phải nêu cao tinh thần đó, cải thù hận, bất đồng thành hợp tác, thành đoàn kết.
Tóm lại, để phát huy tối đa vai trò của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, trước hết bản thân mỗi chính phủ Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cần ý thức được tầm quan trọng của cộng đồng, xây dựng và đưa ra các chính sách thích hợp, thiết thực nhằm tạo điều kiện cho cộng đồng phát huy được vai trò và đóng góp của mình cho đất nước Hoa Kỳ nơi cộng đồng đang sinh sống và sau đó là quê hương Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách quan trọng liên quan đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Tuy nhiên chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn đến việc giải quyết những nguyện vọng, bức xúc của kiều bào, nổi bật nhất là mong muốn được Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng khi họ đang ở nước ngoài cũng như khi nhập cảnh về trong nước. Hệ thống pháp luật, chính sách cần đồng bộ, nhất quán để thể hiện đúng tinh thần coi cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc. Khuyến khích trí thức kiều bào về nước hợp tác và đóng góp bằng những chính sách thực sự cởi
mở, thông thoáng. Đầu tư hỗ trợ nhiều hơn nữa về chính sách, biện pháp, kinh phí để chuyển tải thông tin và các sản phẩm văn hóa nghệ thuật dân tộc ra nước ngoài phục vụ cộng đồng, giúp cộng đồng giữ gìn và phát huy tiếng mẹ đẻ, giữ gìn truyền thống và bản sắc văn hoá Việt trên quê hương thứ hai của mình.
KẾT LUẬN
Hiện nay, đã có khoảng 3 triệu người Việt Nam đang định cư ở trên 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó đông nhất là ở Hoa Kỳ với trên 1,5 triệu người. Chính họ là những người đã tạo nên khái niệm cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, và ở bất cứ nước nào trên thế giới người Việt cũng sinh hoạt trong cộng đồng của mình. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có rất ít các quốc gia có tổng hội người Việt Nam, điển hình như tổng hội người Việt Nam tại Pháp, tại Lào, còn phần lớn người Việt ở nước ngoài sinh hoạt trong các hội người Việt ở các tỉnh hoặc các bang. Ở Hoa Kỳ cũng tương tự như vậy. Hoa Kỳ hiện chưa có tổng hội người Việt. Bà con người Việt chỉ sinh hoạt trong các hội người Việt cấp bang, cấp quận. Trên cơ sở những nội dung đã trình bày ở trên, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét về cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và vai trò của họ đối với mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ như sau:
1. Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là một mối quan hệ có lịch sử lâu dài. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, quan hệ giữa hai nước lại có những đặc điểm riêng. Giai đoạn từ 1975 trở về trước, quan hệ giữa hai nước thể hiện những diễn biến theo chiều hướng bất lợi, đó là những chuyển biến tiêu cực từ thiện chí hợp tác sang tình trạng chiến tranh do chính sách thực dân mới của Hoa Kỳ. Giai đoạn 1975 – 1995 quan hệ giữa hai nước lại diễn biến theo chiều hướng ngược lại, tức là chuyển từ tình trạng thù địch do chính sách bao vây, cấm vận, cô lập của chính quyền Hoa Kỳ đối với nhà nước Việt Nam vào những năm cuối thập niên 1970 và trong suốt thập niên 1980 sang quá trình tiếp xúc, thể hiện thiện chí hợp tác, bãi bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và cuối cùng là bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1995. Giai đoạn 1995 đến nay, quan hệ giữa hai nước bước vào giai đoạn hợp tác và phát triển toàn diện về mọi mặt, trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Hoa Kỳ hiện đã trở thành một trong những đối tác kinh tế lớn quan trọng của Việt Nam.
2. Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ là một cộng đồng trẻ mới được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất trong khoảng 30 năm cuối của thế kỷ trước, đặc biệt là kể
từ sau khi sự kiện sụp đổ của nguỵ quyền Sài Gòn. Chỉ trong khoảng thời gian từ 1975 đến 2000, hàng trăm ngàn người Việt đã được tiếp nhận định cư tại Hoa Kỳ thông qua hàng loạt các chương trình như Chương trình ra đi có trật tự, Chương trình đoàn tụ gia đình, Chương trình đoàn tụ con lai, Chương trình Cơ hội Tái Định cư cho Người Việt Hồi hương… So với các nhóm cộng đồng thiểu số khác, cộng đồng người Việt là một cộng đồng trẻ, năng động, và đại đa số có ý định sẽ định cư ổn định lâu dài tại Mỹ. Tuy nhiên, cộng đồng người Việt ở Mỹ nói chung là cộng đồng phức tạp về thành phần xã hội, xu hướng chính trị, nghề nghiệp, tôn giáo và đặc biệt là bị chi phối, phân hoá bởi sự khác biệt về giai tầng, chính kiến và hoàn cảnh ra đi, khu vực cư trú. Các đặc điểm trên làm cho tính cố kết, gắn bó trong cộng đồng không cao; cộng đồng sinh sống phân tán, sinh hoạt cộng đồng gặp nhiều khó khăn, việc duy trì tiếng Việt và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống cho thế hệ những người Việt trẻ ở Mỹ, một đất nước điển hình của lối sống phương tây, đang là một thách thức lớn đối với tương lai của cộng đồng.
3. So với các cộng đồng người Việt Nam ở nhiều nước khác trên thế giới, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ được coi là một cộng đồng thành công và có những đóng góp nhất định cho Hoa Kỳ, cho Việt Nam và đặc biệt là cho mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Mọi lĩnh vực như kinh tế - đầu tư, văn hóa – xã hội, giáo dục, khoa học – kỹ thuật người Việt đều đã có những cá nhân xuất sắc, là niềm tự hào của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Bà con Việt kiều ngày càng có vai trò quan trọng đối với đất nước không chỉ vì họ có tiền gửi về cho gia đình, người thân và đầu tư trong nước, mà điều quan trọng hơn là tinh thần yêu nước và ý thức xây dựng Tổ quốc của họ ngày càng cao. Họ đã và đang trở về không chỉ để thăm gia đình mà còn cống hiến cho đất nước theo nhiều cách khác nhau. Đến nay, đã có hàng trăm doanh nghiệp của kiều bào Hoa Kỳ đăng ký đầu tư và hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Một số khác tham gia vào các hoạt động khoa học, giáo dục, nhân đạo, chăm sóc sức khỏe hoặc phân phối viện trợ cho nhân dân ở những nơi và những lúc gặp khó khăn. Họ ngày càng tăng cường ủng hộ tích cực cho mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trên đà phát triển. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người Việt định cư tại Mỹ
tham gia vào các hoạt động chính trị dòng chính. Nhiều người trong số họ công khai ủng hộ Việt Nam, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, đấu tranh chống lại những việc làm sai trái của nhóm chống đối, tích cực vận động chính phủ Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam, ủng hộ bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như việc ký kết hiệp định thương mại giữa hai nước.
4. Cộng đồng đã và đang đóng vai trò là cầu nối giúp nhân dân Hoa Kỳ có thể hiểu thêm về đời sống, lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, luật pháp của Việt Nam. Đồng thời thông qua cộng đồng, đồng bào trong nước hiểu hơn về đời sống, lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, luật pháp Hoa Kỳ. Nhiều kiều bào đã làm chuyên gia tư vấn về luật pháp và chính sách, đầu tư trực tiếp, hợp tác kinh doanh, nghiên cứu khoa học hoặc làm cầu nối để các tổ chức kinh tế, khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ vào làm ăn với Việt Nam, và ngược lại để các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.
5. Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ vẫn còn những hạn chế về trình độ học vấn và ngoại ngữ, tỉ lệ nghèo đói cao và mức thu nhập thấp, khả năng hội nhập chậm so với các cộng đồng người gốc Á khác tại Mỹ. Một số nhóm còn mang tư tưởng hận thù, chống phá đất nước và phản đối việc bình thường hóa và phát triển mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Các hoạt động của các nhóm này có tác động và ảnh hưởng nhất định đến quan hệ hai nước.
6. Việt Nam luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam và khẳng định tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ còn lớn hơn nhiều so với những đóng góp hiện nay cho đất nước và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nhận thức được điều đó, trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết, trong đó tiêu biểu nhất là Nghị quyết 36/NQ-TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài - một nghị quyết có tác động rất lớn đến cộng đồng, rà soát, sửa đổi và ban hành mới các chính sách theo hướng ngày một thuận lợi hơn cho bà còn kiều bào, đặc biệt là trí thức, doanh nhân, nhà đầu tư kiều bào về hợp tác với trong nước. Các chính sách này thực sự đã tác động không nhỏ đến cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ.
7. Hoa Kỳ là quốc gia có số lượng người Việt sinh sống đông nhất bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Do những nhân tố lịch sử, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nhận được nhiều ưu đãi về chính sách từ phía chính phủ Hoa Kỳ qua các thời kỳ, đặc biệt là các chính sách về nhập cư, di tản và nhập quốc tịch. Bên cạnh đó, cộng đồng còn được tạo điều kiện để duy trì và phát triển ngôn ngữ, văn hóa truyền thống của Việt Nam, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và giao lưu khác và nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ phía chính quyền các cấp của Hoa Kỳ trong việc đầu tư sản xuất và kinh doanh.
8. Thực tế đã khẳng định, trong qúa trình phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, bên cạnh những nỗ lực của chính phủ hai nước còn có sự đóng góp rất quan trọng của nhiều tổ chức và cá nhân của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đang ngày càng trưởng thành, lớn hơn về chất và gắn bó hơn với quê hương, đất nước và có ảnh hưởng quan trọng đối với mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Khó có thể có mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tốt đẹp khi mà quan hệ với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ lại chưa tốt. Vì vậy, hy vọng với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua việc hoàn thiện hơn nữa hệ thống chính sách, tăng cường công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền, vận động cộng đồng nhằm nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của cộng đồng về quê hương, những tiềm năng của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sẽ ngày càng được phát huy, góp phần tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước, cho mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng bền chặt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Quỳnh Anh (2007), Nhiều người Việt ở Mỹ đời sống vẫn khó khăn, đăng trên:
http://toquoc.gov.vn/vietnam/viewNew.asp?newsId=23240&topicId=0&zoneId =21, tải về ngày 03/11/2008.
2. Đỗ Tăng Bí (2005), Dòng Nhập Cư Vào Hoa Kỳ Của Người Việt Nam, đăng trên:
http://www.wright.edu/~tdung/NguoiVietNhapCu.pdf, tải về ngày 16/09/2008.
3. Nguyễn Phú Bình (2005), Cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ - cầu nối quan trọng trong tiến trình phát triển quan hệ Việt - Mỹ, đăng trên:
http://quehuongonline.vn/VietNam/Home/Uy-ban-Nha-nuoc-ve-nguoi-Viet-Nam- o-nuoc-ngoai/Bai-viet%2C-tra-loi-phong-van-/2005/06/1E290E8D/ ,tải về ngày 20/05/2007.
4. Nguyễn Phú Bình (2006), Huy động nguồn lực của kiều bào cho sự nghiệp phát triển đất nước, đăng trên: http://qu ehuon go nline.vn/ Viet Nam/ Home /Uy- ban-Nh a-nu oc-ve -ngu oi- Viet-N am-o -nu oc-ngo ai/B ai-vi et %2 C-tr a- loi-ph ong- van-/2006/11/246B3A9D/, tải về ngày 29/03/2007.
5. Bộ Ngoại giao (2005), Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đăng trên:
http://vietnamembassy.org.ar/9.3.vn_tinhhinh.php, tải về ngày 14/05/2009.
6. Bộ Ngoại giao (2009), Hỏi – đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Cát, Lê Thu Hằng (1995), “Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Mỹ: thuận lợi và khó khăn”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 4.
8. Lê Thảo Chi (2007), Di sản chiến dịch Babylift, đăng trên Báo Người Lao động Online: http://nld.com.vn/187748P1006C1009/di-san-chien-dich-babylift.htm
9. Phạm Đỗ Chí, Phạm Quang Diệu (2005), Tiềm năng kinh tế người Việt ở hải ngoại, đăng trên http://hoithao.viet-studies.info/2005_ChiDieu_2.pdf, tải về ngày 12/07/2008.
10. Nguyễn Ngọc Chính (2010), Những người Việt thành đạt tại Mỹ, Tạp chí Việt Mỹ, số 33 -2010.
11. Xuân Danh (2004), Cộng đồng người Việt là sức khỏe của mối quan hệ Việt – Mỹ, Phỏng vấn bà Tôn Nữ Thị Ninh, Báo Thanh niên, ngày 25/12/2004.
12. Xuân Danh (2006), Tôi sẽ kể với người Mỹ về một Việt Nam năng động và đầy sức sống, Phỏng vấn bà Codoleezza Rice, Báo Thanh niên, đăng trên:
http://www.thanhnien.com.vn/2006/Pages/200646/170512.aspx, tải về ngày 14/03/2007.
13. Kim Dung (2005), Đầu tư của Việt Kiều - những tín hiệu vui, Tạp chí Tài chính - Ngân hàng, số 272 – 2005.
14. Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Người Việt Nam ở nước ngoài, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Trần Trọng Đăng Đàn (2005), Người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ có Việt Kiều, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Trần Văn Đạt (__), Nhân lực và trí tuệ Việt Nam ở hải ngoại, đăng trên
http://www.petruskylhp.org/trituevn.htm tải về ngày 05/11/2008.