6. Bố cục của luận văn
2.1.2. Chính sách của chính phủ Hoa Kỳ đối với cộng đồng người Việt ở Hoa
Năm 1975, trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Hoa Kỳ đã có những động thái và chính sách hậu chiến: di tản những người Việt từng làm việc cho ngụy quyền Sài Gòn và cho Mỹ sang định cư tại Hoa Kỳ. Đầu tháng 4/1975, tổng thống Hoa Kỳ, Gerald Ford đã ban hành một chiến dịch được gọi là chương trình “Operation Baby Lift” nhằm đưa trẻ mồ côi Việt Nam từ Sài Gòn sang
Hoa Kỳ và một số nước khác, theo yêu cầu của nhiều tổ chức Công giáo ở Mỹ. Bắt đầu từ ngày 4/4 cho đến ngày 19/4/1975, với 30 chuyến bay được thực hiện, Babylift đã mang được khoảng 2.000 em, chủ yếu là trẻ mồ côi đến Mỹ25
. Sau đó, các em được các gia đình đón nhận làm con nuôi, và nay hầu hết tất cả trở thành những người đang đóng góp nhiều lợi ích cho xã hội Hoa Kỳ.
Những ngày cuối tháng 4/1975, trước sự sụp đổ không tránh khỏi của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Hoa Kỳ tiến hành hàng loạt những đợt di rời khỏi Việt Nam cho nhân viên và gia đình các sứ quán, công ty ngoại quốc cũng như những người Việt được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh bảo trợ. Ngày 29/04/1975, Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lệnh khởi động chiến dịch “Operation Frequent Wind” (chiến dịch di tản người Mỹ và người Việt Nam từ Sài Gòn ra Hạm đội 7 ngoài biển Ðông) để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Mỹ và cả những người Việt đã từng cộng tác hay liên hệ với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam. Chiến dịch chỉ kéo dài từ 03h30 chiều ngày 29/04 và chấm dứt vào đúng 21h00 ngày 30/04/1975 khi người lính Mỹ cuối cùng được trực thăng bốc khỏi Sài Gòn và trụ sở của Phái bộ Quân sự Hoa Kỳ (Defence Attachés Offfice - DAO) nhưng theo tài liệu được Hoa Kỳ công bố, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn và DAO đã di tản được 7.014 người trong khuôn khổ của chiến dịch Operation Frequent Wind26. Đây có thể được coi là những chiến dịch di tản đầu tiên của chính quyền Mỹ có liên quan đến việc đưa người Việt đến Hoa Kỳ định cư.
Sau khi miền nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, chính quyền Hoa Kỳ, song song với việc tiếp tục triển khai các chính sách thù địch và các hoạt động bao vây, cô lập, gây khó khăn và cấm vận chống một nhà nước Việt Nam độc lập, thống nhất, có chủ quyền (xem thêm phần 2.1.2), đã tiến hành hàng loạt các chính sách thời hậu chiến dành cho gia đình, người thân của các cựu quân nhân, sỹ quan, viên chức từng làm việc cho chính quyền Việt Nam cộng hòa, tù nhân chính trị…, nhằm trợ giúp họ di
25
Lê Thảo Chi (2007), Di sản chiến dịch Babylift, đăng trên Báo Người Lao động Online:
http://nld.com.vn/187748P1006C1009/di-san-chien-dich-babylift.htm
26
Mường Giang (2010), Ba mươi lăm năm trước (4/1975 – 4/2010) Hoa Kỳ chạy trốn khỏi Việt Nam trên mái nhà Sài Gòn,
tản như cho nhập quốc tịch những người “tị nạn” (Đạo luật tị nạn năm 1980), thực hiện một loạt các chương trình nhập cư như ODP, HO, RVOR nhằm tạo điều kiện cho người Việt Nam được đến định cư tại Hoa Kỳ.
Chương trình Ra đi có Trật tự (Orderly Departure Program - ODP) được thiết lập năm 1979 giữa Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn và Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý cho người Việt Nam đi định cư ở nước ngoài. Chính phủ Mỹ ủng hộ và tiếp nhận các đơn xin định cư theo ODP từ các thành phần như vợ/chồng, con hoặc cha/mẹ của công dân Mỹ, những người đã từng làm việc cho chính quyền Mỹ, tù nhân chính trị và những thành phần khác đã từng phải đi các trại cải tạo, những người Mỹ gốc Á và người thân của họ.
Đạo luật tị nạn (Refugee Act of 1980) được Quốc hội Mỹ thông qua dưới thời Tổng thống Jimmy Carter. Theo tinh thần của đạo luật này, một số cơ cấu an sinh xã hội được thiết lập nhằm trợ giúp những người tị nạn định cư trong một thời gian liên tục và lâu dài. Cũng chính đạo luật này đã buộc Mỹ phải xem xét lại việc định cư của người tị nạn trên khắp thế giới đến Hoa Kỳ như là một chính sách, với ngân sách trợ giúp hàng năm rõ ràng. Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ, tính đến cuối năm 1980, người Việt định cư ở Hoa Kỳ ước chừng khoảng 300 ngàn người.
Sau hơn hai mươi năm tham chiến tại Việt Nam và đặc biệt là kể từ sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/01/1973 về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình tại Việt Nam, người Mỹ đã để lại một số trẻ em lai khá đông. Phần lớn các trẻ em lai có cha là người Mỹ. Trước thực tế này, năm 1987 Đạo luật Trẻ em lai Mỹ (Amerasian Homecoming Act) được ban hành và chuyến bay đầu tiên trở các em lai Mỹ bắt đầu năm 1988. Các em lai Mỹ định cư ở Hoa Kỳ dưới dạng di dân nhưng được hưởng những phúc lợi của người tị nạn. Theo thống kê của Văn phòng Định cư Tị nạn, có khoảng 75 ngàn trẻ lai Mỹ và thân nhân được định cư tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1988-2002. Chương trình Trẻ em lai Mỹ vẫn còn mở rộng để giúp các em và thân nhân không có cơ hội hay không biết tiến hành các thủ tục xin định cư.
Năm 1989, Chương trình Định cư Nhân đạo (Humanitarian Operation - HO) được thực hiện sau khi chính phủ hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ bàn bạc và thống
nhất. Chương trình còn được biết đến là chương trình tái định cư cho các cựu tù nhân chính trị, được áp dụng đối với các cựu tù nhân chính trị và thân nhân của họ được xem xét để đến định cư tại Hoa Kỳ. Kể từ 1989 đến 2002 đã có khoảng 210 ngàn người đến định cư tại Hoa Kỳ theo Chương trình này.
Một chương trình định cư nữa được Chính phủ Hoa Kỳ áp dụng đối với công dân Việt Nam đó là Chương trình Cơ hội Tái Định cư cho Người Việt Hồi hương (Resettlement Opportunity for Vietnamese Returnees - ROVR). Chương trình này bắt cuối năm 1996, được áp dụng đối với các thuyền nhân trở về Việt Nam nhưng muốn đi định cư ở nước ngoài. Ứng viên của chương trình này phải là những người có mối liên hệ với Mỹ ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, người dân tộc thiểu số, những người đã từng bị giam giữ vì các hoạt động tôn giáo hay chính trị. Tính đến năm 2002 đã có khoảng 41.540 người đến Hoa Kỳ định cư cùng với thân nhân của họ theo chương trình ROVR.
Cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, tuy là một trong những nhóm nhập cư mới nhất nhưng lại là nhóm có tỷ lệ nhập tịch khá cao, cao nhất trong nhóm người gốc châu Á tại Hoa Kỳ27. Tính đến năm 2007, 82,8% số người Mỹ gốc Việt đã trở thành công dân Mỹ28. Tỷ lệ người nhập quốc tịch Mỹ cao trong số cộng đồng người Việt chứng tỏ cộng đồng người Việt nói riêng và cộng đồng người nước ngoài nói chung tại Hoa Kỳ đã nhận được những ưu tiên nhất định trong chính sách theo Luật Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ (US Immigration and Naturalization Law). Luật Quốc tịch Hoa Kỳ không bắt buộc công dân nước ngoài phải nhập quốc tịch mới được coi là cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ mà hoàn toàn tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng cá nhân. Người nhập cư vào Hoa Kỳ có quyền cư ngụ ở đây suốt đời mà không cần nhập quốc tịch. Điều này thể hiện tính cởi mở trong chính sách nhập cư và quốc tịch dành cho cộng đồng người nước ngoài thiểu số hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ.
27
Alicia J. Campi. From Refugees to Americans: Thirty Years of Vietnamese Immigration to the United States, http://www.immigrationpolicy.org/special-reports/refugees-americans-thirty-years-vietnamese-immigration- united-states, tải về ngày 20/05/2009
28
United States Census Bureau, 2007 American Community Survey: Selected Population Profile in the United States, http://factfinder.census.gov/, tải về ngày 19/05/2009
Cũng giống như cộng đồng các sắc dân thiểu số khác, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cũng được Chính phủ Hoa Kỳ tạo điều kiện để duy trì và phát triển ngôn ngữ và văn hoá truyền thống của Việt Nam. Nhiều hoạt động văn hoá như giải Phượng Hoàng được tổ chức hàng năm để tuyện chọn các tài năng cổ nhạc, Liên hoan Âm nhạc, Liên hoan Điện ảnh Quốc tế Việt Nam, Hội Tết Việt Nam... đều được tổ chức thường niên hoặc hai năm một lần quy tụ hàng trăm nghìn người đến tham dự. Bên cạnh các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, nhiều cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng cũng đã được xây dựng. Các trường hay trung tâm dạy tiếng Việt được mở ra ở nhiều thành phố trên đất Mỹ. Tính đến năm 2008, chỉ riêng vùng Nam California đã có 87 trung tâm Việt Ngữ, tiếp nhận khoảng 16 ngàn học sinh theo học29
. Những trung tâm này được thành lập từ rất sớm do hế hệ người Việt đầu tiên đến Mỹ, với mục đích giữ gìn được sự tồn tại của tiếng Việt trên đất Mỹ. Sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ cũng diễn ra hết sức phong phú, nhiều chùa Phật giáo và giáo sứ Công giáo được xây dựng ở khắp nơi trên đất Mỹ. Từ năm 1978, Đại hội Thánh mẫu của người Công giáo Việt Nam được tổ chức hàng năm vào mùa hè tại Carthage, Missouri quy tụ khoảng 60 - 70 ngàn người hành hương mỗi kỳ30
. Bên cạnh đó, để phục vụ nhu cầu thông tin của cộng đồng, hiện nay ở Mỹ có trên 100 tờ báo, tạp chí viết bằng tiếng Việt được xuất bản hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Số lượng sách xuất bản từ năm 1975 là hơn 100 đầu sách, phần lớn là hồi ký của những người lãnh đạo về quân sự và chính trị ở miền nam cũ. Ở những thành phố lớn mà người Mỹ gốc Việt chiếm số lượng đáng kể, hàng tuần tại đây đều có chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng Việt. Trên 1000 tổ chức của người Việt ở Mỹ (không kể những hội của sinh viên) cũng đã được thành lập và hoạt động nhằm khuyến khích những đổi mới ở Việt Nam, bảo tồn văn hoá Việt Nam và trợ giúp những người Việt Nam mới đến Mỹ.
29
Th ông tấn xã Việt Nam (2007), Thành lập gần 100 trung tâm tiếng Việt tại California, đăng trên:
http://www.thanhnien.com.vn/2007/Pages/200702/177920.aspx, tải về ngày 10/05/2009 30
Khách hành hương bắt đầu kéo đến tham dự Đại hội Thánh Mẫu tại Missouri, đăng trên
Trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng nhận được những giúp đỡ và tạo điều kiện từ phía chính quyền địa phương nơi họ đang cư trú và làm việc trong việc cấp đất xây dựng, khuyến khích đầu tư. Ở nhiều thành phố có đông người Việt sinh sống có nhiều trung tâm giải trí, thương mại, buôn bán sầm uất đã được người Việt đầu tư xây dựng và làm chủ như ở các thành phố Westminster, San Jose, và đặc biệt là Quận Cam (Orange County) với khu Little Saigon nơi có hơn 2.500 cơ sở doanh nghiệp các loại đang hoạt động.
Tóm lại, trải qua hơn 30 năm cộng đồng người Việt được hình thành trên đất Mỹ, một vùng đất hoàn toàn mới đối với phần đông người Việt. Nhờ chăm chỉ, chịu khó, tinh thần sáng tạo, vượt qua khó khăn và một yếu tố rất quan trọng nữa đó là sự giúp đỡ của bạn bè Mỹ, những chính sách ưu đãi của chính quyền Mỹ qua các thời kỳ từ việc tiếp nhận định cư, sắp xếp nơi định cư, cho nhập quốc tịch, trợ giúp về cả về vật chất tinh thần cho những người mới đến định cư, các chính sách về văn hoá, giáo dục, kinh tế dành cho cộng đồng, ngày nay cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã khẳng định được vị thể và hình ảnh tốt đẹp của mình trước người dân Mỹ và các cộng đồng thiểu số gốc Á khác đã đến Mỹ trước đó.
2.2. Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật