Trên các lĩnh vực văn hoá xã hội, giáo dục, khoa họ c kỹ thuật

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 60)

6. Bố cục của luận văn

2.2.3.Trên các lĩnh vực văn hoá xã hội, giáo dục, khoa họ c kỹ thuật

Về tiềm lực và đóng góp: Cộng đồng người Việt được đánh giá là một cộng đồng trẻ song hòa nhập và thành công tương đối nhanh chóng trong xã hội Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và giáo dục. Cộng đồng người Việt đã khẳng định được phẩm chất trí tuệ Việt trên đất Mỹ. Trình độ học vấn của thế hệ trẻ người Việt tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây. Theo báo cáo Khảo sát Cộng đồng Mỹ (American Community Survey - ACS), trong số người Việt ở Mỹ trên 25 tuổi thì 18,2% có bằng đại học, tỷ lệ có bằng trên đại học là 7%. Có 22,9% số người tham gia sản xuất trong khi con số này của người Mỹ là 11.9%45. Đặc biệt, cộng đồng các sinh viên, học sinh gốc Việt sống ở Mỹ được xếp vào một trong những cộng đồng sinh viên, học sinh có tỷ lệ học sinh giỏi cao nhất nước Mỹ. Rất nhiều sinh viên, học sinh gốc Việt là thủ khoa các trường và được nhận nhiều phần thưởng cao quý hàng năm.

Đội ngũ chuyên gia, trí thức và doanh nhân Việt kiều tại Mỹ cũng đã thể hiện những vai trò tích cực và gặt hái được những thành công hết sức ấn tượng trên quê hướng thứ hai của mình, họ là những người đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội Mỹ. Theo ước tính hiện có trên dưới 200.000 người Mỹ gốc Việt có bằng đại học hoặc trên đại học đang làm việc tại hầu hết các cơ sở nghiên cứu khoa học, các hãng sản xuất lớn, các cơ sở sản xuất công nghệ cao ở Mỹ; có hãng có tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người Việt Nam làm việc. Tiêu biểu như Thung lũng Silicon, nơi hiện có khoảng 10.000 người Việt đang làm việc trong vai trò là các lập trình viên có tay nghề cao, 150 chuyên gia tài chính đang làm việc cho World Bank, trên 200 nhà nghiên cứu đang làm việc cho NASA và 1.000 kỹ sư đang làm việc cho Trung tâm Khoa học của Bộ Quốc phòng Mỹ46, 280 người Mỹ gốc Việt được cấp bằng sáng chế và trong số đó Tiến sĩ Đoàn Trung của nhóm Micron sở hữu đến 72 bằng. Theo thống kê của chương trình Văn hoá Xã hội Viêt Nam (Vietnamese Social Culture) thuộc mạng lưới Vận hành Internet Toàn cầu (Global Internet Working), hiện

45

Quỳnh Anh (2007), Nhiều người Việt ở Mỹ đời sống vẫn khó khăn, đăng trên:

http://toquoc.gov.vn/vietnam/viewNew.asp?newsId=23240&topicId=0&zoneId=21 tải về ngày 03/11/2008 46

Trần Văn Đạt (__), Nhân lực và trí tuệ Việt Nam ở hải ngoại, đăng trên:

nay có khoảng 40.000 trí thức người Việt tham gia mạng lưới này, trong đó có khoảng 65% chuyên môn về máy tính, 15% là kỹ sư các ngành, 20% thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, cùng khá nhiều các nhà quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh. Điều đáng chú ý nữa là một bộ phận đáng kể kỹ sư và chuyên gia Việt Nam thành công trong các lĩnh vực công nghệ cao mũi nhọn như: điện tử, vật liệu mới, sinh học, hóa học…có nhiều người giữ các chức vụ quản lý và các chức danh khoa học quan trọng trong các cơ sở sản xuất cũng như tại các viện nghiên cứu, các trường đại học. Trong lĩnh vực khoa học có bà Dương Nguyệt Ánh, người sáng chế ra bom áp nhiệt; Ông Eugene Trinh (Trịnh Hữu Châu), nhà vật lý và trưởng nhóm kỹ thuật trên tàu con thoi Colombia nghiên cứu không gian, ông đã từng bay lên quỹ đạo thực hiện những thí nghiệm được đưa vào kỷ lục nghiên cứu; Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, người sáng chế ra bộ máy được Viện Y tế Quốc gia (NIH) mệnh danh là “Xương Machine”, chiếc máy này được các nhà sinh hoá học dùng trong việc nghiên cứu tế bào liên quan đến ung thư, phòng khám của ông được NIH công nhận là Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia (NRR); Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, Đại học Michigan, được vinh danh về cả hai phương diện huấn luyện và khảo cứu khoa học không gian. Tháng 9/1989, Trung tâm Không gian NASA, Johnson Space Center, ở Houston, tiểu bang Texas, đã vinh danh ba nhà khoa học người Mỹ gốc Việt là Eugene Trinh, Giáo sư Nguyễn Hữu Xương và giáo sư Nguyễn Xuân Vinh vì những đóng góp cho nền khoa học Hoa Kỳ...

Bảo tồn và phát triển văn hoá, ngôn ngữ dân tộc: Trong những năm vừa qua cộng đồng người Việt đã tạo dựng được một hình ảnh tốt đẹp trong mắt người dân Mỹ, với tư cách là một cộng đồng nhập cư mới, cộng đồng vẫn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xã hội Mỹ. Bà con đã tổ chức thành công và duy trì được nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, gắn kết cộng đồng trong các dịp lễ, tết của dân tộc, cũng như các hoạt động hướng về cộng đồng và cội nguồn dân tộc. Một trong những hoạt động theo hướng này là các buổi biểu diễn ca múa nhạc, chương trình biểu diễn nhạc cụ dân tộc cổ truyền Việt Nam. Những hoạt động này không những góp phần giới thiệu với công chúng Mỹ nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, mà còn khơi dậy tình cảm dân tộc sâu nặng của những người Việt xa xứ. Việc kiều bào ta đã nhập quốc tịch

nước ngoài nhưng không từ bỏ quốc tịch Việt Nam, cũng chứng tỏ họ luôn nêu cao cội nguồn dân tộc. Theo bạn bè Mỹ, ở một nước cạnh tranh khắc nghiệt như Mỹ thì những Việt kiều ở đây vươn lên được trước hết là do thông minh và chịu khó, hai đức tính vốn có của người Việt Nam. Tại Quận Cam có hàng chục nhật báo Việt ngữ (lớn nhất là báo Người Việt), ít nhất hai đài truyền thanh tiếng Việt phát thanh 24 giờ mỗi ngày, một đài truyền hình cáp chiếu 24/24 và hai chương trình truyền hình trên các đài khác mỗi ngày. Cộng đồng người Việt ở Quận Cam, bang California cũng đã thành lập đoàn văn nghệ nhằm bảo tồn văn hóa Việt và giới thiệu các loại hình nghệ thuật truyền thống của quê hương với cộng đồng các dân tộc khác đang sinh sống tại Mỹ giúp họ hiểu hơn về văn hóa Việt Nam47. Việc cố kết với nhau thành những cộng đồng gắn bó với quê cha đất tổ nay vẫn được giữ gìn trong lòng thế hệ kế tiếp. Người Việt sinh sống và làm ăn, tập trung thành những khu vực, thị trấn, khu phố riêng nên không chỉ tạo nhiều thuận lợi cho họ trong làm ăn sinh sống mà còn hơn nữa cho các thế hệ nối tiếp, kể cả các thế hệ con lai bảo tồn được bản sắc dân tộc, phong tục, tập quán và ngôn ngữ gốc của Việt Nam. Để bảo tồn tiếng mẹ đẻ, cộng đồng người Việt tại bang California (Mỹ) đã thành lập 87 trung tâm dạy tiếng Việt ở bang này với trên 1.000 thầy cô giáo và khoảng 16.000 học sinh theo học vào dịp cuối tuần48. Theo thống kê của Cục Điều tra dân số Mỹ năm 2000, có đến 1.009.627 người 5 tuổi trở lên tự khai rằng họ nói tiếng Việt tại nhà, làm cho tiếng Việt đứng thứ 7 trong những ngôn ngữ phổ thông nhất tại Mỹ. Bảo tồn tiếng Việt là vấn đề được cộng đồng người Việt tại Mỹ rất quan tâm. Vì vậy, rất nhiều trẻ em sinh ra tại Mỹ nhưng vẫn có khả năng nói tiếng Việt và có tình cảm gắn bó với quê hương cội nguồn của mình. Từ thế hệ người Việt đầu tiên phải xa quê hương, rồi thế hệ thứ hai sinh ra và trưởng thành trên đất Mỹ, nói tiếng Mỹ sành hơn tiếng mẹ đẻ Việt Nam. Dù thời gian và không gian văn hoá có làm cho người Việt Nam thay đổi để thích nghi với môi trường sống mới như thế nào đi nữa thì sâu thẳm trong trái tim họ vẫn là những tình cảm hướng về tổ quốc, mong muốn tìm về với cội nguồn, làm được cái gì đó cho đồng bào Việt Nam vốn còn nhiều vất vả. Dù phải xa

47

Theo http://www.quehuong.org.vn/vi/nr050307132435/nr050106094126/nr050113143100700/ns07011722322

48

Thông tấn xã Việt Nam (2007), Thành lập gần 100 trung tâm tiếng Việt tại California, đăng trên:

Việt Nam để định cư tại Mỹ vì lý do nào đi nữa thì đa số người Việt Nam vẫn dạy dỗ con cái phải biêt trân trọng, giữ gìn và phát huy nếp sống văn hoá, phong tục của dân tộc Việt trên xứ người, để những thế hệ tiếp theo không lãng quên qúa khứ và quay lưng lại với mảnh đất của ông cha. Tại Little Saigon, Quận Cam, Nam California vào những ngày cuối năm âm lịch, cộng đồng người Việt vẫn thường xuyên tổ chức Hội chợ Tết mừng Xuân mới với sự có mặt của nhiều quan chức các thành phố như Garden Grove, Westminster, Santa Ana... Những sự kiện như thế đã thực sự tạo được những tình cảm gắn bó với quê hương ở những thế hệ con em Việt Nam sinh ra trên đất Mỹ, để một lúc nào đó họ lại tìm về với quê hương, sống những khoảnh khắc Việt Nam mà họ chỉ biết đến qua lời kể của cha mẹ và trân trọng hơn những bản sắc văn hoá cội nguồn.

Đóng góp vào chương trình hợp tác với Mỹ: Trên cơ sở những thành công của cá nhân ở Mỹ, ngày càng nhiều tri thức và chuyên gia Việt Kiều tại Mỹ cũng đã và đang trở về để chung tay đóng góp cho quê hương, đất nước. Họ đã và đang có những đóng góp vào các chương trình hợp tác với Mỹ. Nhiều Việt kiều đã về nước phối hợp và tiến hành các hoạt động hợp tác với các cơ quan trong nước dưới nhiều hình thức khác nhau như tham gia giảng dạy, đề tài nghiên cứu, giới thiệu chuyên gia, nước ngoài hợp tác với trong nước; mời chuyên gia trong nước dự các sinh hoạt khoa học quốc tế; môi giới xin học bổng đào tạo, nghiên cứu; quyên góp học bổng khuyến khích tài năng trẻ; kết hợp hoạt động sản xuất kinh doanh và chuyển giao công nghệ; tham gia các chương trình hợp tác quốc tế của Việt Nam. Họ được mời về làm việc với các bộ ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu khoa học hoặc các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm; trong đó có người đã được mời làm cố vấn cho Thủ tướng Chính phủ như chuyên gia kinh tế Việt kiều Mỹ, Bùi Kiến Thành. Một số lĩnh vực đang nghiên cứu và hợp tác có hiệu quả như tin học và ứng dụng tin học, điện tử, viễn thông, y học... Nếu so với đội ngũ trí thức người Mỹ gốc Hoa hay Ấn Độ, sự phát triển của cộng đồng trí thức người Mỹ gốc Việt khá khiêm tốn. Song đây lại có thể trở thành nguồn lực quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam do họ có nhiều lợi thuận lợi cơ bản so với đội ngũ trí thức trong nước. Được đào tạo ở một nền giáo dục hàng đầu thế giới, làm

việc trong môi trường kỹ thuật cao, có mối liên hệ chặt chẽ với các trung tâm khoa học nổi tiếng thế giới, đội ngũ trí thức gốc Việt tại Mỹ hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu phát triển trong nước. Trong số họ, có không ít người muốn trở về quê hương, vừa để tìm cơ hội làm ăn, vừa góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Gần đây, các nhà khoa học người Mỹ gốc Việt về nước cũng đông hơn. Họ làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu. Tháng 9/2002, TS. Nguyễn Chánh Khê, tác giả của 31 bằng phát minh đăng ký ở Mỹ trong các lĩnh vực tổ chức và quản lý khoa học và kỹ thuật, đặc biệt là khoa học vật liệu công nghệ thông tin và chế tạo vi mạch, đã quyết định về nước sinh sống và làm việc49; hay như Giáo sư Hà Tôn Vinh, người đã từng là thành danh trên đất Mỹ với vai trò là doanh nhân, giảng viên đại học, ông đã quyết định trở về Việt Nam và làm cố vấn cao cấp và giảng viên cho Đại học Quốc gia Hà Nội tại Khoa Quản trị Kinh Doanh. Có thể nói rằng, cộng đồng người Việt ở Mỹ dù sống trên đất Mỹ, đóng góp cho nước Mỹ nhưng họ vẫn mong có cơ hội để quay trở về đóng góp cho đất nước, đồng bào Việt Nam. Trong buổi lễ trao danh hiệu Vinh danh nước Việt lần thứ hai do Báo điện tử VietnamNet và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tại Văn miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội tối ngày 05/02/2006. Tiến sỹ Lê Phước Hùng, một Việt kiều Mỹ, đã xúc động nói nên những lời tâm sự chân thành hướng về tổ quốc bằng vốn tiếng Việt ít ỏi. Ông mong muốn được đóng góp cho Việt Nam bằng khả năng của mình là giúp đưa sinh viên Việt Nam sang một số trường ở New York và các bang khác ở Mỹ để học tập, nghiên cứu. Ở những con người như thế, phẩm chất biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người Việt Nam và mong muốn được đóng góp cho quê hương và đất nước lại có dịp thể hiện rõ nét.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ đối với mối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ (Trang 60)