Các giải pháp chủ yếu

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 62)

Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách

Căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cả nước thời kỳ 2011 - 2020, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, các chiến lược, quy hoạch của các ngành và địa phương liên quan; Hiến chương ASEAN, các Hiệp định hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, nhất là Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc và Bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung…, các ngành và địa phương liên quan cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, làm cơ sở cho việc phát triển và hợp tác phát triển trong thời gian tới.

61

Tạo bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực

Để bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng trong thời gian tới, ở tầm vĩ mô cần chú trọng những vấn đề sau:

- Tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng lao động (cả về số lượng và chất lượng) và dự báo nhu cầu lao động của từng ngành, nhóm ngành cụ thể để có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển và hợp tác phát triển của khu vực trong thời gian tới.

- Tăng cường năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn. Mở rộng quy mô đào tạo các ngành nghề có nhu cầu lớn trong khu vực.

Tăng cường phối hợp với các nước trong khu vực

Việc hợp tác kinh tế VBBMR phải được đặt trong tổng thể hợp tác ASEAN và hợp tác Trung Quốc - ASEAN, đồng thời dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban hợp tác ASEAN và Uỷ ban Hợp tác Kinh tế - thương mại của Chính phủ mỗi nước. Để hợp tác này được khả thi, cần phối hợp với các nước xây dựng một cơ chế hợp tác, phối hợp cụ thể phù hợp với các hợp tác khu vực đã được hình thành. Trước hết cần duy trì sự tham gia của Việt Nam vào Nhóm chuyên gia hỗn hợp về Hợp tác khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng (gồm đại diện của Trung Quốc, Việt Nam và các nước liên quan) để nắm bắt và bàn thảo các vấn đề liên quan, qua đó đề xuất kịp thời để Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết.

Bên cạnh đó, thời gian tới, cần phối hợp với các nước liên quan xây dựng cơ chế thống nhất về trao đổi thông tin nhằm cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến hợp tác này.

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư

Để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để Việt Nam có thể tham gia hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ hiệu quả, cần phải có những

62

giải pháp tích cực thu hút các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, bằng nhiều hình thức. Theo đó, cần tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau:

Giải pháp huy động vốn trong nước: Nhà nước cần quan tâm dành nguồn vốn ngân sách và tín dụng ưu đãi để hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, mặt khác các địa phương trong khu vực cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm để tăng tỷ lệ tích luỹ nội bộ cho đầu tư phát triển.

Giải pháp huy động vốn nước ngoài:Thời gian tới, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành trung ương và các tổ chức quốc tế để tranh thủ vận động, đàm phán các dự án ODA, trong đó ưu tiên vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng (giao thông, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước, các công trình công cộng, y tế, giáo dục...); các dự án về môi trường, phòng chống thiên tai; phát triển nguồn nhân lực...

Bên cạnh đó, cần đổi mới cơ chế thu hút nguồn vốn FDI, xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút nguồn vốn FDI phù hợp với quá trình hội nhập. Tạo mọi điều kiện thuận lợi và thông thoáng (chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính…) để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất kinh doanh tại các khu vực, địa phương tham gia hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng.

Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, PPP và các hình thức khác để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tăng cƣờng phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phƣơng

Thời gian qua, Việt Nam tham gia hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng chưa hiệu quả, một trong những nguyên nhân cơ bản là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương. Do vậy, thời gian tới, cần thống nhất chỉ đạo, tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, trong hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng.

63

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)