Về phương hướng triển khai hợp tác của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 52)

Chương trình hợp tác sẽ ngày càng được cụ thể hóa, đi vào thực chất

- Trong bối cảnh hợp tác kinh tế VBBMR nằm trong những toan tính chiến lược lớn của Trung Quốc và một số nước ASEAN ngày càng hưởng ứng tích cực hơn với hợp tác kinh tế VBBMR, chắc chắn trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để triển khai, cụ thể hóa hơn nữa sáng kiến này. Trung Quốc sẽ kiên trì thúc đẩy hợp tác từng bước từ dễ đến khó.

- Cùng với việc từng bước hoàn thiện các cơ chế của hợp tác kinh tế VBBMR như thành lập Nhóm chuyên gia hỗn hợp, thông qua Báo cáo khả thi hợp tác kinh tế VBBMR, Lộ trình hợp tác, 7 chương trình hợp tác, có thể trong những năm tới, Trung Quốc sẽ đề xuất tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng, Hội nghị cấp cao về hợp tác kinh tế VBBMR. Trong trường hợp còn một vài nước ASEAN không tích cực hưởng ứng sáng kiến của Trung Quốc, thì Trung Quốc vẫn triển khai hợp tác kiến với các nước ASEAN còn lại.

51

- Hợp tác tài chính, tiền tệ sẽ là một trong những lĩnh vực được Trung Quốc quan tâm thúc đẩy mạnh nhất trong thời gian tới, trong bối cảnh nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và đang quyết tâm quốc tế hóa đồng NDT, đồng thời can dự mạnh hơn vào chính sách tài chính khu vực.

- Trong khuôn khổ đa phương, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hình thức hợp tác song phương với từng nước ASEAN, thông qua các dự án hợp tác cụ thể, trên tinh thần “đôi bên cùng có lợi. Trên thực tế, một loạt các dự án hợp tác song phương đã được Trung Quốc thống kê và đề xuất trong “7 chương trình hợp tác kinh tế VBBMR”.

Lĩnh vực hợp tác sẽ ngày càng được tăng cường

- Trong hợp tác kinh tế VBBMR, trước mắt Trung Quốc sẽ thúc đẩy hợp tác ở những lĩnh vực ít nhạy cảm, các nước có lợi ích chung như phát triển giao thông, giao lưu thương mại, du lịch…Sau đó sẽ từng bước mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực hợp tác khác. Với mục tiêu thực hiện chiến lược hướng Nam; cạnh tranh với Mỹ gia tăng ảnh hưởng tại ASEAN và tiềm lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, lĩnh vực hợp tác kinh tế VBBMR có thể sẽ được mở rộng ra ngoài các vấn đề kinh tế như hiện nay. Theo đó, Việt Nam và các nước ASEAN khác có thể rơi vào thế bị động trước các đề xuất hợp tác của Trung Quốc.

- Thời gian tới, Trung Quốc cũng sẽ tăng cường quảng bá, kêu gọi các tổ chức quốc tế, định chế tài chính tham gia tư vấn, tài trợ cho hợp tác kinh tế VBBMR. Trên thực tế, thời gian qua, Trung Quốc đã đề nghị Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cấp vốn cho một số dự án ở Khu kinh tế VBB Quảng Tây; Chương trình phát triển LHQ (UNDP) cũng đã tài trợ chương trình nghiên cứu, xây dựng các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới trong khu vực VBBMR…

52

Không gian hợp tác sẽ ngày càng được mở rộng

Trung Quốc cũng sẽ bằng mọi cách mở rộng sự tham gia của các địa phương, vùng lãnh thổ của nước này vào hợp tác kinh tế VBBMR, như đã đề xuất trong Lộ trình hợp tác. Trước mắt, sau Quảng Tây, Hải Nam sẽ được tăng cường đầu tư và thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ với các nước ASEAN trong lĩnh vực chủ đạo là du lịch. Sau 2015, Trung Quốc sẽ từng bước đưa Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan vào khuôn khổ hợp tác này [3, tr.3].

Tiến trình hợp tác sẽ được đẩy nhanh

- Trung Quốc đang muốn đẩy mạnh hợp tác kinh tế, kết nối với ASEAN. Theo dự kiến, tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc – ASEAN 21 cuối năm 2012, Trung Quốc và ASEAN sẽ chính thức công bố việc đàm phán để thiết lập Đối tác kinh tế toàn diện (RCEF), gồm Trung Quốc, ASEAN và một số nước khác, nhằm cạnh tranh với Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ đang thúc đẩy một số nước trong khu vực tham gia. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc cũng sẽ tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm sự hưởng ứng của các nước ASEAN với sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR. Đồng thời, đẩy nhanh việc thể chế hoá, đưa hợp tác kinh tế VBBMR trở thành khuôn khổ hợp tác chính thức giữa Trung Quốc với ASEAN; ngày càng quan trọng trong việc gắn kết Trung Quốc với khu vực này. Trung Quốc có thể đưa ra thêm một số lợi ích kinh tế như các khoản vay, viện trợ, đầu tư…để lôi kéo các nước ASEAN ủng hộ Trung Quốc, nhất là các nước ASEAN mới như Myanmar, Lào, Campuchia…

- Bên cạnh đó, vào năm 2015, CAFTA có hiệu lực đầy đủ, cũng là lúc Khu kinh tế VBB Quảng Tây của Trung Quốc cơ bản hoàn thiện; nhiều khu công nghiệp ở đây đi vào sản xuất, Trung Quốc rất cần đẩy mạnh khai thác thị trường ASEAN thông qua hợp tác kinh tế VBBMR.

53

- Tuy nhiên, trong việc đẩy nhanh tiến trình hợp tác kinh tế VBBMR, Trung Quốc cũng sẽ vấp phải những khó khăn, bởi một số nước chủ chốt trong ASEAN như Singapore, Malaysia chưa quan tâm nhiều sáng kiến này. Vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN gần đây cũng làm giảm thiện chí hợp tác của các bên. Hơn nữa, cùng với việc Tổng thống Obama tái cử, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN và đẩy mạnh triển khai Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều đó, ảnh hưởng nhất định tới chiến lược tăng cường hợp tác của Trung Quốc với ASEAN nói chung và thúc đẩy hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng.

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 52)