Ngày 28/7/1995 Việt Nam mới chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập và khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong tổ chức này. Với những nỗ lực trong việc tham gia vào Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và từng bước tiến nhanh, hội nhập vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN; Việt Nam đã góp
24
phần mở rộng và phát triển số thành viên ASEAN từ 7 nước lên 10 nước, tăng cường các quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư và giao lưu phát triển văn hoá, thể thao... với các nước ASEAN khác. Việt Nam còn có nhiều nỗ lực góp phần tăng cường sự đoàn kết hợp tác giữa các nước ASEAN+3 (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) cũng như với Nga, Mỹ, Australia... và một số tổ chức liên kết khu vực khác. Đồng thời, đã đăng cai tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn của ASEAN. Năm 2010, với tư cách là Chủ tịch ASEAN Việt Nam đã đưa ra những sáng kiến quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác ASEAN ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả hơn, tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN. Ngoài việc nỗ lực trong các hoạt động chung, Việt Nam cũng luôn chú ý tăng cường hơn nữa các mối quan hệ hợp tác trong mọi lĩnh vực với các nước thành viên khác của ASEAN, trong đó sôi động nhất là lĩnh vực kinh tế. Các chuyến thăn hữu nghị của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và các nước thành viên ASEAN được duy trì thường xuyên; hàng chục các hiệp định, các văn kiện hợp tác song phương giữa Việt Nam với mỗi nước được ký kết... tạo nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy hợp tác toàn diện với các nước trong khu vực [10, tr.278-287].
* Về hợp tác thương mại:
Trong 10 năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và ASEAN ngày càng tăng. Thống kê của Hải quan những năm gần đây cho thấy các nước thành viên ASEAN luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với trị giá hàng hóa buôn bán hai chiều đạt mức tăng trưởng 13,5 %/năm giai đoạn 2006 - 2010. Nếu năm 2005, tổng kim ngạch hàng hóa trao đổi giữa Việt Nam và ASEAN chỉ đạt 14,91 tỷ USD thì năm 2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASAN đã đạt 24,5 tỷ USD. ASEAN là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ và EU. Còn về nhập khẩu thì ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc.
25
Bảng 3: Quan hệ hợp tác thƣơng mại giữa Việt Nam với các nƣớc ASEAN tham gia hợp tác kinh tế VBBMR
Đơn vị: Triệu USD
TT Tên nƣớc 2005 2010 XK NK Tổng XK NK Tổng 1 Philippines 829.0 209.9 1038.9 1706.4 700.3 2406.7 2 Indonesia 468.8 700 1168.8 1433.4 1909.2 3342.6 3 Malaysia 1028.3 1256.5 2284.8 2093.1 3413.4 5506.5 4 Singapore 1917.0 4482.3 6399.3 2121.3 4101.1 6222.4 5 Brunei - - - - Tổng cộng 4243.1 6648.7 10891.8 7354.2 10124.0 17478.2 % so cả nước 13.08 18.09 15.74 10.19 11.94 11.13
Nguồn: Niên giám thống kê từ năm 2005 đến 2010.
* Về hợp tác đầu tư: Tính đến tháng 12/2010 các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam 1.712 dự án với tổng số vốn đăng ký 51,5 tỷ USD, chiếm 13,7% số dự án và 26,5% tổng vốn FDI của Việt Nam; trong đó có 1.463 dự án của các nước thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng (Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei) với tổng số vốn đăng ký 45,53 tỷ USD, chiếm 11,7% số dự án và 23,4% tổng nguồn vốn FDI của Việt Nam.
* Các lĩnh vực khác: Ngoài hợp tác thương mại và đầu tư, Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đang tích cực thực hiện các Hiệp định hợp tác trong nhiều lĩnh vực như: du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và thủy sản, xây dựng hạ tầng, vận chuyển hàng hải, hàng không, thuế quan, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục đào tạo, bảo vệ môi trường… và đạt được nhiều thành tựu nổi bật.