Một số công trình, dự án lớn đã và sẽ được triển khai tại các nước

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 50)

2.3.2.1. Các dự án hạ tầng giao thông

- Tại Thái Lan, năm 2011, đã xây dựng xong cây cầu thứ 3 nối liến Nakhon Phanom của Thái Lan và Thakhek của Lào. Cây cầu này đã tạo ra tuyến lưu thông thuận tiện nối Nam Ninh của Trung Quốc qua miền Trung Việt Nam, miền Trung và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, qua Kuala Lumpuar tới Singapore.

49

Vào ngày 7/9/2010, Chính phủ Thái Lan cũng đã thông qua kế hoạch khung hợp tác với Trung Quốc, xây dựng ba tuyến đường sắt cao tốc bao gồm tuyến Bangkok – NongKhai; Bangkok tới bien giới Thái Lan và Malaysia; Bangkok – Rayong.

-Tại Lào, tháng 4/2011, Trung Quốc và Lào đã ký kết Biên bản ghi nhớ về Hiệp định hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng, để cụ thể hóa Hiệp định đẩy mạnh hợp tác xây dựng cơ sở hạ tầng mà lãnh đạo hai nước đã ký kết. Dự án xây dựng đường sắt cao tốc Trung Quốc – Lào cũng đã được Quốc hội Lào thông qua năm 2011 và đang được xúc tiến triển khai. Tuyến đường này có tổng chiều dài 421 km, tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD; thiết kế tổng thể dự án đã hoàn thành…Ngày 5/11/2012, Lào cũng đã khởi công tuyến đường sắt cao tốc từ Trung lào tới cửa khẩu Lao Bảo của Việt Nam, dài 250 km, với tổng đầu tư 5 tỷ USD; do Malaysia đầu tư…

-Tại Campuchia và Myanmar, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh đầu tư, viện trợ, trong đó có nhiều dự án phát triển đường giao thông, nhằm gia tăng tính kết nối của các nước này trong khuôn khổ Hành lang kinh tế nam Ninh-Singapore.

2.3.2.2.Các khu hợp tác kinh tế, thương mại tiêu biểu

Tại khu vực VBBMR, đến nay Trung Quốc đã xây dựng các khu hợp tác kinh tế và thương mại tại 4 nước thành viên ASEAN. Các khu kinh tế, thương mại này có mục tiêu cung cấp dịch vụ “một cửa” cho các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các doanh nghiệp chế tạo, gia công, khi thâm nhập thị trường ASEAN. Các khu kinh tế, thương mại nói trên gồm: Khu kinh tế Sihanoukville ở Campuchia; Khu công nghiệp Rayong Thái Lan – Trung Quốc ở Thái Lan; Khu CN Long Giang ở Việt Nam; Khu hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc – Indonesia ở Indonesia. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, đến tháng 8/2011, các khu hợp tác kinh tế, thương mại này đã hoàn thành đầu tư xây dựng trị giá 352 triệu USD [2].

50

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc lần thứ 13, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã đề xuất việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở hợp tác kinh tế, thương mại ở tất cả các nước ASEAN trong vòng 5 năm tới. Trong đó 6 cơ sở hợp tác lớn gồm: Khu logistic Subic-Clark ở Philippines; Khu hợp tác kinh tế thương mại Tam giác vàng ở Bokeo của Lào; Khu hợp tác kinh tế thương mại Iskandar ở Malaysia; khu Công nghiệp dawai và Khu phát triển kinh tế và công nghệ Kyaunkpyu ở Myanmar; Khu hợp tác kinh tế thương mại tại Brunei; Khu hợp tác kinh tế thương mại tại Singapore.

Ngoài ra, Trung Quốc đã và đang triển khai nhiều dự án khác trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch, nông nghiệp…tại các nước ASEAN. Và, ở chiều ngược lại, các nước ASEAN như Singapore, Thái Lan, Malaysia…cũng đã dầu tư xây dựng một số khu hợp tác kinh tế, thương mại, khu công nghiệp tại các địa phương ven VBB của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 50)