0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Những cơ hội và thách thức đặt ra với Việt Nam

Một phần của tài liệu HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM (Trang 41 -41 )

2.2.2.1. Tiềm năng và những lợi thế của Việt Nam Vị trí địa lý thuận lợi

- Trong các nước ASEAN tham gia hợp tác kinh tế VBBMR, Việt Nam là nước duy nhất có chung VBB với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ở vị trí thuận lợi là “cầu nối” giữa Trung Quốc và ASEAN. Vị trí địa lý này giúp Việt Nam có vị thế quan trọng hơn đối với Trung Quốc cũng như các nước ASEAN tham gia hợp tác kinh tế VBBMR. Việc có chung VBB và biên giới trên bộ tiếp giáp với Trung Quốc cũng giúp Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư và tận dụng thị trường nước này tốt hơn nhiều nước ASEAN khác.

- Bờ biển Vịnh Bắc bộ phía Việt Nam dài khoảng 763 km qua 10 tỉnh, thành phố (từ Quảng Ninh đến Quảng Trị), dọc bờ biển có nhiều cửa sông lớn và các vũng, vịnh sâu được che chắn kín gió... thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển với quy mô khác nhau. Trong đó nhiều khu vực có thể xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân, Cửa Ông, Trà Báu, Lạch Huyện, Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La... tạo thành hệ thống các cửa Vào - Ra, thúc đẩy kinh tế vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phát triển, đồng thời tạo các cửa mở lớn không chỉ cho Miền Bắc Việt Nam mà còn cho cả khu vực Bắc Lào và Tây Nam Trung Quốc để thông ra Biển Đông, hội nhập mạnh với bên ngoài. Mặt khác, Vịnh Bắc Bộ có lợi thế nằm gần một số tuyến hàng hải quốc tế lớn đi qua Biển Đông, trong đó có một số tuyến quan trọng trực tiếp đi qua Vịnh Bắc Bộ. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển giao thương quốc tế.

Hiện nay hầu hết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng hóa giao lưu nội địa của Miền Bắc được vận chuyển bằng đường biển qua Vịnh Bắc Bộ. Trong tương lai, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của nước ta và các nước trong khu vực, cùng với yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, nhất là sự phát triển nhanh chóng của vùng ven biển Nam Trung Quốc, khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển qua Vịnh Bắc Bộ

40

sẽ ngày càng lớn, khi đó vai trò của vùng biển Việt Nam nói chung và Vịnh Bắc Bộ nói riêng trong giao thương quốc tế càng quan trọng hơn.

Nguồn tài nguyên, nguyên liệu phong phú

- Việt Nam nói chung và Vịnh Bắc Bộ phần thuộc lãnh thổ Việt Nam nói riêng có tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là nguồn lợi hải sản, tài nguyên du lịch, tài nguyên khoáng sản ở biển và ven biển... Đây là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương ven bờ Vịnh Bắc Bộ và cơ sở quan trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Trung Quốc và các đối tác ASEAN. Đặc biệt Vịnh Bắc Bộ có tài nguyên du lịch hết sức phong phú cả ở biển, ven biển và trên các đảo, là lợi thế rất lớn để phát triển du lịch thành ngành mũi nhọn, đóng góp lớn cho nền kinh tế, đồng thời là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

- Với khí hậu thuận lợi, Việt Nam cũng là nước có nguồn nông-lâm- thủy sản phong phú. Những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành nước lớn về xuất khẩu các mặt hàng: gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, cao su, gỗ, thủy sản…Trong khi đó, nhu cầu các mặt hàng nói trên với Trung Quốc và một số nước ASEAN khác đang gia tăng. Khi tham gia hợp tác kinh tế VBBMR, đây cũng là một lợi thế giúp Việt Nam có thể thu hút nhiều dự án đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông-lâm-thủy sản và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nêu trên.

. Thế mạnh về nhân lực

Về nhân lực, Việt Nam cũng có lợi thế so sánh với các nước trong khu vực, bởi đang ở thời kỳ “dân số vàng”. Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2009, nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ “dân số vàng” với số người trong độ tuổi lao động lớn. Ở thời điểm 0g ngày 1-4-2009, dân số Việt Nam đã là 85,8 triệu người, đứng thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới. Trước đây, một

41

người trong độ tuổi lao động phải “cõng” một người phụ thuộc (trẻ em dưới 15 tuổi và người trên 60 tuổi), “thời kỳ vàng” hiện nay hai người lao động chỉ phải lo cho một người phụ thuộc.

Nguồn nhân lực dồi dào và giá nhân công rẻ là một trong những lợi thế so sánh quan trọng của Việt Nam trong cạnh tranh thu hút đầu tư, hợp tác kinh tế quốc tế nói chung và hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng. Lợi thế này càng có ý nghĩa trong bối cảnh do kinh tế phát triển nhanh và việc chuyển đổi mô hình kinh tế ở Trung Quốc khiến giá nhân công tại nước này tăng mạnh, khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài đang dịch chuyển cơ sở sản xuất của họ sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Theo quan chức phụ trách ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, gần 1/3 số các công ty sản xuất dệt may, giày dép, và mũ ở Trung Quốc đang hoạt động dưới áp lực leo thang và đã chuyển toàn bộ hay một phần khâu sản xuất ra ngoài nước. Giá nhân công Trung Quốc gần đây đã tăng từ 15% tới 20% mỗi năm, khiến một số doanh nghiệp phá sản. Thống kê năm 2011 cho thấy lương hằng tháng của các công nhân trong ngành sản xuất tại Việt Nam trung bình khoảng hơn 95 USD, tương đương với mức lương 10 năm trước của công nhân tại Đông Quản, một thành phố công nghiệp ở Quảng Đông, Trung Quốc [22].

Kinh nghiệm hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ tốt đẹp với các nước trong khu vực

Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Theo đó đã thu được nhiều thành quả và tích lũy đáng kể kinh nghiệm hợp tác kinh tế quốc tế. Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định thương mại

42

song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Tiếp đó,năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam cũng đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007, sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.

Sau khi đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại, đầu tư theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ. Những kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình Việt Nam tích cực tham gia và phát huy vai trò thành viên trong các tổ chức kinh tế quốc tế gần 30 năm qua có ý nghĩa quan trọng giúp Việt Nam tham gia hiệu quả các khuôn khổ hợp tác kinh tế tiểu vùng như Hợp tác kinh tế VBBMR. Thời gian qua, tiềm lực kinh tế của Việt Nam cũng đã được nâng lên đáng kể, tạo cơ sở, nền tảng quan trọng để tham gia hợp tác kinh tế VBBMR, nhất là trong các lĩnh vực cần đầu tư lớn như phát triển hạ tầng giao thông; xây dựng các khu hợp tác kinh tế...

Bên cạnh đó, quan hệ Việt Nam - ASEAN; Việt Nam - Trung Quốc phát triển mạnh trong những năm qua; hai nước đã ký kết Hiệp định phân định VBB và nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để triển khai hợp tác kinh tế VBBMR.

43

Hợp tác kinh tế VBBMR cơ bản phù hợp phù hợp với lợi ích của Việt Nam

Xét từ khía cạnh kinh tế, Hợp tác khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng là phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước thời kỳ 2011 - 2020 nói chung và Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 nói riêng. Vì vậy việc triển khai hợp tác này có những tác động tích cực đối với sự phát triển của các địa pgương ven bờ Vịnh Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Cụ thể là:

- Góp phần tăng cường hơn nữa tình hữu nghị thân thiện và hiểu biết lẫn nhau với các nước trong khu vực: Thời gian tới, với việc triển khai hợp tác kinh tế VBBMR, mối quan hệ hữu nghị giữa các nước trong khu vực sẽ được tăng cường hơn. Việt Nam có thể thông qua hợp tác kinh tế VBBMR để tạo dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược Trung Quốc - ASEAN, đồng thời nâng cao vai trò của mình trong khu vực.

- Tạo điều kiện để phát triển kết cấu hạ tầng: Hiện nay, kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông của các địa phương ven bờ Vịnh Bắc Bộ còn nhiều yếu kém và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Phần lớn các tuyến đường bộ, đường sắt có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chưa kết nối được với hệ thống giao thông của vùng Nam Trung Quốc. Việc triển khai hợp tác kinh tế VBBMR sẽ giúp ta có cơ hội thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn của Trung Quốc và các tổ chức quốc tế để xây dựng hiện đại hoá cơ sở hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao và các cảng biển

- Góp phần tăng cường sức cạnh tranh và tính mở cửa của nền kinh tế: Việc triển khai Hợp tác kinh tế VBBMR cùng với các khuôn khổ hợp tác kinh tế khác giữa Trung Quốc với ASEAN đã, đang và sẽ tạo động lực mới để thúc đẩy, nâng cao hơn nữa kim ngạch mậu dịch của khu vực. Trong điều kiện đó, tạo nên sức ép cạnh tranh, buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý…, qua đó nâng cao được sức cạnh tranh của từng doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

44

- Tạo ra môi trường tốt đẹp hơn để giải quyết các vấn đề về Biển Đông: Hiện nay trong quan hệ giữa Việt Nam vơí một số nước trong khu vực, nhất là với Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề phức tạp về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Việc triển khai Hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng (không chỉ giới hạn giữa Việt Nam và Trung Quốc mà còn mở rộng ra một số nước khác ven Biển Đông), cùng với việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tạo điều kiện tốt hơn để Việt Nam và các nước liên quan giải quyết tranh chấp, góp phần củng cố hoà bình và an ninh chính trị trong khu vực.

2.2.2.2. Một số khó khăn, thách thức Khó khăn về địa hình

Xét về vị trí địa lý, Việt Nam có nhiều thuận lợi so với các nước ASEAN tham gia hợp tác kinh tế VBBMR. Tuy nhiên, điểm bất lợi lớn là địa hình Việt nam, đặc biệt là khu vực biên giới phía bắc giáp Trung Quốc, chủ yếu là đồi núi. Điều này gây khó khăn lớn trong việc thực hiện các dự án hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là đường giao thông. Trong khi đó, hợp tác phát triển giao thông là một trong những chương trình hợp tác quan trọng nhất của hợp tác kinh tế VBBMR, nhằm hướng tới mục tiêu nhanh chóng hoàn thiện mạng lưới đường cao tốc, đường sắt theo Hành lang kinh tế Nam Ninh - Singapore, kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN. Việc địa hình phức tạp, nhiều đồi núi không chỉ làm chậm tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, mà còn đòi hỏi nguồn vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, làm nản lòng các nhà đầu tư.

Tiềm lực kinh tế và trình độ phát triển còn chênh lệch lớn với các nước trong khu vực

Mặc dù Việt nam đã trải qua gần 30 năm đổi mới, mở cửa, đã đạt nhiều thành tựu kinh tế quan trọng, song xét về tiềm lực kinh tế và trình độ phát triển, hiện vẫn còn chênh lệch lớn với Trung Quốc và một số nước ASEAN

45

tham gia hợp tác kinh tế VBBMR như Singapore, Thái Lan, Malaysia…Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước nói trên là kiểu quan hệ “hàng dọc”, nghĩa là Việt nam thường xuất nguyên liệu thô với giá trị thấp và nhập về từ các nước đó các mặt hàng như máy móc, thiết bị, công nghệ, hàng tiêu dùng…có giá trị cao hơn. Trong bối cảnh đó tham gia hợp tác kinh tế VBBMR, Việt Nam đứng trước hai bất lợi lớn. Một là, thiếu nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng để kết nối với khu vực. Hai là, khi tăng cường kết nối, mở cửa thị trường, Việt Nam dễ bị thua thiệt, với nguy cơ chảy máu tài nguyên và thâm hụt thương mại gia tăng.

Sức ép cạnh tranh thương mại, đầu tư gia tăng

Khi Hợp tác kinh tế VBBMR được triển khai mạnh, mức độ tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực sẽ tăng nhanh, các rào cản thương mại được giảm thiểu, các tuyến đường giao thông (cả trên bộ và trên biển) phát triển, tạo ra một không gian thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ rộng lớn, mang lại nhiều cơ hội cho các nước trong khu vực. Song nó sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, là nước kém phát triển hơn. Mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã gia tăng, từ 2,7 tỷ USD năm 2005 lên hơn 12 tỷ USD năm 2009; thâm hụt thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN cũng vào khoảng 1,5 - 2 tỷ USD/năm. Thời gian tới, khi Hợp tác kinh tế VBBMR được thực hiện thì hàng hóa từ Trung Quốc và ASEAN với cơ cấu đa dạng, mẫu mã phong phú, giá cả cạnh tranh hơn… sẽ càng dễ dàng thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, làm gia tăng sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Hợp tác kinh tế VBBMR còn làm gia tăng sức ép cạnh tranh giữa Việt Nam với các nước ASEAN tại thị trường Trung Quốc, bởi các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc cũng tương tự như của các nước trong khu vực.

46

Về thu hút đầu tư nước ngoài,Việt Nam và các nước trong khu vực VBBMR hiện có cơ cấu ngành nghề khá giống nhau, nên sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài cũng khá lớn. Hiện nay đầu tư của các nước ASEAN và Đông Á chiếm gần 70% lượng vốn FDI vào Việt Nam. Trong tương lai việc triển khai Hợp tác kinh tế VBBMR sẽ góp phần làm cho môi trường đầu tư của các nước ASEAN, nhất là Lào, Campuchia, Myanmar trở nên hấp dẫn hơn và Việt Nam phải gia tăng sức ép cạnh tranh thu hút FDI với các nước nói trên.

Các thách thức về an ninh, đối ngoại

Hợp trong lĩnh tác kinh tế VBBMR cũng sẽ tạo ra các khó khăn, thách

Một phần của tài liệu HỢP TÁC KINH TẾ VỊNH BẮC BỘ MỞ RỘNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM (Trang 41 -41 )

×