Một số tác động đối với ASEAN

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 55)

- Trong bối cảnh hợp tác kinh tế Trung Quốc – ASEAN đã và đang phát triển mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, với CAFTA và Hiệp định đầu tư song phương đã được ký kết, việc triển khai sáng kiến hợp tác kinh tế VBBMR với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, hợp tác kinh tế biển...sẽ có tác động tích cực thúc đẩy liên kết kinh tế giữa Trung Quốc và ASEAN, thông qua đó góp phần cải thiện tình hình an ninh khu vực. Lịch sử 10 năm qua đã chứng minh nhất thể hóa kinh tế khu vực và việc cùng dựa vào nhau để tồn tại đã cải thiện mối quan hệ an ninh giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.

- Tuy nhiên, việc triển khai sáng kiến hợp tác này cũng đặt các nước ASEAN trước những thách thức không nhỏ cả về an ninh, chính trị và kinh tế. Về an ninh, chính trị, việc Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với những mục tiêu v ý đồ và các bước đi chiến lược từ các dự án ít nhạy cảm đến nhạy cảm như đã nêu ở trên, sớm muộn cũng sẽ dẫn đến những bất đồng, tranh cãi với các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam, Philippines về vấn đề chủ quyền, lãnh thổ Biển Đông.

- Việc Trung Quốc gia tăng đầu tư, ảnh hưởng với một số nước ASEAN ủng hộ sáng kiến của Trung Quốc cũng rất dễ gây gây chia rẽ trong

54

nội bộ ASEAN. Đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ gần đây đã tuyên bố chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á; quan tâm và can dự nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á.

- Về kinh tế, khi các thành phố khu vực VBB của Trung Quốc, đặc biệt là Khu kinh tế VBB Quảng Tây mạnh lên, trở thành cực tăng trưởng mới, chắc chắn sẽ đem lại cơ hội hợp tác đầu tư, thương mại cho các nước ASEAN. Tuy nhiên, ASEAN cũng đứng trước các nguy cơ lớn về cạnh tranh thu hút đầu tư với Trung Quốc và hàng hóa Trung Quốc dễ dàng tràn ngập các nước trong khu vực.

- Hợp tác kinh tế VBBMR cũng sẽ góp phần tạo ra nguy cơ khiến ASEAN có thể bị hút vào “quỹ đạo” kinh tế của Trung Quốc. Điều này gây bất lợi cho tiến trình và mục tiêu xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Trên thực tế, tiến trình này vốn dự kiến hoàn thành trong năm 2014, song đã phải gia hạn thêm một năm.

55

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG HỢP TÁC CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 3.1. Mục tiêu hợp tác

- Tăng cường tình hữu nghị thân thiện và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Vịnh Bắc bộ mở rộng.

- Phục vụ kết nối hiệu quả giữa ASEAN với hợp tác tiểu vùng; giảm thiểu tối đa những mặt tiêu cực trong khuôn khổ Hợp tác khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng, đồng thời bảo đảm lợi ích của ta ở Biển Đông.

- Góp phần mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, thúc đẩy phát triển KT-XH của các nước tham gia hợp tác.

- Góp phần củng cố hoà bình, tạo sự ổn định chính trị và an ninh cho cả khu vực; xây dựng khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng thành khu vực hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

3.2.Các lĩnh vực hợp tác trọng tâm

Trên cơ sở “7 chương trình hợp tác trong khuôn khổ hợp tác kinh tế VBBMR” mà Trung Quốc đề xuất; căn cứ tiềm năng, lợi thế và nhu cầu phát triển, hợp tác phát triển của mình, Việt Nam cần xác định các lĩnh vực trọng tâm tham gia hợp tác kinh tế VBBMR gồm:

(1). Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng, trọng tâm là các tuyến đường giao thông huyết mạch và cảng biển lớn trong khu vực VBB của Việt Nam.

(2). Hợp tác phát triển du lịch, trong đó lấy du lịch biển, đảo làm trung tâm. (3). Hợp tác thương mại và đầu tư và xây dựng các khu kinh tế, thương mại, khu công nghiệp.

(4). Hợp tác nông nghiệp, trong đó chú trọng các lĩnh vực: sản xuất giống, máy móc nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng và chế biến nông-lâm-thủy sản.

56

(5). Hợp tác tài chính, trong đó chú trọng các lĩnh vực: dịch vụ tài chính, cấp vốn vay phát triển cơ sở hạ tầng, thanh toán thương mại quốc tế.

(6). Hợp tác bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản VBB; bảo về nguồn nước sông Hồng, sông Mê Kông, kiểm dịch qua biên giới.

3.3. Định hƣớng hợp tác trong các lĩnh vực chủ yếu đến năm 2020

Giai đoạn đến năm 2020 tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu sau:

3.3.1. Hợp tác xây dựng hạ tầng giao thông

Về đường bộ: Phối hợp với Trung Quốc xây dựng nhanh các tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hạ Long, tạo đầu ra cho hai hành lang kinh tế Việt - Trung. Đẩy nhanh tiến độ hợp tác xây dựng cầu mới Bắc Luân (Móng Cái), đồng thời lập kế hoạch hợp tác xây dựng tuyến cao tốc Hạ Long - Móng Cái để kết nối liên thông với mạng cao tốc ven biển Nam Trung Quốc.

Về đường sắt: Đẩy mạnh hợp tác nâng cấp, xây dựng các tuyến đường sắt trong khu vựcHai hành lang một vành đai kinh tế Việt-Trung. Hợp tác với Trung Quốc xây dựng mới tuyến đường sắt Đồng Đăng - Hà Nội (đường đôi, điện khí hoá, khổ 1.435 mm) phục vụ trực tiếp Hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai (đường đôi, điện khí hoá, khổ 1.435 mm) kết nối ga Lào Cai (Việt Nam) với ga Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc). Thúc đẩy hợp tác xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hạ Long, để đáp ứng yêu cầu phát triển của hai hành lang kinh tế Việt - Trung.

Về cảng biển và tiếp vận: Việt Nam và Trung Quốc cùng chung Vịnh Bắc Bộ và đều có các cảng biển quan trọng trong khu vực. Các nước khác quanh Biển Đông cũng có những cảng biển lớn. Vì vậy thời gian tới cần tăng cường hợp tác hơn nữa với các nước liên quan trong lĩnh vực cảng biển và

57

Logistic, liên kết chặt chẽ giữa các cảng biển trong khu vực nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại.

3.3.2. Hợp tác về thương mại, thuận tiện hóa thông quan

Cùng với việc thực hiện huỷ bỏ thuế quan theo Hiệp định thương mại hàng hoá giữa Trung Quốc - ASEAN, việc triển khai hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng sẽ tạo điều kiện tốt hơn để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa các nước trong khu vực. Vì vậy thời gian tới, Việt Nam cần thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực sau:

- Hợp tác với Trung Quốc và Lào trong việc duy trì và phát triển mạng lưới chợ vùng biên; xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, các trung tâm thương mại lớn tại các cửa khẩu, cửa cảng, làm đầu mối cho hoạt động xuất nhập khẩu.

- Phối hợp với các nước liên quan cùng thúc đẩy thuận tiện hoá thông quan về người, hàng hoá và phương tiện vận tải, tạo điều kiện cho người, hàng hoá và phương tiện của các nước qua lại được nhanh chóng, thuận tiện, thúc đẩy phát triển hợp tác kinh tế, thương mại và du lịch... Tăng cường trao đổi và hợp tác trên các phương diện: trình tự thông quan, kiểm tra, kiểm dịch; đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh…

- Hợp tác với Trung Quốc nhằm thu hút đầu tư của nước này vào các ngành nghề chế biến hàng xuất khẩu của Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước thứ ba. Phối hợp với Trung Quốc xây dựng hoàn chỉnh Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Đẩy nhanh thực hiện Quyết định số 99/2009/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, công nhận Móng Cái là thành phố cửa khẩu quốc tế [15].

3.3.3. Hợp tác về du lịch

Căn cứ vào đặc điểm tài nguyên du lịch của từng địa phương và các quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển du lịch của Việt Nam, ta có thể hợp tác với Trung Quốc và các nước trong khu vực phát triển du lịch với

58

những nội dung phong phú như: quy hoạch chung về phát triển du lịch, khai thác tài nguyên du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng, quảng bá xúc tiến du lịch, thông tin du lịch...

Để nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của du lịch khu vực Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN cần phối hợp cùng nhau tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trong toàn khu vực; xây dựng một chương trình phát triển du lịch chung trên cơ sở cùng nhau tiến hành các hoạt động xúc tiến, tiếp thị và phát triển tài nguyên du lịch. Phối hợp xây dựng bản đồ chung về du lịch trong khu vực, làm cơ sở để các bên xây dựng kế hoạch phát triển và hợp tác phát triển du lịch một cách hiệu quả, bền vững.

3.3.4. Hợp tác phát triển nông nghiệp và chế biến nông - lâm - thủy sản

- Đẩy mạnh hợp tác với các nước có nền nông nghiệp phát triển như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia trong nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất, nhất là sản xuất các giống lúa lai, cây ăn quả, giống cao su chịu lạnh... và các giống cây trồng, vật nuôi khác có năng suất, chất lượng cao. Hợp tác xây dựng một số trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống hiện đại trong khu vực. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp các nước liên doanh sản xuất giống tại Việt Nam, nhất là ở các địa phương thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ.

- Hợp tác chặt chẽ với các nước trong kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; kiểm soát dịch bệnh qua biên giới và công nhận lẫn nhau kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh qua biên giới.

- Hợp tác trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi hải sản; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án chung về bảo vệ, bảo tồn và tái tạo nguồn lợi hải sản Vịnh Bắc Bộ.

3.3.5. Hợp tác bảo vệ môi trường

Vịnh Bắc Bộ là một vịnh kín, khả năng bị ô nhiễm rất cao. Thời gian tới, sự phát triển nhanh chóng của vùng ven biển, nhất là sự phát triển mạnh mẽ

59

của các ngành công nghiệp nặng và cảng biển lớn ở ven biển Nam Trung Quốc, cùng với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; khai thác hải sản, vận tải biển... sẽ làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và ven biển Vịnh Bắc Bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các địa phương trong khu vực. Vì vậy, thời gian tới cần hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và các nước liên quan trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường biển và ven biển, đảm bảo phát triển bền vững.

Đẩy mạnh nghiên cứu, điều tra, đánh giá thực trạng tài nguyên, môi trường và mức độ tổn thương của tài nguyên, môi trường biển đảo Vịnh Bắc Bộ do các hoạt động kinh tế. Tăng cường hợp tác nâng cao năng lực trong các hoạt động bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Chú trọng hợp tác với các nước trong khu vực trong dự báo tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, dự báo nước biển dâng và xây dựng các kịch bản ứng phó hiệu quả; dự báo ô nhiễm môi trường Vịnh Bắc Bộ do các hoạt động kinh tế trên biển và vùng ven biển...

3.3.6. Hợp tác phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài

Đẩy mạnh hợp tác với các nước trong khu vực, nhất là các nước có trình độ công nghệ cao và nguồn vốn lớn để phát triển công nghiệp của Việt Nam. Chú trọng hợp tác với Trung Quốc phát triển các ngành nghề mà Trung Quốc có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, như: nhiệt điện, đóng tầu và công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông thuỷ sản, sản xuất đồ điện gia dụng... Hợp tác với Thái Lan, Malaysia, Singapore xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp và phát triển các ngành nghề công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn như: sản xuất các sản phẩm điện tử, điện lạnh, thiết bị thông tin, lọc hoá dầu, cơ khí chế tạo, sản xuất đồ gia dụng cao cấp và các thiết bị đặc biệt… Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa

60

(SMEs) giữa các nước trong khu vực. Ưu tiên thu hút doanh nghiệp các nước đầu tư vào một số lĩnh vực quan trọng như: sản xuất điện, lọc hoá dầu, chế tạo máy móc thiết bị, phát triển công nghiệp phụ trợ…

3.3.7. Hợp tác tài chính

- Tranh thủ nguồn vốn vay từ Quỹ hợp tác đầu tư Trung Quốc – ASEAN; Ngân hàng Á châu (ADB);các ngân hàng Trung Quốc như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc để đầu tư, đẩy nhanh tốc độ phát triển hạ tầng, nhất là các tuyến giao thông huyết mạch trong khu vực VBB, trong thời gian từ nay đến năm 2020.

- Nghiên cứu các đề xuất của phía Trung Quốc về việc ký kết và thực hiện Hiệp định hoán đổi tiền tệ song phương, sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán thương mại, như Nhật Bản và một số nước trong khu vực đã làm.

- Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, cần nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính ngân hàng. Phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, nhất là các dịch vụ bảo hiểm trong khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch, vận tải...

3.4. Một số giải pháp và kiến nghị

3.4.1. Các giải pháp chủ yếu

Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách

Căn cứ vào Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cả nước thời kỳ 2011 - 2020, Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, các chiến lược, quy hoạch của các ngành và địa phương liên quan; Hiến chương ASEAN, các Hiệp định hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, nhất là Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc và Bản ghi nhớ về hợp tác xây dựng hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt - Trung…, các ngành và địa phương liên quan cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đối với hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, làm cơ sở cho việc phát triển và hợp tác phát triển trong thời gian tới.

61

Tạo bước đột phá về phát triển nguồn nhân lực

Để bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng trong thời gian tới, ở tầm vĩ mô cần chú trọng những vấn đề sau:

- Tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng lao động (cả về số lượng và chất lượng) và dự báo nhu cầu lao động của từng ngành, nhóm ngành cụ thể để có kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển và hợp tác phát triển của khu vực trong thời gian tới.

- Tăng cường năng lực đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn. Mở rộng quy mô đào tạo các ngành nghề có nhu cầu lớn trong khu vực.

Tăng cường phối hợp với các nước trong khu vực

Việc hợp tác kinh tế VBBMR phải được đặt trong tổng thể hợp tác ASEAN và hợp tác Trung Quốc - ASEAN, đồng thời dưới sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban hợp tác ASEAN và Uỷ ban Hợp tác Kinh tế - thương mại của Chính phủ mỗi nước. Để hợp tác này được khả thi, cần phối hợp với các nước xây dựng một cơ chế hợp tác, phối hợp cụ thể phù hợp với các hợp tác khu vực đã được hình thành. Trước hết cần duy trì sự tham gia của Việt

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 55)