Mở rộng sự tham gia của các địa phương khác

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 34)

Cùng với việc tăng cường đầu tư phát triển để Quảng Tây trở thành “cực tăng trưởng” mới và đi đầu trong hợp tác kinh tế VBBMR, chính phủ Trung Quốc gần đây đã tăng cường sự điều phối của trung ương, mở rộng thêm vai trò của các địa phương khác như Quảng Đông và Hải Nam, Vân Nam trong hợp tác kinh tế VBBMR. Trong bản “Lộ trình hợp tác” đưa ra tại Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR lần thứ 7, năm 2012, Trung Quốc còn kiến nghị về lâu dài thêm Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan tham gia vào khuôn khổ hợp tác này.

Tại các Diễn đàn hợp tác kinh tế VBBMR tổ chức thường niên ở Nam Ninh trong mấy năm gần đây, các địa phương Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam…đều đã chủ động và tích cực tham gia hơn. Riêng Quảng Đông có Thành phố cảng Khâm Châu nằm bên bờ phía Đông bán đảo Lôi Châu (liên quan trực tiếp với khu vực Vịnh Bắc Bộ), là một cảng biển lớn của Quảng Đông (quy mô hơn 100 triệu tấn/năm), đồng thời là cửa mở gần nhất của tỉnh Quảng Đông để mở ra Vịnh Bắc Bộ giao thương với các nước ASEAN và các khu vực Trung Cận Đông, châu Âu, châu Mỹ... Vì vậy Khâm Châu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tỉnh Quảng Đông trong việc tham gia vào Hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN nói chung.

33

Trong khi đó, Hải Nam là một đảo lớn ở bờ Đông Vịnh Bắc Bộ và là đặc khu kinh tế lớn nhất của Trung Quốc. Hải Nam có điều kiện tự nhiên rất ưu việt để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới; tài nguyên biển phong phú, nhất là tài nguyên du lịch, hải sản..., đồng thời có vị trí cực kỳ quan trọng trong chiến lược biển của Trung Quốc, hiện quản lý 2 triệu km2 diện tích biển của nước này (theo quan điểm của Trung Quốc). Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có, thời gian qua Hải Nam đã chú trọng phát triển các ngành nghề lợi thế như du lịch, nông nghiệp sinh thái (cung cấp rau, quả cho Trung Quốc đại lục), sản xuất ô tô, lọc hóa dầu, năng lượng, khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản, vận tải biển…Đặc biệt Hải Nam có ưu thế nổi bật về du lịch nên ngành du lịch phát triển rất mạnh, đã và đang trở thành Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn của Trung Quốc cũng như của khu vực và thế giới.

Hải Nam có tiềm năng, lợi thế lớn để tham gia hợp tác kinh tế VBBMR nói riêng và với ASEAN nói chung. Vì vậy, từ chỗ không mấy quan tâm đến hợp tác kinh tế VBBMR, hiện nay tỉnh Hải Nam ngày càng tích cực tham gia vào khuôn khổ hợp tác này. Và, chính quyền trung ương Trung Quốc cũng đang gia tăng đầu tư phát triển, tạo cơ sở vũng mạnh để Hải Nam đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế. Ngày 31/12/2009, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức ban hành “Ý kiến của Quốc vụ viện về thúc đẩy và phát triển đảo du lịch quốc tế Hải Nam”. Theo đó, hướng tới mục tiêu xây dựng Hải Nam trở thành đảo du lịch lớn và hiện đại, đạt trình độ cao của du lịch quốc tế sau 5 năm tới. Hạt nhân của chiến lược này là đầu tư phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng và Hội nghị quốc tế, từ đó thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ khác; lấy du lịch làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển kinh tế - xã hội của Hải Nam. Đây cũng được coi là bước đột phá trong chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của Hải Nam trong thập kỷ tới. Về kết cấu hạ tầng, từ năm 1991 đến nay, mỗi năm Chính phủ Trung Quốc đầu tư cho Hải Nam khoảng 2 tỷ

34

USD (từ năm 2008 bổ sung thêm mỗi năm 1 tỷ USD) để xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng của Hải Nam đã từng bước được hoàn thiện; hệ thống đường cao tốc quanh đảo đã cơ bản hoàn thành. Tại Hải Nam đã xây dựng 2 sân bay quốc tế là Hải Khẩu và Tam Á và một số cảng biển lớn phục vụ vận tải và du lịch. Cuối năm 2010, tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, rút ngắn thời gian đi từ Hải Khẩu đến Tam Á chỉ còn 1,5 - 2 giờ. Ngoài ra, Trung Quốc còn dành nhiều chính sách ưu đãi về tài chính, về thuế và cơ chế chính sách thông thoáng khác cho Hải Nam để thu hút mạnh đầu tư vào phát triển tại đảo này, nhất là phát triển du lịch.

Để xây dựng Hải Nam thành đảo du lịch quốc tế, Trung Quốc cũng đã tập trung thực hiện các nhóm chính sách ưu đãi như: Một là, tăng cường đầu tư phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Trong thời kỳ 2010-2015, mỗi năm chính phủ trung ương đầu tư thêm cho Hải Nam 1 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng. Hai là, thực hiện một số chính sách ưu đãi và mở cửa như: cho phép du khách nước ngoài được xin cấp visa tại chỗ sau khi đã vào Hải Nam; thực hiện chính sách “bầu trời mở”, cho phép máy bay nhiều nước được vào Hải Nam, không cần đối đẳng; xây dựng các khu mua sắm miễn thuế dành cho khách du lịch nước ngoài và dần mở rộng đối tượng mua sắm miễn thuế với cả khách Trung Quốc đại lục, mục tiêu là sau 5 năm nữa, đưa Hải Nam bước đầu trở thành trung tâm thương mại tầm cỡ quốc tế. Ba là, chú trọng xây dựng và bảo đảm môi trường sinh thái trong lành, xây dựng Hải Nam thành “đặc khu môi trường sinh thái”, tạo cơ sở thuận lợi cho thu hút đầu tư phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch nghỉ dưỡng và hội nghị quốc tế…

Một phần của tài liệu Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng và một số vấn đề đặt ra với Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)