thống chính trị đối với công tác bồi thường, GPMB.
Cấp ủy, chính quyền các địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể xác định công tác GPMB thực hiện các dự án là nhiệm vụ quan trọng của địa phương, đơn vị để từ đó xây dựng kế hoạch, phân công, phân nhiệm cụ thể trong việc tổ chức thực hiện.
Tại từng địa phương, cần xây dựng một đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên đủ mạnh (cả về tư tưởng, ý thức trách nhiệm, tác phong gần dân…), được bồi dưỡng những kiến thức cần thiết về pháp luật, làm nòng cốt cho công tác tuyên truyền, thực hiện việc bồi thường, GPMB. Tăng cường phát hành các loại tài liệu tuyên truyền (có thể in thành tập hoặc dưới dạng tờ rơi) theo hướng gọn nhẹ, dễ đọc, dễ hiểu cung cấp tới tận tay người dân ở những khu vực triển khai dự án.
Tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ, hệ thống chính trị địa phương đối với công tác thu hồi đất, bồi thường, GPMB, bao gồm từ việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, triển khai quá trình xây dựng dự án, cũng như thực hiện các khâu của quá trình thu hồi đất, bồi thường, GPMB. Các cơ quan chức năng và chủ đầu tư phải có
trách nhiệm kết hợp ngay từ đầu đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đồng thời cần quan tâm phát huy có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở trong thực hiện các quy trình GPMB.
3.5.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB nhằm kịp thời phát hiện, bổ sung và điều chỉnh các cơ chế chính sách còn bất cập, không phù hợp với thực tiễn; phát hiện các sai phạm để xử lý kịp thời; biểu dương, khen thưởng đơn vị, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện. Kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm đối với các tổ chức, cá nhân có biểu hiện tiêu cực, thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện công tác bồi thường GPMB.
Tăng cường sự tham gia của các cơ quan tư pháp, đặt biệt là cơ quan công an tiếp cận dự án ngay từ khi công bố chủ trương thu hồi đất cho đến khi BGMB cho nhà đầu tư.
Phải gắn chặt giữa việc phân cấp triệt để, đồng bộ cho cấp huyện với việc tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra của các ngành chức năng nhằm phát huy được tính chủ động của cấp huyện, đồng thời đảm bảo cơ chế, chính sách được vận dụng thống nhất trên địa bàn thành phố.
Tiếp tục phân cấp triệt để công tác BTHT&TĐC cho cấp huyện theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Nghị đinh 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ- CP của Chính phủ, không phân biệt quy mô dự án, địa giới hành chính, nguồn vốn đầu tư để giảm bớt các bước trung gian, nhanh chóng lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường và chi trả cho người có đất thu hồi, đảm bảo tiến độ bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu đánh giá công tác GPMB của Dự án xây dựng KCN Đình vũ trên địa bàn quận Hải An, thành phố Hải Phòng, tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất của Việt Nam từ sau khi có Luật Đất đai 2003 đến nay đã có những đổi mới tiến bộ, về cơ bản đảm bảo giải quyết lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư và lợi ích của người dân bị thu hồi đất. Tại dự án xây dựng KCN Đình Vũ nhìn chung đã thực thi đúng các quy định của pháp luật về bồi thường GPMB.
2. Qua kết quả điều tra, nghiên cứu của luận văn cho thấy giá đất bồi thường (giá đất nông nghiệp các hộ nuôi trồng thủy sản) tại dự án xây dựng KCN Đình Vũ còn thấp so với giá thị trường. Theo quy định đất nuôi trồng thủy sản thì người sử dụng đất chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất, mức bồi thường bằng 20% mức giá đất nuôi trồng thủy sản theo vị trí. Giá bồi thường đất thấp là nguyên nhân chính chủ yếu gây nên những kiến nghị, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công tác bồi thường, GPMB tại dự án, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
3. Việc bồi thường tài sản gắn liền với đất nhìn chung phù hợp tại thời điển thực hiện dự án. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như trong một số trường hợp đối với nhà chòi là loại nhà tạm hoặc nhà xây, công trình xây dựng khác trên đất nông nghiệp để phục vụ trông coi bảo vệ sản xuất trên diện tích đã hết thời hạn và công trình xây dựng trên đất khai hoang của hộ gia đình, cá nhân. Theo quy định tính hỗ trợ tối đa 70% giá trị xây dựng mới tính cho diện tích 1 chòi tối đa là 25m2 (diện tích đất đến 10ha được tính 1 chòi; diện tích đất trên 10ha đến 30ha tính 2 chòi). Phần diện tích còn lại ngoài hạn mức trên do tự ý xây dựng hoặc do chính quyền địa phương cho phép xây dựng không đúng thẩm quyền tính hỗ trợ (70% x 50%) = 35% giá trị xây mới. Do vậy, giá trị theo chính sách để bồi thường, hỗ trợ chưa sát với giá trị xây mới.
4. Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ của dự án đã vận dụng đúng những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, chưa tạo được nơi sản xuất phù hợp mới cho các hộ sống bằng nghề sản xuất nuôi trồng thủy sản.
5. Đối với chính sách áp dụng bồi thường, hỗ trợ đất nuôi trồng thủy sản không có chính sách hỗ trợ gia đình chính sách làm xảy ra tình trạng so sánh với chính sách bồi thường, hỗ trợ những loại đất khác (đất ở, đất nông nghiệp trồng lúa...).
KIẾN NGHỊ
Để chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện cho các địa phương trong quá trình thực hiện, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và người bị thu hồi đất, chúng tôi xin có kiến nghị:
1. Các Sở, ban, ngành thành phố căn cứ vào tình hình thực tiễn trong thời gian vừa qua và dự báo trong thời gian tới, xây dựng một số cơ chế hỗ trợ, mang tính chất đặc thù của thành phố Hải Phòng đối với những dự án trọng điểm, quốc gia, đối với người có đất bị thu hồi với diện tích lớn.
2. Trung tâm dạy nghề cấp huyện đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông nghiệp có đất bị thu hồi tại các địa phương bị thu hồi đất hoặc có các dự án lớn, công trình trọng điểm Quốc gia, thành phố. Mở các cơ sở làm nghề thủ công để thu hút số lao động học nghề mới vào làm việc.
3. Cần xem xét điều chỉnh tăng giá đất và tỷ lệ % bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp sản xuất nuôi trồng thủy sản theo hướng sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường để người thu hồi đất đỡ thiệt thòi.
4. Điều chỉnh bình quân Tập đơn giá vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng (hệ số k) và tỷ lệ % bồi thường, hỗ trợ để sát với giá trị xây mới.
5. Đối với các hộ dân trước khi bị thu hồi đất tại dự án sống chủ yếu bằng sản xuất nuôi trồng thủy sản đề nghị UBND thành phố Hải Phòng có cơ chế hỗ trợ riêng như hỗ trợ bố trí nơi sản xuất mới cho các hộ, hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm ở các nơi sản xuất mới…, điều này tuy có khó khăn đối với thành phố nhưng đề xuất để thành phố quan tâm hơn nữa đến lợi ích của người bị thu hồi đất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp và đời sống việc làm của người có đất bị thu hồi.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo kiểm tra thi hành Luật Đất đai.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo đề tài “Nghiên cứu những vấn đề kinh tế đất trong thị trường bất động sản”.
4. Chính Phủ, Nghị định số 90/1994/NĐ - CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước, ra ngày 17/8/1994, Hà Nội.
5. Chính phủ, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, ngày 24/4/1998, Hà Nội.
6. Chính phủ, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP “Hướng dẫn thi thành Luật đất đai”. Hà Nội, 2004.
7. Chính phủ, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP “Về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất”. Hà Nội, 2004.
8. Chính phủ, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP “Về bồi dưỡng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất”. Hà Nội, 2004.
9. Chính phủ, Nghị định số 123/2004/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất”. Hà Nội, 2004.
10. Chính phủ, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP “Quy định bổ sung về việc cáp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai”. Hà Nội, 2007.
11. Chính phủ, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP “Quy định bổ sung về quy hoạch đất sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”. Hà nội, 2009.
13. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai (1998), NBX Bản đồ, Hà Nội.
14. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai (2001) , NBX Bản đồ, Hà Nội.
15. Luật Đất đai (2003), NBX Bản đồ, Hà Nội.
16. Nguyễn Sinh Cúc (2008) “Phát triển khu công nghiệp Đồng bằng sông Hồng và vấn đề nông dân mất đất nông nghiệp”, Hà Nội.
17. UBND thành phố Hải Phòng, Quyết định số 1240/QĐ-UB ngày 29/7/2008 của UBND thành phố về việc “Ban hành Tập đơn giá vật kiến trúc phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Hải Phòng, 2008. 18. UBND thành phố Hải Phòng, Quyết định số 1609/2010/QĐ-UBND ngày 30/9/2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố về "Ban hành quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất; giao đất; cho thuê đất; bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và một số thủ tục hành chính khác trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng". Hải Phòng 2010.
19. UBND thành phố Hải Phòng, Quyết định số 130/2010/QĐ-UBND ngày 22/01/2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố về “Ban hành quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư khi Nhà nước thu hồi trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Hải Phòng, 2010.
20. UBND thành phố Hải Phòng, Quyết định số 1263/2010/QĐ-UBND ngày 30/7/2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố "về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 130/2010/QĐ- UBND ngày 22/01/2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố". Hải Phòng, 2010.
21. UBND thành phố Hải Phòng, Quyết định số 2295/2010/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của UBND thành phố về việc “Ban hành quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Hải Phòng, 2011.
22. UBND thành phố Hải Phòng, Quyết định số 2145/2011/QĐ-UBND “Ban hành Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2012”. Hải Phòng, 2012.
23. UBND thành phố Hải Phòng, Báo cáo tổng kết công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của thành phố Hải Phòng. Hải Phòng, 2012.
24. UBND quận Hải An, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội quận Hải An, thành phố Hải Phòng đến năm 2020. Hải Phòng, 2010.
25. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NBX Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2001.
26. Thuyết minh Dự án đầu tư xây đựng hạ tầng kỹ thuật KCN Đình Vũ tại phường Đông Hải 2, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH VŨ
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CHUNG:
1. Chủ hộ: ... 2. Hiện nay sống tại phường:... 3. Tổng số nhân khẩu trong hộ:...
II. TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HỘ GIA ĐÌNH
1. Tình hình thu hồi đất:
a. Diện tích bị thu hồi
STT Loại đất Diện tích (m2
)
1 Đất nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản)
b. Vị trí thửa đất (đối với đất nông nghiệp):
c. Gia đình có được thông báo trước khi bị thu hồi đất không?
Có Không
Nếu được báo trước, thời hạn là bao lâu và thời gian đó đã thỏa đáng chưa? ...
2. Hình thức bồi thường
- Bằng tiền: - Bằng đất ở:
- Bằng đất sản xuất: - Bằng nhà:
Ông (Bà) có đồng tình với hình thức bồi thường đã được áp dụng không? Nếu không đồng tình nêu lý do:...
Theo Ông (Bà) giá bồi thường đối với đất bị thu hồi đã hợp lý chưa?
Hợp lý Chưa hợp lý
Nếu chưa hợp lý thì cần điều chỉnh như thế nào?
3. Theo Ông (Bà) giá bồi thường đối với tài sản trên đất (nhà) đã hợp lý chưa?
Hợp lý Chưa hợp lý
Nếu chưa hợp lý thì cần điều chỉnh như thế nào?
...
4. Các chính sách hỗ trợ khi bị thu hồi đất
Cấp hỗ trợ Có Không Hình thức hỗ trợ
Nhà nước (dự án) Địa phương
Các hình thức thức hỗ trợ được áp dụng có đáp ứng nhu cầu của gia đình không?...
III. KIẾN NGHỊ VỀ HÌNH THỨC HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM SAU KHI BỊ THU HỒI ĐẤT
Đánh dấu mức độ ưu tiên đối với mỗi hình thức hỗ trợ theo thứ tự 1, 2, 3, a. Hỗ trợ đào tạo bằng tiền:
b. Đào tạo dạy nghề (trực tiếp): c. Cho vay vốn ưu đãi:
d. Ưu tiên thu hút vào các doanh nghiệp tại địa bàn:
e. Tư vấn giới thiệu việc làm:
Hải Phòng, ngày tháng năm 2013
Cán bộ điều tra Chủ hộ/Người trả lời phỏng vấn